Đánh giá protein phản ứng C độ nhạy cao (hsCRP) trong nguy cơ viêm và bệnh tim

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Viết Lệ Diễm - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Để khảo sát nguy cơ bệnh tim mạch đang ngày càng phổ biến hiện nay thì xét nghiệm đánh giá protein phản ứng C độ nhạy cao là một xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị cao để đánh giá nguy cơ viêm trong những bệnh lý tim mạch, từ đó sẽ đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp nhất.

1. Khảo sát nguy cơ bệnh tim

Bệnh lý tim mạch được xem là một trong những bệnh lý gây nguy cơ tử vong cao ở hầu hết các quốc gia phát triển và đang trong giai đoạn tăng mạnh ở những quốc gia đang phát triển. Đây là bệnh lý thuộc hệ thống tuần hoàn ở cơ thể người nên ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan khác cũng như đến tính mạng của bệnh nhân.

Vì vậy, nếu được phát hiện kịp thời thì việc kiểm soát được bệnh cũng như tiên lượng điều trị tốt hoàn toàn có thể xảy ra. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc phải bệnh lý tim mạch mà không có bất cứ một yếu tố nguy cơ nào dẫn đến bệnh tim mạch. Mặt khác, những bệnh lý về tim mạch được tìm ra là có liên quan đến tình trạng viêm, cụ thể là trường hợp viêm làm lớp biểu mô động mạch vành biến đổi là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý xơ vữa động mạch.

Vì vậy, để khảo sát nguy cơ bệnh tim thì việc đánh giá nguy cơ viêm là cực kỳ quan trọng và có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh lý này, và một trong những xét nghiệm đặc hiệu nhất hiện nay là xét nghiệm hs - CRP.

2. Đánh giá Protein phản ứng C độ nhạy cao

xét nghiệm hs - CRP
Xét nghiệm hs - CRP

Đánh giá Protein phản ứng C độ nhạy cao hay còn gọi là xét nghiệm hs - CRP là một loại xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện để định lượng Protein phản ứng C hay còn gọi là CRP có trong huyết thanh cũng như huyết tương của người bệnh.

Xét nghiệm hs - CRP có khả năng tìm ra những rối loạn viêm diễn ra trong cơ thể bệnh nhân, từ đó có thể phát hiện những bệnh lý liên quan, trong đó có bệnh lý tim mạch.

Protein phản ứng C hay còn gọi là CRP là một loại protein ở pha cấp cổ điển có mặt trong những phản ứng viêm. Loại protein này được sản xuất ở gan, có 5 chuỗi Polypeptide cấu trúc giống nhau hoàn toàn kết hợp với nhau thành vòng 5 phần. CRP cùng với một số các xét nghiệm khảo sát nguy cơ bệnh tim khác có khả năng đánh giá nguy cơ viêm cũng như nguy cơ bệnh mạch vành.

Đặc biệt hơn, xét nghiệm hs - CRP hiện nay được sử dụng rất phổ biến với vai trò như một dấu ấn để có thể dự đoán được nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở những bệnh nhân khỏe mạnh và còn có thể dự đoán được khả năng tái phát của bệnh sau khi đã điều trị trước đó.

Lý do xét nghiệm hs - CRP đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đánh giá nguy cơ viêm đó là:

thuốc vận mạch
Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc chống viêm non steroid sẽ dẫn đến tình trạng xét nghiệm hs - CRP âm tính giả
  • Xét nghiệm hs - CRP hoạt động dựa trên nguyên lý CRP ở người có khả năng ngưng kết với những hạt latex phủ kháng thể đơn dòng có đặc điểm kháng lại CRP
  • CRP hầu như ổn định trong 24 giờ đồng hồ
  • Thời gian bán hủy CRP dài
  • CRP có thể được đánh giá thông qua huyết tương tươi của người bệnh hoặc huyết tương đông lạnh
  • Độ nhạy của CRP cao trong đánh giá nguy cơ viêm
  • Giá thành xét nghiệm hs - CRP có thể được chấp nhận

Một số lưu ý khi đánh giá Protein phản ứng C độ nhạy cao đó là có một số yếu tố có thể gây tác động đến kết quả xét nghiệm, làm đánh giá sai tình trạng viêm của cơ thể nên cần phải chú ý đến những bệnh nhân có các yếu tố như sau:

  • Bệnh nhân sử dụng một số thuốc chống viêm non steroid, Aspirin, Corticosteroid, Statin, thuốc chẹn Beta giao cảm sẽ dẫn đến tình trạng xét nghiệm hs - CRP âm tính giả
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc hormon thay thế, thuốc tránh thai đường uống sẽ làm kết quả xét nghiệm bị dương tính giả
  • Bệnh nhân được đặt những dụng cụ tránh thai ở buồng tử cung
  • Bệnh nhân trải qua gắng sức hoặc hoạt động thể lực quá sức
  • Bệnh nhân đang mang thai
  • Bệnh nhân bị béo phì

Trong bệnh cảnh tim mạch và đánh giá Protein phản ứng C độ nhạy cao để khảo sát bệnh lý này thì chỉ định thường được đưa ra với bệnh nhân nam có độ tuổi từ 50 trở lên và bệnh nhân nữ trong độ tuổi dưới 60 nguy cơ trung bình.

Ngoài ra, xét nghiệm hs - CRP còn có giá trị trong điều trị cao với những bệnh nhân có độ tuổi lớn hơn 50 với nam giới, hơn 60 với nữ giới nếu những bệnh nhân này có chỉ số LDL – C thấp hơn 3.33 mml hoặc 130 mg/L cũng như không mắc các bệnh tim khác, bệnh đái tháo đường, bệnh lý thận hoặc các bệnh lý viêm nhiễm khác. Với những bệnh nhân mắc phải tình trạng viêm nhẹ diễn ra trong một thời gian dài thì xét nghiệm hs - CRP nên được chỉ định để kiểm tra tình trạng bệnh lý này, xét nghiệm hs - CRP sẽ được thực hiện nhiều lần trong những trường hợp này, thường thì giữa 2 lần xét nghiệm sẽ cách nhau khoảng thời gian là 2 tuần, bệnh nhân có thể phải nhịn ăn để kết quả xét nghiệm được chính xác.

Đau tức ngực kèm khó thở có phải dấu hiệu bệnh tim mạch không
Xét nghiệm hs - CRP có thể khảo sát nguy cơ bệnh tim cho bệnh nhân

Xét nghiệm hs - CRP có ý nghĩa lớn về mặt cận lâm sàng đối với những bệnh nhân có tình trạng viêm, nhất là các bệnh lý tim mạch. Cụ thể hơn, khi chỉ số xét nghiệm này tăng lên thì bệnh nhân đứng trước nguy cơ mắc phải các tình trạng bệnh lý tim mạch, cùng với những xét nghiệm về nồng độ Cholesterol, Triglyceride sẽ có thể xác định được những nguy cơ mắc phải bệnh lý mạch vành, đau tim, đột quỵ...

Xét nghiệm hs - CRP không chỉ đánh giá nguy cơ viêm mà còn có khả năng tiên đoán trước cũng như khảo sát nguy cơ bệnh tim, giúp người bệnh có thể tiên lượng trước những nguy cơ mắc bệnh của mình. Do đó, khi có bất cứ yếu tố nào bất thường, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và thực hiện những xét nghiệm cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan