Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết lây khi muỗi đốt người nhiễm bệnh sau đó lại tiếp tục đốt người khỏe mạnh. Đôi khi sốt xuất huyết làm người bệnh hiểu nhầm bản thân chỉ bị sốt thông thường. Vậy làm sao để nhận biết bị sốt xuất huyết thông qua chỉ số xét nghiệm? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách đọc chỉ số xét nghiệm máu sốt xuất huyết cho bệnh nhân.

1. Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh lây nhiễm giữa người với người qua đường máu. Nhưng phương thức lây nhiễm cần có vật thể trung gian mang virus Dengue gây bệnh vào máu đó chính là muỗi vằn. Sau khi mắc chứng sốt xuất huyết bệnh nhân rất khó phát hiện vì biểu hiện không rõ ràng hoặc có triệu chứng nhầm với một số bệnh khác như: Sốt phát ban, bệnh sởi, Rubella..

Khi sốt cao người bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện nốt đỏ trên người và gia tăng nhanh chóng ở diện rộng. Nếu không kịp thời phát hiện điều trị sẽ dẫn đến giảm tiểu cầu. Vì thế bạn cần làm xét nghiệm sốt xuất huyết khi có một số biểu hiện sau:

  • Sốt cao từ 39 độ;
  • Thời gian sốt kéo dài và không hạ;
  • Đau nhức hoặc khó chịu ở hốc mắt, xung quanh trán;
  • Xuất hiện nốt đỏ lan rộng trên da;
  • Bệnh nhân buồn nôn hoặc nôn;
  • Chảy máu cam;
  • Chảy máu chân răng;
  • Xuất huyết dưới da;
  • Nôn ra máu;
  • Đi ngoài có máu;
  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Trên da có vết bầm tím.

Nếu phát hiện điều trị sớm bệnh nhân sẽ tránh được tình trạng xuất huyết não, tràn dịch màng phổi, hạ huyết áp hay nhiễm trùng do vi-rút sốt xuất huyết gây ra. Để phát hiện bệnh cách tốt nhất chính là kiểm tra chỉ số sau khi xét nghiệm máu.

2. Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu sốt xuất huyết

2.1. Xét nghiệm chỉ số ở huyết thanh

Chỉ số huyết thanh cần lưu ý là NS1, IgM và IgG. Đây là 3 chỉ số có thể giúp bạn đánh giá tình trạng sức khỏe. Thời điểm làm kiểm tra các chỉ số cũng cần tuân thủ thời gian để đạt được kết quả chính xác nhất và giúp hỗ trợ phát hiện bệnh từ sớm.

NS1 là dấu ấn chẩn đoán sốt xuất huyết bằng cách phát hiện sự xuất hiện của virus Dengue trong 5 ngày đầu mắc bệnh. Từ ngày thứ 4 của bệnh, kháng thể Dengue có thể cho kết quả dương tính nếu kiểm tra chỉ số IgM. Còn IgG là đánh giá ở giai đoạn phục hồi của bệnh nhân. Nếu kháng thể được xác định ở thời điểm cấp tính sẽ có phản ứng nhân lên số lượng. Trước khi phục hồi số lượng kháng thể đo được thường nhân lên gấp 4 lần so với ban đầu. Sau khi nhân lên mức tối đa sẽ chuyển đến giai đoạn phục hồi. Để đến giai đoạn này, người bệnh sẽ mất 14 ngày sau khi khởi phát cơn sốt nguyên phát.

2.2. Xét nghiệm chỉ số huyết học

Xét nghiệm huyết học được sử dụng rộng rãi hơn trong chẩn đoán sốt xuất huyết. Theo công thức tế bào máu toàn phần mà các nhà nghiên cứu tổng phân tích lại đã thấy rằng chỉ số tế bào máu có sự thay đổi ở mỗi quá trình diễn biến của bệnh. Với bệnh nhân đang phục hồi hay khởi phát chỉ số tế bào máu đều có những thay đổi khác biệt.

Hầu như khi bệnh nhân được xác định sốt xuất huyết chỉ số tế bào tiểu cầu đều bị giảm mạnh. Bên cạnh đó chỉ số hematocrit lại tăng rất cao. Xét nghiệm này thường được chỉ định làm thường xuyên khi phát hiện bệnh nhằm theo dõi biến đổi và đánh giá giai đoạn nhiễm sốt xuất huyết.

2.3. Các xét nghiệm bổ sung khác

  • Xét nghiệm chất điện giải

Cơ thể mắc sốt xuất huyết có thể bị suy giảm hệ miễn dịch. Một số trường hợp xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến mất chất điện giải. Khi tiến hành kiểm tra sơ đồ chất điện giải, bác sĩ sẽ đánh giá và loại bỏ nguy cơ rối loạn chất điện giải cho bệnh nhân.

  • Xét nghiệm CRP

CRP là xét nghiệm để đánh giá mức độ viêm cho bệnh nhân. Những trường hợp viêm nặng do virus Dengue tấn công sẽ được phát hiện và xử lý sớm. Thêm vào đó có thể đánh giá tình trạng viêm ở mức độ nào và có phải do bội nhiễm gây ra không.

  • Xét nghiệm tình trạng thoát huyết tương

Bệnh nhân thoát huyết tương khỏi máu có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Khi kiểm tra ALbumin sẽ đánh giá được khả năng tổng hợp protein và chống loãng máu.

  • Kiểm tra chức năng vận động của gan, thận

Sốt xuất huyết có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ cơ thể. Trong đó gan và thận là những cơ quan cần được chăm sóc kỹ càng. Nếu bệnh nhân suy yếu chức năng gan, thận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị do thuốc chữa sốt xuất huyết có thể vô tình tiếp tục gây tổn thương thêm cho các cơ quan này.

3. Ý nghĩa của các xét nghiệm chỉ số máu sốt xuất huyết

Các kết quả xét nghiệm máu có thể chẩn đoán nguy cơ sốt xuất huyết cũng như đánh giá giai đoạn mắc bệnh để điều trị phù hợp. Với bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm tiểu cầu, viêm và biến động các chỉ số công thức máu khác bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xét nghiệm thêm một số phân tích cần thiết.

Tuy nhiên khi làm xét nghiệm có thể xuất hiện báo dương tính giả, một số bệnh nhân bị sai kết quả do những tương tác ngoài ý muốn. Vì thế hãy thực hiện kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phòng chống nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

45.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: