Các vấn đề cơ bản về lưỡi người

Lưỡi người được tạo thành từ một nhóm cơ di động được gắn vào sàn miệng. Bề mặt của lưỡi được bao phủ bởi những đốm nhỏ gọi là u nhú. Phần lớn vị giác của chúng ta là trong những nhú này. Thông thường, một lưỡi có màu hồng và ẩm với lớp phủ mỏng hơi trắng, sáng bóng trên bề mặt được coi là lưỡi khỏe mạnh. Sau đây là một số vấn đề cơ bản thường gặp ở lưỡi người.

Thường được coi là những “cơ bắp mạnh nhất trong cơ thể”, lưỡi được cấu tạo từ một nhóm cơ cho phép chúng ta nếm, nuốt thức ăn và nói chuyện. Một lưỡi khỏe mạnh có màu hồng và được bao phủ bởi các nốt nhỏ gọi là núm.

Do luôn phải sử dụng đến lưỡi nên chúng có thể gây ra cảm giác bực bội và khó chịu nếu gặp phải các vấn đề về lưỡi bao gồm cả sự đổi màu, lưỡi nổi hạch hoặc đau lưỡi. Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh về lưỡi nhưng may mắn thay, phần lớn các vấn đề về lưỡi không quá nghiêm trọng và có thể được giải quyết một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, các vấn đề về lưỡi đặc biệt là sự đổi màu có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như thiếu vitamin, bệnh HIV-AIDS hay ung thư lưỡi. Do đó cần tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán nếu gặp bất kỳ vấn đề liên quan đến lưỡi nào được trình bày sau đây.

Bị loét lưỡi thường xuyên có phải dấu hiệu ung thư?
Lưỡi được cho là “cơ bắp mạnh nhất trong cơ thể”

1. Lưỡi trắng

Có nhiều vấn đề về sức khỏe khiến cho lớp phủ trên bề mặt xuất hiện các đốm trắng hoặc thậm chí đổi sang màu trắng. Những lý do khiến lưỡi trắng bao gồm:

  • Bệnh bạch cầu: Bệnh bạch cầu khiến các tế bào trong miệng phát triển quá mức, không thể kiểm soát do đó hình thành các mảng trắng bên trong miệng, bao gồm cả lưỡi. Mặc dù bản thân bệnh bạch hầu không nguy hiểm nhưng nó có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư. Vì vậy điều quan trọng là cần đến ngay các phòng khám nha khoa để xác định nguyên nhân các mảng trắng trên lưỡi. Bệnh bạch cầu có thể phát triển khi lưỡi bị kích thích và thường xuất hiện ở những người nghiện thuốc lá hoặc thuốc lào.
  • Nấm miệng: Bệnh nấm miệng hay còn được gọi là nấm candida là một bệnh nhiễm trùng nấm men phát triển bên trong miệng. Tình trạng này gây ra những mảng trắng giống phô mai trên bề mặt lưỡi. Một tên gọi khác của bệnh nấm miệng là tưa miệng, thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi, đặc biệt là những người thường phải đeo răng giả hoặc những người có hệ miễn dịch kém. Ngoài ra những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc những người sử dụng steroid để điều trị hen suyễn hay các bệnh liên quan đến đường hô hấp cũng có thể mắc tưa miệng. Bệnh tưa miệng cũng thường xuyên xảy ra sau khi người bệnh được điều trị bằng kháng sinh, khiến các vi khuẩn có lợi trong khoang miệng bị tiêu diệt.

Thường xuyên ăn sữa chua nguyên chất chứa một số loại lợi khuẩn có thể giúp cải thiện tình trạng nấm miệng. Bên cạnh đó trong một số trường hợp nấm phát triển quá mạnh, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc để điều trị.

Lưỡi trắng, sùi và cứng
Lưỡi trắng có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu

  • Bệnh lichen phẳng vùng miệng: Một mạng lưới các đường trắng nổi lên trên lưỡi với hình thù giống sợi ren có thể là dấu hiệu của bệnh lichen phẳng vùng miệng. Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân của bệnh này nhưng thông thường, nó không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Một số khuyến cáo của các chuyên gia răng miệng nhằm hạn chế nguy cơ mắc lichen phẳng vùng miệng là: Thực hành vệ sinh răng miệng đúng cách, không hút thuốc lá và hạn chế ăn các thực phẩm gây dị ứng hoặc kích ứng vùng miệng....

2. Lưỡi đỏ hoặc màu dâu tây

Có nhiều yếu tố có thể khiến lưỡi màu hồng bình thường chuyển sang màu đỏ. Trong một số trường hợp, lưỡi thậm chí còn có màu sắc và bề mặt giống quả dâu tây với các núm vị giác màu đỏ mở rộng, nằm rải rác trên bề mặt. Nguyên nhân khiến lưỡi xuất hiện tình trạng này bao gồm:

  • Thiếu vitamin: Sự thiếu hụt acid folic vitamin B12 có thể khiến lưỡi chuyển từ màu hồng sang đỏ.
  • Lưỡi địa lý: Tình trạng này còn được gọi là viêm lưỡi di cư lành tính được đặt tên theo mô hình giống như bản đồ của các đốm đỏ phát triển trên bề mặt lưỡi. Đôi khi những đóm này có viền trắng xung quanh và vị trí của chúng trên lưỡi có thể thay đổi theo thời gian. Mặc dù thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên đi kiểm tra nếu tình trạng này kéo dài quá 2 tuần. Nếu kết quả đưa ra là tình trạng lưỡi địa lý, bệnh nhân có thể không cần điều trị. Trong trường hợp cảm thấy đau và khó chịu ở lưỡi, bạn có thể sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc sử dụng nhằm giảm bớt sự khó chịu.
Thiếu vitamin B12
Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng lưỡi đỏ

  • Sốt ban đỏ: Sốt ban đỏ là bệnh do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra. Lưỡi chuyển sang màu đỏ tươi là triệu chứng điển hình của sốt ban đỏ. Sốt ban đỏ thường xảy ra ở những trẻ trong độ tuổi từ 2-8 tuổi do đó khi trẻ sốt, bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất điều được điều trị tránh những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tai, áp xe thành sau họng, viêm phổi, viêm màng não,....
  • Bệnh Kawasaki: Bệnh Kawasaki thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh ảnh hưởng đến các mạch máu trong cơ thể và khiến lưỡi chuyển sang màu đỏ. Trong trường hợp bệnh nặng, trẻ thường sốt rất cao, có thể bị đỏ và sưng ở cả chân và tay.

3. Chứng lưỡi lông đen

Mặc dù gặp một số vấn đề liên quan đến ngoại hình cũng như thẩm mỹ tuy nhiên chứng lưỡi lông đen thường không để lại hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe. Các vết sưng nhỏ xuất hiện trên bề mặt lưỡi được gọi là các núm sẽ phát triển trong suốt cuộc đời người bệnh. Ở một số người các núm này phát triển và to hơn bình thường khiến chúng có nguy cơ chứa nhiều vi khuẩn. Khi những vi khuẩn này phát triển, các nhú chuyển sang màu đen và mọc dài quá mức như sợi tóc.

Chứng lưỡi lông đen không phổ biến và rất có thể xảy ra ở những người không thực hành vệ sinh răng miệng tốt. Ngoài ra những người đang sử dụng kháng sinh hoặc điều trị hóa trị và những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc chứng lưỡi lông đen cao hơn.

Lưỡi lông đen
Vệ sinh răng miệng không tốt có thể khiến bạn bị lưỡi lông đen

4. Lưỡi sưng đau

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến lưỡi bị đau hoặc xuất hiện những vết sưng, bao gồm:

  • Chấn thương: Chắc hẳn ai trong đời cũng đã ít nhất một lần cắn vào lưỡi. Không chỉ khiến chúng ta cảm thấy đau buốt, cắn vào lưỡi còn có thể để lại những vết sưng cho đến khi tổn thương lành lại. Ngoài ra thói quen nghiến răng cũng có thể kích thích 2 bên lưỡi khiến nó đau
  • Hút thuốc lá: Những người nghiện thuốc lá có thể bị kích ứng lưỡi và khiến lưỡi bị đau
  • Loét miệng: Nhiều người có thể sẽ xuất hiện các vết loét miệng trên lưỡi. Nguyên nhân của những vết loét miệng vẫn chưa được tìm ra tuy nhiên các bác sĩ nhận thấy, các vết loét có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở những người gặp phải tình trạng căng thẳng kéo dài.
  • Hội chứng miệng bỏng rát: Hội chứng miệng bỏng rát thường xuất hiện ở những phụ nữ giai đoạn mãn kinh khiến lưỡi đau rát rất khó chịu.
  • Một số vấn đề sức khỏe như bệnh đái tháo đường hay thiếu máu có thể xuất hiện triệu chứng đau lưỡi.
  • Ung thư khoang miệng: Mặc dù hầu hết các trường hợp sưng đau lưỡi không có gì đáng lo ngại tuy nhiên người bệnh được khuyến cáo nên tìm đến các bác sĩ nếu xuất hiện một khối u ở lưỡi và không biến mất trong 2 tuần. Nhiều trường hợp ung thư khoang miệng không bị tổn thương trong giai đoạn đầu do đó cách tốt nhất là nên đi khám nếu phát hiện những tình trạng bất thường ở lưỡi.
Hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý về lưỡi

Thông thường, lưỡi người khỏe mạnh có màu hồng, ẩm và phủ một lớp màng trắng nhẹ trên bề mặt. Có một số nguyên nhân có thể khiến lưỡi đổi màu và phần lớn trong số chúng không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo mọi người không nên chủ quan vì các vấn đề xảy ra với lưỡi có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những bất thường hoặc bệnh lý nghiêm trọng trong cơ thể bao gồm cả ung thư.

Do đó bạn nên đến các phòng khám nha khoa trong trường hợp nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ vấn đề bất thường nào liên quan đến lưỡi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

66.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan