Các xét nghiệm nhiễm khuẩn huyết thường được sử dụng

Nhiễm khuẩn huyết hay nhiễm trùng máu là một bệnh lý toàn thân nặng nề, đe dọa tính mạng của người bệnh. Biểu hiện lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết khá đa dạng vì ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

Chẩn đoán bệnh cần thực hiện nhiều xét nghiệm nhiễm khuẩn huyết, trong đó xét nghiệm cấy máu là tiêu chuẩn vàng. Một kết quả xét nghiệm cấy máu trả lời dương tính cho phép kết luận bệnh nhân đang mắc phải tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên, tỷ lệ dương tính của xét nghiệm cấy máu không cao và không thống nhất giữa các phòng xét nghiệm. Vì thế một xét nghiệm cấy máu âm tính cũng không thể loại trừ bệnh lý nhiễm khuẩn huyết.

1. Tìm hiểu về bệnh nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết là bệnh lý nặng nề đe dọa tính mạng của người bệnh. Đây là một tình trạng nhiễm trùng hệ thống do sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh vào máu, gây suy giảm chức năng của nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Vi sinh vật gây bệnh có thể xuất phát từ các ổ nhiễm khuẩn từ các cơ quan trong cơ thể không được kiểm soát tốt nên lan tràn vào máu hoặc vi sinh vật khi vào cơ thể tấn công trực tiếp vào máu, sinh sôi phát triển và được máu đưa đến các cơ quan khác trong cơ thể. Người bệnh vì thế rất dễ rơi vào bối cảnh suy đa cơ quan và sốc nhiễm khuẩn, cuối cùng có thể tử vong. Biểu hiện của tình trạng suy đa cơ quan có thể gặp trên lâm sàng là:

Viêm phổi thở bằng máy
Tình trạng suy hô hấp cấp

Bên cạnh nhiễm khuẩn huyết, một tình trạng bệnh lý khác thường được nhắc tới kèm theo là vãng khuẩn huyết. Vãng khuẩn huyết được định nghĩa khi có bằng chứng về sự có mặt của vi khuẩn trong máu người bệnh như xét nghiệm cấy máu dương tính nhưng không có biểu hiện nào trên lâm sàng.

Theo tư liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (tên tiếng anh là Centers for Disease Control and Prevention), hằng năm có khoảng hơn 20.000 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nhiễm khuẩn huyết trên 65 tuổi bị suy giảm trí nhớ. Nhiễm khuẩn huyết được cho là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 11.

Một số người được xem là đối tượng nguy cơ của nhiễm khuẩn huyết cần được lưu ý bao gồm những người có hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả, dễ bị các vi sinh vật gây bệnh hoặc những người mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn nặng tại các cơ quan. Một số trường hợp được liệt kê như sau:

  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ;
  • Người lớn tuổi;
  • Người suy giảm hệ miễn dịch như bệnh nhân HIV/AIDS;
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính kéo dài như đái tháo đường, bệnh lý ác tính, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống thải mảnh ghép liên tục trong thời gian dài;
  • Người mắc các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính: Bệnh nhân viêm phổi có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn huyết khoảng 12%, nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn huyết là 17%, trong khi đó nguy cơ mắc nhiễm khuẩn huyết của bệnh nhân nhiễm trùng các tạng trong ổ bụng khoảng 5%;
  • Viêm tủy xương cấp tính;
  • Viêm mô tế bào lan rộng;
  • Người bệnh phải trải qua các phẫu thuật lớn, nằm lâu ở một vị trí;
  • Người mang nhiều dụng cụ có tính xâm nhập cơ thể như nội khí quản, sonde tiểu, sonde dạ dày.
HIV giai đoạn cuối
Người có hệ miễn dịch suy giảm

2. Xét nghiệm nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh lý nặng nề với biểu hiện lâm sàng đa dạng và nguy cấp, tuy nhiên việc chẩn đoán xác định một ca bệnh nhiễm khuẩn huyết cần được dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng. Một số xét nghiệm nhiễm khuẩn huyết cơ bản thường được sử dụng trên lâm sàng là:

  • Xét nghiệm cấy máu;
  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi;
  • Định lượng các chỉ điểm viêm như tốc độ máu lắng (VS), CRP, procalcitonin;
  • Định lượng nồng độ lactate máu;
  • Xét nghiệm chức năng thận, gan;
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng gan thận.
Cấy máu, nuôi vi khuẩn
Xét nghiệm cấy máu được sử dụng

Trong đó, xét nghiệm cấy máu là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Máu của người bệnh nên được lấy tại thời điểm sốt cao hoặc rét run, trước khi được sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên không vì thế mà việc chỉ định kháng sinh bị trì hoãn ở những trường hợp bệnh nặng. Trong trường hợp người bệnh đã được sử dụng kháng sinh điều trị, muốn lấy máu làm xét nghiệm cấy máu thì kháng sinh cần ngưng sử dụng trong ít nhất 24 giờ. Bệnh phẩm máu lấy làm xét nghiệm là máu tĩnh mạch, quá trình lấy bệnh phẩm cần đảm bảo vô trùng tuyệt đối để tránh vấy bẩn vi khuẩn từ môi trường hoặc các vật dụng xung quanh. Lượng máu cần lấy cho mỗi lần xét nghiệm cấy máu khoảng 20 đến 30 ml. Việc lấy đủ thể tích máu cần thiết có vai trò làm tăng tỷ lệ phát hiện vi sinh vật gây bệnh. Ngoài máu, một trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết cần được lấy bệnh phẩm từ các ổ nhiễm khuẩn tiên phát như dịch hô hấp, mủ, nước tiểu để làm xét nghiệm tìm vi khuẩn. Kết quả cấy máu và cấy bệnh phẩm cùng dương tính với một tác nhân gây bệnh càng làm tăng tính chính xác của xét nghiệm. Xét nghiệm cấy máu ngoài việc giúp định danh được vi sinh vật gây bệnh còn hỗ trợ thực hiện xét nghiệm kháng sinh đồ, tìm ra được loại kháng sinh mà vi khuẩn nhạy cảm nên giúp tăng hiệu quả điều trị.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

23.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: