Chẩn đoán điện tâm đồ trong rối loạn điện giải

Điện tâm đồ là phương pháp được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, điện tâm đồ cũng đang được ứng dụng chẩn đoán rối loạn điện giải, hỗ trợ phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả.

1. Một số chất điện giải

  • Na+: Là chất điện giải nhiều nhất trong cơ thể;
  • K+: Chất điện giải cần thiết đối với sự kích thích màng tế bào của hoạt động dẫn truyền thần kinh;
  • Ca2+: Kết hợp với phosphorus tạo chất khoáng cho xương, răng, kích thích dẫn truyền thần kinh và co giãn cơ;
  • Mg2+: Đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate và protein, tốt cho cơ tim, thần kinh và cơ;
  • Cl-: Giúp điều hòa áp lực thẩm thấucân bằng kiềm toan.

2. Chức năng của các chất điện giải

  • Điều hòa sự phân phối nước;
  • Dẫn truyền cho các xung động thần kinh;
  • Vai trò quan trọng trong hoạt động co bóp cơ;
  • Đông máu;
  • Điều hòa hoạt động của các enzyme (ATP);
  • Điều hòa thăng bằng kiềm toan.
rối loạn điện giải
Các chất điện giải giúp điều hòa sự phân phối nước và các enzym trong cơ thể

3. Tình trạng mất cân bằng các chất điện giải là gì?

  • Hạ Natri máu khi chỉ số < 130 mEq/L;
  • Tăng Natri máu khi chỉ số >145 mEq/L;
  • Hạ Kali máu khi chỉ số <3.5 mEq/L;
  • Tăng Kali máu khi chỉ số >5.1 mEq/L;
  • Mất cân bằng Clo khi chỉ số <98 mEq/L hoặc >107 mEq/L;
  • Mất cân bằng Magie khi chỉ số <1.5 mEq/L hay >2.5 mEq/L.

4. Chẩn đoán điện tâm đồ trong rối loạn điện giải

Điện tâm đồ (ECG - Electrocardiogram) là đồ thị ghi lại những thay đổi của dòng điện trong tim. Tim co bóp theo nhịp và được điều khiển bởi hệ thống dẫn truyền trong cơ tim. Điện tâm đồ được sử dụng trong y học để chẩn đoán phát hiện các bệnh về tim như: Suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,... Ngoài ra, điện tâm đồ cũng có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán rối loạn điện giải.

điều trị nhồi máu cơ tim
Điện tâm đồ được sử dụng để chấn đoán các bệnh về tim

4.1 Hạ Kali máu

4.1.1 Thay đổi sự tái cực

  • Giảm biên độ và giãn rộng sóng T;
  • Xuất hiện sóng U ưu thế;
  • ST chênh xuống;
  • Khi hạ K+ trầm trọng thì sóng T và U trộn lẫn với nhau;

4.1.2 Dẫn truyền bất thường

  • QRS giãn rộng, PR giãn dần;
  • Block nhĩ thất;
  • Ngưng tim.

4.2 Tăng Kali máu

  • Thành phần ST mất dần;
  • Sóng T hẹp, cao và nhọn;
  • Sóng T cao dần, sóng P mất dần;
  • Đoạn QT ngắn lại;
  • QRS giãn rộng;
  • Sóng P biến mất;
  • Sóng dạng sin trong trường hợp nặng;
  • Nếu Kali tăng vừa (5 - 7 mEq/L huyết tương), dẫn truyền trong cơ tim giảm nhẹ: Sóng T kéo dài hoặc tăng cao, P mất, PR dài;
  • Nếu Kali tăng cao hơn (8 - 9 mEq/L huyết tương) ức chế mạnh hơn trên nút dẫn nhịp và sự dẫn truyền trong cơ tim: QRS dài, có thể mất tâm thu, trước đó là rung thất hoặc nhịp thất nhanh.
Sóng T cao, hẹp, đối xứng do tăng kali máu - ECG
Kali trong máu tăng cao khiến QRS dài

4.3 Rối loạn Canxi

  • Tăng canxi máu: Đoạn QT ngắn lại, ngắn dần ST;
  • Hạ canxi máu: Đoạn QT kéo dài do ST dài ra, sóng T thay đổi dẹt và đảo ngược;

4.4 Rối loạn Natri

Tăng Natri máu không có nhiều biểu hiện trên điện tâm đồ. Tuy nhiên, ở bệnh nhân có rối loạn dẫn truyền trong thất do tăng Kali thì hiện tượng tăng Natri có biểu hiện trên điện tâm đồ là kéo dài đoạn QT.

4.5 Rối loạn Magie

  • Hạ Magie máu: Kéo dài khoảng QT, QRS, PR, block tim hoàn toàn, vô tâm thu;
  • Tăng Magie: Kéo dài hoạt động nhĩ thất và trên thất.

Chẩn đoán điện tâm đồ trong rối loạn điện giải có ý nghĩa lớn trong việc phát hiện sự mất cân bằng điện giải các chất trong cơ thể, từ đó giúp bác sĩ đưa ra phương hướng điều trị kịp thời, hiệu quả cho bệnh nhân.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan