Đo chức năng thông khí phổi bằng phế dung kế

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên - Bác sĩ Nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Đo chức năng thông khí phổi bằng phế dung kế là phương thăm dò chức năng phổi không xâm lấn. Kỹ thuật này nhằm đánh giá chức năng hô hấp của phổi, qua đó phát hiện một số rối loạn hoặc bệnh lý tại phổi, đánh giá mức độ nặng của bệnh và sự đáp ứng điều trị của thuốc.

1. Đo chức năng thông khí phổi?

Đo chức năng hô hấp bằng máy đo phế dung kế là một phương pháp khá an toàn, không gây nguy hiểm và ít độc hại cho người thực hiện. Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định đo chức năng hô hấp khi cần thiết. Phương pháp này không gây đau cho người bệnh, hầu như không gây khó chịu hay tai biến kèm theo sau. Tuy nhiên độ chính xác của kết quả đo phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của bệnh nhân.

Đo chức năng hô hấp là phương pháp thường được dùng trong chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý hô hấp. Kỹ thuật này giúp ghi lại những thông số liên quan đến hoạt động của phổi, từ đó đánh giá được hai hội chứng rối loạn thông khí là: phổi tắc nghẽn và hạn chế.

Đo chức năng thông khí phổi cung cấp thông tin chính xác về lưu lượng không khí lưu thông trong phế quản và phổi. Kết quả đo được thể hiện bằng con số cụ thể và phần trăm so với giá trị của người bình thường.

2. Quy trình đo chức năng thông khí phổi bằng phế dung kế

2.1. Chuẩn bị trước khi đo

  • Bệnh nhân cần báo với bác sĩ nếu có cơn đau ngực hoặc đang sử dụng những thuốc điều trị bệnh phổi (như thuốc giãn phế quản...) hoặc có tiền sử dị ứng thuốc.
  • Không tập thể dục thể thao quá mức, không vận động nặng 30 phút trước khi đo.
Đo chức năng hô hấp là gì
Đo chức năng thông khí phổi là một phương pháp an toàn cho người bệnh
  • Không hút thuốc lá quá nhiều, đặc biệt trong vòng 6 giờ trước thời điểm tiến hành đo.
  • Bệnh nhân không được ăn quá no trước khi đo: cụ thể không ăn no trong vòng 2 giờ trước khi đo.
  • Bệnh nhân nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái khi tiến hành đo.
  • Không uống rượu 4 giờ trước khi đo.
  • Trường hợp dùng kỹ thuật đo hô hấp ký để chẩn đoán bệnh lần đầu tiên: không sử dụng thuốc giãn phế quản trước khi đo ít nhất 6 giờ nếu sử dụng là loại tác dụng ngắn, 12 giờ nếu là sử dụng là loại tác dụng kéo dài, 24 giờ nếu sử dụng thuốc uống như theophylin.

2.2. Quá trình đo chức năng thông khí phổi kéo dài từ 15 - 30 phút

  • Bệnh nhân được đo cân nặng, chiều cao, kẹp mũi bằng kẹp chuyên dụng, miệng ngậm ống thở, hít vào và thở ra bằng miệng. Để có kết quả chính xác, bệnh nhân cần thở đúng theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.
  • Toàn bộ quá trình hít thở của người bệnh sẽ được đo và ghi lại bằng máy đo chuyên dụng. Trả kết quả đo sau 15 phút.

2.3. Các bước thở khi đo chức năng hô hấp

Bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện 2 động tác quan trọng:

  • Động tác 1: hít vào và thở ra bình thường, tiếp theo hít vào sâu hết sức, rồi thở ra hết sức.
  • Động tác 2: hít vào và thở ra bình thường, tiếp theo hít vào hết sức và thổi ra thật nhanh, thật mạnh, hết sức nhất có thể và tiếp tục thở ra cho đến khi ít nhất 6 giây.

Khi thực hiện bất cứ động tác nào cũng phải làm liên tục, không được dừng. Vì khi dừng đột ngột hoặc thực hiện không chính xác sẽ gây sai lệch kết quả đo, dẫn đến nhận định sai kết quả chức năng phổi hiện có, làm chẩn đoán và điều trị không phù hợp.

Đo chức năng thông khí phổi bằng phế dung kế
Kết quả sau khi đo chức năng thông khí phổi bằng phế dung kế

3. Lưu ý khi đọc kết quả

  • Với bệnh nhân hút thuốc lá, ngay cả khi kết quả đo bình thường vẫn không có nghĩa là bệnh nhân không có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
  • Nếu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người bệnh tiến triển thì chỉ số FEV1 (thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên) sẽ giảm dần. Khi FEV1 dưới 40% trị số bình thường, điều này cho thấy phổi của người bệnh không còn khả năng duy trì chức năng bình thường, lượng oxy trong máu sẽ giảm sút. Tình trạng thiếu oxy sẽ được phát hiện và đánh giá thông qua xét nghiệm khí máu.

3.1. Chỉ định của kỹ thuật đo chức năng thông khí phổi

  • Chẩn đoán bệnh lý hô hấp khi có các triệu chứng và kết quả xét nghiệm khác bất thường:
    • Xét nghiệm cận lâm sàng: giảm Oxy máu, tăng CO2 máu, X-quang lồng ngực bất thường, đa hồng cầu.
    • Triệu chứng bất thường: khó thở, khò khè, ngồi thở, thở ra khó khăn, ho đờm kéo dài, ho khan kéo dài, dị dạng lồng ngực.
  • Theo dõi đáp ứng điều trị, diễn tiến bệnh như các bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh phổi hạn chế.
  • Tầm soát bệnh về phổi trên những đối tượng có nguy cơ cao:
    • Người hút thuốc lá
    • Người làm việc ở nơi có khói và hóa chất độc hại.
  • Lượng giá sức khỏe trước khi luyện tập.
Khó thở sau khi ăn no có đáng ngại không
Người bệnh có triệu chứng khó thở nên được chỉ định đo chức năng thông khí phổi

3.2. Chống chỉ định

Đo chức năng thông khí phổi bằng phế dung kế là một phương pháp khá an toàn, không gây nguy hiểm và ít độc hại cho người thực hiện. Để đạt kết quả chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ đạo của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan