Chứng rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức (OCPD)

Rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức khiến người bệnh tăng cảm giác lo âu, cần thực hiện ngay để giảm sự lo âu lại, mặc dù người mắc hội chứng vẫn nhận biết được tính vô lý hành động của mình. Chứng rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức (OCPD) gây mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, các mối quan hệ với bạn bè, gia đình, xã hội cho người bệnh.

1. Rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức là gì?

Rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức còn được gọi tắt là hội chứng OCPD – chữ cái đầu của cụm từ tiếng anh

  • Obsession: Ám ảnh là những ý nghĩ, biểu tượng, cảm giác xuất hiện một cách cưỡng bức và lặp đi lặp lại trong đầu.
  • Compulsion: Nghi thức là những ý nghĩ hay hành vi có ý thức, được gán cho một ý nghĩ tượng trưng nào đó, hành vi được lặp đi lặp lại thường xuyên ví dụ như đếm, kiểm tra, né tránh,...

Rối loạn nhân cách tồn tại khi những biểu hiện, suy nghĩ trở nên rõ ràng, cứng nhắc, không thích nghi làm khả năng tương tác với mọi người hoặc trong công việc. Sự không thích nghi xã hội có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đáng kể với những người bị rối loạn nhân cách và những người xung quanh.

Sự ám ảnh làm tăng lo âu và khi những nghi thức được thực hiện, sẽ làm giảm lo âu. Người bị chứng rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức vẫn nhận biết được sự vô lý của ám ảnh trong đầu.

Theo thống kê, trên thế giới, tỷ lệ người mắc chứng rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức là 2-3%. Hội chứng OCPD là chứng bệnh rối loạn phổ biến đứng thứ 4 sau các chứng: rối loạn ám ảnh sợ, rối loạn liên quan đến sử dụng chất kích thích tác động tới tâm thần và rối loạn trầm cảm.

Ở người trưởng thành, tỷ lệ mắc hội chứng rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức ở nam giới và nữ giới như nhau. Còn ở lứa tuổi trẻ em và vị thành niên, tỷ lệ ở nam giới nhiều hơn nữ giới, chiếm tới 70%. Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 20 tuổi, khoảng 2/3 trước tuổi 25 và khoảng 15% khởi phát sau độ tuổi 35.

2. Nguyên nhân bị rối loạn ám ảnh nghi thức

2.1 Các chất dẫn truyền thần kinh

Theo nghiên cứu, Serotonin được cho là có liên quan đến các triệu chứng OCPD. Các thuốc tác động trên hệ serotoninergic có hiệu quả tốt hơn so với các thuốc tác động trên hệ dẫn truyền thần kinh khác. Trong hội chứng OCPD có sự rối loạn điều hòa serotonin ở các synap tại một số vùng não khác nhau, đồng thời làm tăng nhạy cảm đối với serotonin tại các thụ cảm thể của người bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc hội chứng OCPD có sự bất thường về vasopressin và oxytocin (bị giảm nồng độ). Phải điều trị bằng clomipramin thì nồng độ mới tăng.

2.2 Nguyên nhân do di truyền

Theo nghiên cứu, trong gia đình bố hoặc mẹ bị hội chứng OCPD thì khoảng 35% con sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân gây hội chứng OPCD
Di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng OCPD

3. Triệu chứng, dấu hiệu của rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức

Khi tiến hành chụp PET để xem hình ảnh não của bệnh nhân mắc hội chứng OCPD, thấy có sự tăng hoạt động ở thùy trán, các hạch đáy não (nhân đuôi). Khi chụp CT scanner hoặc cộng hưởng từ MRI thấy có hình ảnh giảm kích cỡ nhân đuôi cả 2 bên.

Đặc điểm của hội chứng OCPD là có các ám ảnh hoặc có các hành vi cưỡng bức. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, hội chứng chia làm nhiều nhóm khác nhau.

Triệu chứng cơ bản của rối loạn ám ảnh cưỡng bức là sự xuất hiện lặp đi lặp của những ý nghĩ hoặc hành vi cưỡng bức trong đầu. Các triệu chứng gây cảm giác bứt rứt, khó chịu đối với người bệnh mặc dù người bệnh nhận thức được sự vô lý của các ý nghĩ và hành vi này, cố gắng tìm mọi cách để chống lại những suy nghĩ trong đầu nhưng không có kết quả.

Các biểu hiện lâm sàng của rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức có 4 triệu chứng chính:

  • Ám ảnh bị nhiễm bẩn, bị lây bệnh: Thường gặp nhất là hành vi rửa tay nhiều lần đến mức trầy xước da tay hoặc né tránh các đối tượng có nguy cơ hoặc người bệnh cho là dễ nhiễm bẩn.
  • Ám ảnh nghi ngờ: Ám ảnh sự cưỡng bức về kiểm tra. Ví dụ khi rời khỏi nhà sợ quên khóa cửa hoặc tắt bếp ga và phải quay về nhà rất nhiều lần để kiểm tra. Những bệnh nhân bị ám ảnh nghi ngờ cũng hay có ám ảnh nghi ngờ chính bản thân mình và thường cảm thấy bản thân có lỗi do đã phạm một sai lầm nào đó.
  • Dạng ám ảnh mà không có cưỡng bức, người bệnh xuất hiện liên tục những ý nghĩ lặp đi lặp lại về các hành vi tình dục hoặc xâm phạm người khác. Ví dụ một người mẹ luôn xung đột suy nghĩ, đau khổ vì sợ không kiềm chế được muốn giết con mình, hoặc không thể xua đuổi được những ý nghĩ tục tĩu hoặc có tính xúc phạm người khác,...
  • Dạng chậm chạp ám ảnh, trong đó người bệnh thực hiện chậm chạp các sinh hoạt thường ngày ví dụ như mất hàng giờ để ăn sáng hoặc cạo râu,...

4. Điều trị chứng rối loạn ám ảnh nghi thức

4.1 Điều trị bằng thuốc

Cho bệnh nhân sử dụng thuốc có tác động chọn lọc lên serotonin, sau đó chuyển dần sang các thuốc khác nếu chưa có hiệu quả sau khi đã sử dụng từ 4 – 6 tuần. Một số loại thuốc phổ biến được chỉ định cho bệnh nhân mắc hội chứng OCPD: Clomipramin (Anafranil), Fluoxetin, Sertralin, Fluvoxamin, Citalopram,...

Điều trị hội chứng OPCD bằng thuốc
Có thể sử dụng thuốc để điều trị hội chưng OCPD

4.2 Điều trị hành vi

Khuyến khích bệnh nhân ra ngoài, nói chuyện, vui đùa cùng người thân, làm việc nhà nhẹ nhàng để tạm thời quên những suy nghĩ tiêu cực, làm giảm các lo âu, khó chịu trong đầu, đồng thời tạo lập 1 thói quen mới

Kỹ thuật ngăn chặn để giảm hành vi cưỡng bức và ý nghĩ ám ảnh bằng cách cho bệnh nhân phải đối mặt với các kích thích gây sợ hãi trước đây như chất bẩn, chất hóa học mà không phải rửa tay, hoặc đối mặt với ý nghĩ đắn đo, cân nhắc mà không phải kiểm tra lại. Ví dụ như suy nghĩ đã khóa cửa chưa, không được thực hiện hành vi vào kiểm tra lại

Thông thường việc điều trị hành vi này sẽ gây khó chịu cho bệnh nhân mắc hội chứng OCPD, tuy nhiên chúng sẽ giúp làm giảm hành vi cưỡng bức, cuối cùng sẽ giúp mất hoàn toàn hành vi cưỡng bức đó.

4.3 Trị liệu khác

Với các bệnh nhân bị kháng thuốc điều trị, tùy theo tình hình bệnh nhân, có thể thực hiện

  • Sốc điện: tiến hành trước khi phẫu thuật thần kinh
  • Phẫu thuật: Thực hiện cắt bỏ liên hợp khứu hải mã, mức độ thành công ở 25 - 30 % các bệnh nhân mắc hội chứng OCPD kháng thuốc và điều trị hành vi.

Tóm lại, đối với chứng rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức (OCPD) khi phát hiện bệnh nên được điều trị, tránh để lâu ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe và những sinh hoạt trong cuộc sống.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi, trình độ chuyên môn cao luôn tiếp nhận và điều trị tất cả những vấn đề về sức khỏe, trong đó có các bệnh lý về tâm thần nói chung và OCPD nói riêng. Lựa chọn thăm khám tại Vinmec, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ chuẩn quốc tế với các trang thiết bị máy móc hiện đại, mang đến cảm giác thoải mái và phục vụ cho quá trình điều trị bệnh được đảm bảo nhất. Với những lợi thế trên, Vinmec đã đạt được rất nhiều thành tựu trong y tế và được giới chuyên môn cùng khách hàng đánh giá cao.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan