Chỉ số pH bình thường của nước tiểu là bao nhiêu?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Ngọc Hùng - Trưởng khoa Xét nghiệm - Bác sĩ vi sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nước tiểu là chất lỏng vô trùng được tạo ra bởi thận và thải ra ngoài cơ thể thông qua niệu đạo. Nước tiểu có nhiều thành phần như nước, muối và các chất hòa tan từ quá trình trao đổi chất.

Xét nghiệm nước tiểu sẽ có thông số pH chính là chỉ số thể hiện sự cân bằng của các hợp chất trong nước tiểu ảnh hưởng đến mức độ axit. pH nước tiểu là xét nghiệm phân tích tính acid hoặc tính kiềm của nước tiểu.

1. Độ pH bình thường của nước tiểu là bao nhiêu?

Độ pH sẽ đánh giá tính axit của nước tiểu thông qua nồng độ ion H+ tự do trong nước tiểu, pH nước tiểu bình thường là khoảng 6,0 nhưng vẫn có thể dao động trong khoảng từ 4,5-8,0 với tình trạng sức khỏe bình thường. Nếu chỉ số này xuống dưới 5,0 là nước tiểu bị axit hóa còn cao hơn 8,0 là nước tiểu bị kiềm hóa.

2. Ý nghĩa của các chỉ số pH nước tiểu ngoài mức bình thường

Sỏi thận là khối nhỏ chất khoáng có thể tích tụ trong thận gây đau khi ngăn cản dàng nước tiểu từ thận xuống niệu quản. Sỏi thận có khuynh hướng dễ thành lập khi nước tiểu bị quá acid hoặc quá kiềm. Bác sĩ khảo sát pH nước tiểu để xem bạn có nguy cơ bị sỏi thận hay không.

Xét nghiệm nước tiểu bạch cầu cao
Chỉ số pH nước tiểu giúp chẩn đoán một số bệnh lý bất thường

Một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều tới độ pH của nước tiểu chính là thực phẩm, vì vậy chỉ số pH nước tiểu bất thường cũng có thể là kết quả của việc người được làm xét nghiệm ăn quá nhiều các loại thực phẩm như sau

Thực phẩm có tính axit: Lúa mì, cá, sô-đa, thực phẩm giàu protein hoặc thực phẩm có đường.

Thực phẩm có tính kiềm: Các loại hạt khô, rau và phần lớn các loại trái cây.

Ngoài ra, tình trạng pH nước tiểu bất thường còn là kết quả của một số bệnh lý. Nếu pH nước tiểu cao trên 8,0 bệnh nhân có thể đang mắc một số bệnh như:

Nếu pH nước tiểu thấp dưới 5,0 thì nước tiểu có tính axit hơn thường báo hiệu các tình trạng sau:

  • Toan chuyển hóa (acidosis)
  • Nhiễm ketoacidosis tiểu đường
  • Tiêu chảy hoặc thiếu dinh dưỡng trầm trọng
  • Mất nước
  • Không phải do bệnh mà là tác dụng phụ của một số thuốc.

3. Cách lấy nước tiểu và những yếu tố tác động đến xét nghiệm pH nước tiểu

Để lấy nước tiểu đúng cách cần thực hiện như sau:

  • Trước khi tiến hành lấy mẫu nước tiểu cần làm sạch vùng sinh dục
  • Sau đó, đi tiểu bình thường và dùng lọ vô trùng để hứng nước tiểu
  • Nước tiểu phải được lấy giữa dòng, tức là không lấy lúc bắt đầu tiểu và lúc kết thúc, lượng nước tiểu cần phải đạt từ 30-60ml mới đủ điều kiện kiểm tra pH.
Điện giải đồ nước tiểu
Người bệnh lấy nước tiểu theo hướng dẫn của nhân viên y tế

Các yếu tố làm ảnh hưởng kết quả xét nghiệm:

  • Mẫu nước tiểu để lâu trước khi mang đi xét nghiệm có thể khiến vi khuẩn tăng phân hủy ure tạo thành NH3 gây kiềm hóa nước tiểu (tăng pH)
  • Muối amoni clorua gây axit hóa nước tiểu
  • Sodium bicarbonate, potassium citrate và acetazolamide gây kiềm hóa nước tiểu (tăng độ pH)
  • Một số thuốc có thể làm thay đổi ph nước tiểu. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dừng trước khi thử pH nước tiểu
  • Nước tiểu có tính kiềm sau ăn do sự bài tiết của axit dạ dày.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ , hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline TẠI ĐÂY để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

150.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan