Công cụ quản lý hen phế quản

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang - Bác sĩ Nội hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Hen phế quản vốn không phải là bệnh lý hiếm gặp, bệnh được đánh giá thường gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Để giúp kiểm soát bệnh tốt hơn nhiều người đã chủ động sử dụng các công cụ quản lý hen phế quản phổ biến hiện nay.

Để theo dõi tình trạng bệnh lý huyết áp, người bệnh phải được đo huyết áp mỗi ngày, tương tự như vậy, người bệnh đái tháo đường thì phải được theo dõi lượng đường trong máu, nước tiểu mỗi tháng, mỗi tuần tùy vào chỉ định của bác sĩ điều trị. Như vậy, người bệnh phải đi khám hoặc đến phòng xét nghiệm để được thực hiện y lệnh. Những thập niên gần đây, sự ra đời của máy đo huyết áp, đo đường huyết tự động đã giúp người bệnh tự kiểm tra huyết áp, đường huyết của mình, điều này đã giúp cho sự theo dõi bệnh lý được chặt chẽ và thuận lợi hơn.

Đối với bệnh hen phế quản, dụng cụ đo lưu lượng đỉnh giúp người bệnh theo dõi mức độ hen phế quản và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể. Ngoài ra, 1 số chuyên gia thế giới đã cùng nhau soạn thảo và thông qua 1 bộ câu hỏi ACT để người bệnh hen phế quản trả lời, qua đó tự đánh giá được mức độ kiểm soát hen.

1. Dụng cụ đo lưu lượng đỉnh

Lưu lượng đỉnh kế dùng để theo dõi biến thiên của lưu lượng đỉnh thở ra (PEF) theo thời gian. Lưu lượng đỉnh kế là thiết bị đơn giản, giá cả không đắt, dễ dàng mang theo người. Thiết bị này giúp xác định luồng khí từ phổi thổi ra qua miệng (đánh giá mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí một cách đơn giản nhất).

Công cụ để theo dõi biến thiên PEF theo thời gian là lưu lượng đỉnh kế cơ học hoặc điện tử. Theo dõi lưu lượng đỉnh trong trường hợp nào?

1.1 Dùng để chẩn đoán hen

  • Có triệu chứng hen + hô hấp ký bình thường.
  • Có triệu chứng hen + không đo được hô hấp ký.
  • Chẩn đoán hen nghề nghiệp: thay đổi PEF ở nơi làm việc và tại nhà.

1.2 Dùng để đánh giá mức độ kiểm soát hen

  • Đặc biệt là trên bệnh nhân hen nhận biết triệu chứng hen kém.

1.3 Xây dựng kế hoạch hành động

Cách sử dụng lưu lượng đỉnh kế:

  • Người bệnh sẽ được hướng dẫn thổi ngày 2 lần sáng và tối, mỗi lần 3 thổi, sau đó ghi lại kết quả trong 3 lần thổi vào biểu đồ theo dõi.
  • Ghi lại kết quả theo hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên vào bảng theo dõi lưu lượng đỉnh.

Tính độ dao động PEF sáng chiều theo công thức:

Dao động PEF = (Chiều – Sáng)/(Sáng + Chiều)

Hen phế quản
Theo dõi lưu lượng đỉnh có thể dùng để chẩn đoán hen phế quả

2. Ý nghĩa của lưu lượng đỉnh kế (PEF)

  • Chẩn đoán hen trong trường hợp nghi ngờ hen nhưng hô hấp ký bình thường dựa vào: Dao động PEF sáng chiều > 20% – 30%. Dao động PEF trong các ngày > 20% – 30%.
  • Đánh giá mức độ kiểm soát hen:
Mức độ kiểm soát Tiêu chí
Kiểm soát PEF > 80% dự đoán hay Dao động PEF sáng – chiều < 20%
Kiểm soát 1 phần PEF > 80% dự đoán hay
Dao động PEF sáng – chiều 20% – 30%
Không kiểm soát PEF < 60% – 80% dự đoán
Dao động PEF sáng – chiều >30%

3 . ACT là gì?

ACT (Asthma Control Test) là bộ 5 câu hỏi đơn giản về tình trạng hen bao gồm các triệu chứng ban ngày, ban đêm, số lần phải xịt thuốc cắt cơn hen và ảnh hưởng của hen phế quản lên cuộc sống của người bệnh. Mỗi câu hỏi được cho điểm từ 1 đến 5. Người bệnh sẽ đọc từng câu hỏi và sẽ chọn câu trả lời phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình, mỗi trả lời tương ứng với 1 điểm số. Sau khi trả lời xong 5 câu hỏi, cộng điểm của 5 câu hỏi.

Kết quả :

  • 25 điểm: bệnh của bạn đã được kiểm soát triệt để, bạn không còn triệu chứng và không còn những hạn chế do hen, nên duy trì liều lượng thuốc đang dùng, đi khám theo hẹn của bác sĩ để được giảm thuốc khi có thể.
  • 20 – 24 điểm: hen được kiểm soát tốt nhưng chưa kiểm soát triệt để, nên đi khám theo hẹn để bác sĩ giúp bạn đạt kiểm soát triệt để
  • < 20 điểm: hen chưa được kiểm soát, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn 1 kế hoạch hành động giúp bạn cải thiện tình trạng kiểm soát hen hiện tại.

Việc trả lời 5 câu hỏi này tương đối dễ dàng, tiện lợi, giúp cho bệnh nhân tự đánh giá tình trạng bệnh hen phế quản và cũng giúp cho bác sĩ điều chỉnh thuốc phù hợp cho người bệnh.

Nhằm bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người khỏi bệnh hen, hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp Gói tầm soát bệnh hen phế quản, ưu điểm mang lại bao gồm:

  • Tầm soát phát hiện bệnh sớm để kịp thời kiểm soát và điều trị bệnh
  • Thực hiện khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, đo chức năng hô hấp, khám tai mũi họng và sàng lọc hen phế quản.

Bên cạnh đó với gói khám trên, khách hàng sẽ được thực hiện một số thăm khám như:

  • Khám có đặt hẹn trước với bác sĩ chuyên khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng
  • thực hiện các xét nghiệm tầm soát
  • Đo chức năng hô hấp
  • Đo FeNo
  • Nội soi tai mũi họng
  • Xét nghiệm dị nguyên

Để nâng cao chất lượng dịch vụ và y tế, bệnh viện đã trang bị đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, được trang bị đầy đủ các phương tiện thiết bị hiện đại để chẩn đoán xác định bệnh và xếp giai đoạn trước điều trị một cách hiệu quả nhất. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng y tế tại Vinmec.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan