Đừng mắc những sai lầm này về an toàn thực phẩm

Nhiều thói quen xử lý thực phẩm thông thường có thể sản sinh và lây lan vi khuẩn. Chúng cũng có thể khiến bạn và gia đình bị ngộ độc thực phẩm hoặc các vấn đề khác. Do đó, hãy tuân thủ các biện pháp an toàn và bảo quản thực phẩm đúng cách.

1. Chỉ làm sạch các bề mặt bằng nước

Vi khuẩn listeria có thể tồn tại trên các bề mặt tới 6 ngày và gây ngộ độc thực phẩm khi ăn phải. Nó tạo thành một lớp màng rất khó tiêu diệt, vậy nên không chỉ làm sạch mà còn phải khử khuẩn thì mới loại bỏ được vi khuẩn.

Trước tiên, hãy làm sạch các bề mặt bằng nước xà phòng nóng để loại bỏ vết bẩn. Sau đó, xịt bằng chất khử trùng và để đủ lâu nhằm tiêu diệt vi khuẩn (mỗi loại dung dịch xịt khuẩn có khoảng thời gian khác nhau, xem nhãn để biết). Cuối cùng là rửa sạch lại nếu cần và để khô.

2. Không giặt túi nilon để tái sử dụng

Tái sử dụng túi nilon là một biện pháp tốt để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc tái sử dụng không qua khử khuẩn có thể khiến thực phẩm nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt là với túi nilon đựng các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau củ, chúng có thể chứa các loại vi khuẩn nguy hiểm gây ngộ độc thực phẩm như salmonella hoặc E.coli. Vì vậy, khi muốn tái sử dụng túi nilon, bạn hãy cho chúng vào máy giặt để giặt và sấy khô.

3. Bỏ trực tiếp thực phẩm tươi sống vào túi lớn tái sử dụng

Khi đi mua thức ăn ở siêu thị, bạn nên đặt chung các loại thịt, gia cầm hoặc cá sống vào túi nilon dùng một lần trước khi đặt vào túi lớn tái sử dụng. Điều này có tác dụng đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua tách biệt với thực phẩm tươi sống với các thực phẩm khác tránh lây nhiễm vi khuẩn. Vứt túi nilon dùng một lần sau khi sử dụng.

bảo quản thực phẩm
Tủ lạnh phải đủ lạnh mới có khả năng ngăn vi khuẩn phát triển

4. Bảo quản thịt trong tủ lạnh sai cách

Thịt mua về cho vào tủ lạnh bảo quản và chế biến nhanh chóng trong vòng vài ngày tới. Nguyên tắc “nhập trước, xuất trước” cần được sử dụng cho bảo quản thực phẩm tươi sống. Nếu để lâu, bạn nên cho thịt vào ngăn đá. Nếu ăn nhanh chóng thì hãy đặt thịt ở kệ dưới cùng để tránh gây nhỏ giọt làm hỏng các thực phẩm bên dưới.

5. Tủ lạnh không mát

Tủ lạnh phải đủ lạnh mới có khả năng ngăn vi khuẩn phát triển (nghĩa là nó phải nằm ngoài khoảng 4 - 60 độ C). Để kiểm tra nhiệt độ, hãy đặt một nhiệt kế bếp thủy tinh vào một cốc nước rồi đặt vào giữa tủ lạnh trong 5 đến 8 giờ. Nếu nhiệt kế không đạt được dưới 4 độ C thì hãy điều chỉnh lại nhiệt độ và thử lại. Trong khi đó, tủ đông cần đảm bảo dưới -18 độ C.

6. Lưu trữ, bảo quản thực phẩm sai chỗ

Đối với quả mọng, nấm, rau diếp và các loại thực phẩm tương tự thì cần chuyển thẳng vào tủ lạnh để bảo quản. Ngoài ra, các loại thực phẩm đã được cắt sẵn hoặc gọt vỏ cũng nên cho vào tủ lạnh. 2 giờ là khoảng thời gian dài nhất mà trái cây và rau thái sẵn có thể để ở môi trường ngoài.

7. Không rửa bề mặt của thực phẩm

Giả sử đang cắt dứa hoặc dưa hấu để ăn thì ngay cả khi không ăn vỏ thì bạn vẫn cần phải rửa sạch dưới vòi nước. Dao cũng nên rửa sạch trước khi cắt để tránh mang theo bụi bẩn và vi khuẩn vào trái cây.

8. Kiểm tra độ nóng của thịt

Bạn có thể biết thịt đã chín hay chưa chỉ bằng cách nhìn vào nó? Chỉ qua màu sắc và kết cấu không đảm bảo thực phẩm đã đủ an toàn để ăn. Chỉ khi sử dụng nhiệt kế thịt mới có thể biết chắc chắn. Thịt, gia cầm, hải sản và trứng cần đạt đến nhiệt độ bên trong nhất định mới có thể tiêu diệt được vi khuẩn có hại.

9. Không rửa tay đủ

Rửa tay trước khi chuẩn bị bữa ăn là bước mà hầu hết mọi người đều thực hiện, tuy nhiên, chỉ như vậy thì chưa đủ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vì bạn có thể mang theo vi khuẩn khi di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác. Do đó, để đảm bảo vệ sinh tốt hơn, bạn cần đảm bảo rửa tay bằng xà phòng, rửa lại bằng nước, sau đó lau khô mỗi khi xử lý thịt sống, trứng, gia cầm hoặc hải sản; làm sạch hoặc lau bằng hóa chất; chạm vào thùng rác; chạm vào vật nuôi trong nhà; ho và hắt hơi.

10. Dụng cụ vệ sinh không sạch

Vật dụng đáng sợ nhất trong nhà bếp không phải là dao, mà là những chiếc đĩa và miếng bọt biển đầy vi khuẩn. Vì vậy, cứ sau vài ngày, hãy cho bọt biển ẩm vào lò vi sóng trong 60 giây, hoặc đặt chúng trong máy rửa chén theo chu trình sấy khô. Điều này sẽ tiêu diệt hơn 99% vi khuẩn và vi rút. Thay miếng bọt biển cứ sau mỗi 2 tuần. Khăn rửa bát có thể cho vào máy giặt ở chế độ nóng và sấy khô ở nhiệt độ cao.

11. Để thức ăn ở ngoài quá lâu

Cất thức ăn thừa vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Các món ăn và thực phẩm đã nấu chín không nên để ngoài quá tối đa 2 giờ và 1 giờ nếu ở ngoài trời nóng trên 32 độ C.

bảo quản thực phẩm
Cất thức ăn thừa vào tủ lạnh càng sớm càng tốt là cách bảo quản thực phẩm đúng cách

12. Thực phẩm đông lạnh bị bọc dở

Bạn có thể để nguyên túi bọc thịt khi cho vào tủ đông. Tuy nhiên, tối nhất là nên bọc thêm một lớp bảo vệ bên ngoài để ngăn không khí xâm nhập vào và ngừa cháy tủ đông. Lựa chọn tốt cho bạn là bọc chống ẩm, hộp đựng bằng nhựa hoặc nhôm, giấy bạc, túi đựng đồ đông lạnh.

13. Bạn đặt thức ăn ra để rã đông

Không bao giờ để thực phẩm rã đông ở môi trường bên ngoài. Thay vào đó, bạn có thể chọn một trong các phương pháp sau:

  • Cho thịt vào tủ lạnh để rã đông một ngày hoặc lâu hơn trước khi muốn sử dụng.
  • Để đẩy nhanh quá trình, hãy ngâm thịt trong nước lạnh trong một chiếc túi, thay nước sau mỗi 30 phút.
  • Cho vào lò vi sóng ở chế độ “rã đông”, sau đó nấu ngay.
  • Nếu hoàn toàn không còn thời gian? Bạn có thể cho thực phẩm đông lạnh vào nấu trực tiếp, chỉ cần thêm 50% thời gian nấu.

Trên đây là những những sai lầm bạn không nên mắc phải để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp phòng tránh các bệnh gây ra do thực phẩm như ngộ độc, bệnh mạn tính không lây...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

424 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan