Cắt đoạn trực tràng, miệng nối đại trực tràng thấp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Lê Thanh Tuấn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong khám, điều trị, phẫu thuật các bệnh lý ổ bụng.

Cắt đoạn trực tràng thường áp dụng cho các trường hợp u trực tràng đoạn 1⁄3 trên và 1⁄3 giữa. Đây là quá trình phẫu thuật cắt bỏ phần trực tràng và mạc treo trực tràng. Sau đó, lập lại lưu thông đường tiêu hoá bằng nối đại trực tràng bằng máy nối cơ học.

1. Trực tràng là gì?

Trực tràng là phần cuối của ruột già, tiếp giáp với đầu hậu môn. Nên bộ phận này được xem như là cầu nối giữa đại tràng và ống hậu môn. Đại tràng nằm trong ổ bụng và tạo thành hình dạng giống dấu hỏi bao quanh ruột non.

trực tràng là gì
Trực tràng nằm trong ổ bụng và bao quanh ruột non

Ở nữ giới, trực tràng nằm phía trước cùng với thân tử cung, cổ tử cung và vòm âm đạo. Còn phần dưới của trực tràng liên quan đến thành sau âm đạo. Còn với nam giới, trực tràng sẽ nằm ở sau bàng quang, túi tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, ngăn cách bởi mạc sau bàng quang và nối đến tận đáy xương chậu.

2. Cắt đoạn trực tràng, nối đại trực tràng

Cắt đoạn trực tràng là phẫu thuật để loại bỏ tất cả hoặc một phần của trực tràng, trong một số trường hợp có thể bao gồm cắt bỏ cả hậu môn. Việc cắt bỏ là cần thiết để điều trị ung thư trực tràng. Nếu bệnh nhân bị ung thư trực tràng thì việc điều trị sẽ phụ thuộc vào vị trí của ung thư cũng như mức độ phát triển của nó và các yếu tố khác.

Cắt đoạn trực tràng thực hiện nhiều cách và nó phụ thuộc vào các yếu tố như ung thư đang phát triển ở đâu và mức độ lan rộng của nó.

Cắt đoạn trực tràng có thể được sử dụng để điều trị bệnh viêm ruột. Điều này bao gồm:

2.1. Những rủi ro xảy ra trong quá trình phẫu thuật

Quá trình phẫu thuật nào cũng có rủi ro và cắt đoạn trực tràng, nối đại trực tràng cũng có những rủi ro như:

  • Chảy máu:Có thể là do nhiễm trùng tại vị trí vết rạch da khi phẫu thuật hoặc ở ngay bên trong đại tràng sau phẫu thuật hoặc trong ổ bụng.
  • Các cục máu hình thành trong các tĩnh mạch chân sau đó di chuyển đến phổi gây thuyên tắc phổi
  • Rò rỉ qua các mô và mạch
  • Gặp khó khăn khi đi tiểu, và đại tiểu tiện
  • Vết thương lành chậm hơn, thậm chí các mô sẹo có thể bị bám dính
  • Chấn thương tim hoặc não do quá trình gây mê
  • Xì miệng nối sau phẫu thuật có thể theo dõi hoặc mổ lại trong trường hợp viêm phúc mạc
phẫu thuật đại trực tràng
Phẫu thuật có thể xảy ra rủi ro cho tim hoặc não do quá trình gây mê

2.2. Quá trình phẫu thuật

Phẫu thuật tiêu hoá này là cắt đoạn trực tràng hay là cắt bỏ một đoạn đại tràng xích ma và trực tràng cùng mạc treo tương ứng. Sau đó lập lại lưu thông đường tiêu hoá bằng nối đại trực tràng.

  • Trước khi phẫu thuật cắt bỏ, bệnh nhân cần được đánh giá đầy đủ các điều kiện cần thiết cho một cuộc phẫu thuật thành công như xét nghiệm máu, nội soi đại trực tràng... Bên cạnh đó, người bệnh cần phải được hướng dẫn và đảm bảo các yêu cầu trước khi phẫu thuật như: ruột phải trống (sử dụng thuốc nhuận tràng để thụt rửa và làm sạch ruột), chỉ sử dụng thực phẩm lỏng tối đa trước khi làm thủ thuật, thậm chí có thể ngừng bổ sung một số loại thuốc đang sử dụng trong tuần trước khi phẫu thuật.
  • Trong quá trình phẫu thuật: Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân và sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu để cắt bỏ trực tràng. Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ thông qua một vết mổ nhỏ cùng với dụng cụ đặc biệt để thực hiện. Bác sĩ có thể cắt bỏ cục bộ hoặc cắt bỏ toàn phần.
  • Quá trình cắt đoạn trực tràng cụ thể: bác sĩ sẽ xác định điểm cắt trực tràng, phân tích cắt mạc treo trực tràng khỏi thành trực tràng. Dùng máu cắt đưa qua lỗ trocar và cắt bỏ. Sau cùng là sử dụng máy nối qua hậu môn tới mỏm trực tràng và thực hiện ghép nối. Khớp nối phải được nằm đúng chiều, không căng, mạc treo không xoắn.
  • Sau quá trình phẫu thuật. Người bệnh cần đảm bảo thực hiện đúng theo tất cả hướng dẫn về sử dụng thuốc, kiểm soát cơn đau, chế độ ăn uống và chăm sóc vết thương.

Ngoài ra, người bệnh cần chú ý đến một số tai biến sau mổ như: tình trạng chảy máu trong ổ bụng hoặc chảy máu miệng mũi nối, mũi khâu, hoặc bục chỉ miệng nối, hoặc tắc ruột sau mổ, hoặc áp xe tồn dư trong ổ bụng.

Một số hướng dẫn phổ biến bệnh nhân phẫu thuật cắt trực tràng nên thực hiện:

  • Bệnh nhân nên được nuôi ăn bằng đường ăn tĩnh mạch cho đến khi ăn uống bình thường. Thông thường người bệnh có thể ăn nhẹ sau 4-5 ngày phẫu thuật.
  • Đứng dậy và đi bộ càng nhiều càng tốt sau khi phẫu thuật
  • Dần dần tiếp tục các hoạt động bình thường như tắm gội, lái xe, đi làm. Tuy nhiên, không làm việc nặng hoặc các việc cần phải gắng sức trong 6 tuần sau khi phẫu thuật.
  • Theo dõi vết thương. Nếu có dấu hiệu bất kỳ về nhiễm trùng như sưng, đỏ, chảy máu hoặc rò rỉ vết thương thì cần phải có sự can thiệp của nhân viên y tế để phòng tránh những rủi ro nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Video đề xuất:

Tầm soát ung thư: Phương pháp phát hiện sớm bệnh, giảm chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong do ung thư

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan