Đường huyết bình thường 2 giờ sau khi ăn là bao nhiêu?

Biểu đồ đường huyết xác định mức đường huyết lý tưởng của một người trong suốt cả ngày, bao gồm cả trước và sau bữa ăn. Nó có thể giúp một người kiểm soát lượng đường nếu họ cần giữ mức đường huyết trong giới hạn bình thường, chẳng hạn như những người mắc bệnh tiểu đường. Một chỉ số đường huyết mọi người cũng cần quan tâm đó là lượng đường huyết sau khi ăn 2 giờ.

1. Đường huyết sau ăn 2 giờ là bao nhiêu?

Mức đường huyết bình thường dưới 100 mg / dL sau khi không ăn (nhịn ăn) trong ít nhất 8 giờ. Con số này ít hơn 140 mg / dL 2 giờ sau khi ăn.

Mức độ đường huyết trong ngày có xu hướng ở mức thấp nhất ngay trước bữa ăn. Lượng đường trong máu trước bữa ăn ở những người không mắc bệnh tiểu đường dao động trong khoảng 70 đến 80 mg / dL. Đối với một số người, 60 mg / dL là bình thường; đối với những người khác, 90mg / dL là tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, ngoài chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ, còn có các chỉ số đường huyết tại các thời điểm khác được sử dụng để đánh giá xem một người có bị tiểu đường hay không và theo dõi việc kiểm soát đường huyết ở những người đã bị tiểu đường.

2. Đánh giá lượng đường trong máu

2.1. Phạm vi đường huyết bình thường và tiểu đường

Đối với phần lớn những người khỏe mạnh, mức đường huyết bình thường như sau:

  • Khi nhịn ăn: Từ 4,0 -5,4 mmol / L (72 đến 99 mg / dL).
  • 2 giờ sau khi ăn: Lên đến 7,8 mmol / L (140 mg / dL).

Lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường như sau:

  • Trước bữa ăn: 4 đến 7 mmol / L cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2.
  • Sau bữa ăn: Dưới 9 mmol / L cho người bệnh tiểu đường loại 1 và dưới 8,5 mmol / L cho người bệnh tiểu đường loại 2.
đường huyết sau ăn
Với phần lớn những người khỏe mạnh, mức đường huyết sau ăn 2 giờ thường lên đến 140mg/dL.

2.2. Lượng đường trong máu trong chẩn đoán bệnh tiểu đường

Xét nghiệm glucose huyết tương Bình thường Tiền tiểu đường Bệnh tiểu đường
Ngẫu nhiên Dưới 11,1 mmol / l.
Dưới 200 mg / dl.
11,1 mmol / l trở lên.
200 mg / dl trở lên.
Nhịn ăn Dưới 5,5 mmol / l.
Dưới 100 mg / dl.
5,5 đến 6,9 mmol / l.
100 đến 125 mg / dl.
7,0 mmol / l trở lên.
126 mg / dl trở lên.
2 giờ sau khi thực hành nghiệm pháp dung nạp Dưới 7,8 mmol / l.
Dưới 140 mg / dl.
7,8 đến 11,0 mmol / l.
140 đến 199 mg / dl.
11,1 mmol / l trở lên.
200 mg / dl trở lên.

  • Kiểm tra đường huyết tương ngẫu nhiên: Có thể lấy mẫu máu để xét nghiệm đường huyết một cách ngẫu nhiên bất cứ lúc nào. Việc này không cần có kế hoạch và do đó, được sử dụng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 1 khi mà thời gian là điều cốt yếu.
  • Kiểm tra đường huyết lúc đói: Một xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói được thực hiện sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ và vì thế, thường được dùng vào buổi sáng.
  • Kiểm tra khả năng dung nạp glucose qua đường miệng (OGTT): Một xét nghiệm dung nạp glucose đường uống được thực hiện sau khi làm xét nghiệm đường huyết lúc đói và sau đó, uống cốc nước có chứa 75g glucose rất ngọt. Sau khi uống cốc nước này, bạn cần nghỉ ngơi cho đến khi lấy thêm mẫu máu sau 2 giờ.
  • Xét nghiệm HbA1c để chẩn đoán bệnh tiểu đường: Xét nghiệm HbA1c kiểm tra không trực tiếp đo lường mức độ glucose trong máu.
  • Bình thường: Dưới 42 mmol / mol (6,0%).
  • Tiền tiểu đường khi mức HbA1c từ 42 đến 47 mmol / mol (6,0 đến 6,4%).
  • Bệnh tiểu đường khi mức HbA1c từ 48 mmol / mol (6,5%) trở lên.

3. Tại sao đảm bảo lượng đường trong máu lại quan trọng?

Bạn phải kiểm soát mức đường huyết của mình vì lượng đường quá cao trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng tiểu đường.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường bao gồm:

Nguy cơ của những vấn đề này có thể được giảm thiểu thông qua việc kiểm soát tốt mức đường huyết. Những thay đổi nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt lớn nếu bạn luôn tận tâm và duy trì những thay đổi đó trong hầu hết các ngày.

bệnh thận
Lượng đường quá cao trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng tiểu đường.

4. Mức đường huyết mục tiêu mọi người cần đạt được là bao nhiêu?

Các bác sĩ sử dụng biểu đồ lượng đường trong máu để thiết lập các mục tiêu và theo dõi kế hoạch điều trị của bệnh tiểu đường. Biểu đồ đường huyết cũng giúp những người mắc bệnh tiểu đường đánh giá và tự theo dõi kết quả xét nghiệm đường huyết của mình. Mức đường huyết lý tưởng cho một cá nhân phụ thuộc vào thời điểm họ thực hiện xét nghiệm đường huyết trong ngày, cũng như thời điểm họ ăn bữa ăn cuối cùng trước khi xét nghiệm.

Hầu hết các kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường liên quan đến việc giữ lượng đường trong máu càng gần mức bình thường hoặc mục tiêu càng tốt. Điều này đòi hỏi xét nghiệm thường xuyên tại nhà và theo chỉ định của bác sĩ, cùng với khả năng so sánh kết quả với định mức mục tiêu.

Để giúp giải thích và đánh giá kết quả lượng đường trong máu, các biểu đồ sau đây phác thảo mức đường huyết bình thường và bất thường cho những người có và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời gian kiểm tra Lượng đường trong máu mục tiêu cho những người không bị tiểu đường Lượng đường trong máu mục tiêu cho những người mắc bệnh tiểu đường
Trước bữa ăn Dưới 100 mg / dl. 80–130 mg / dl.
1 – 2 giờ sau khi bắt đầu bữa ăn Dưới 140 mg / dl. Dưới 180 mg / dl.
Trong khoảng thời gian 3 tháng, lượng HbA1C trong máu. Ít hơn 5,7%. Ít hơn 7%.

Mức đường huyết thay đổi từng thời điểm trong ngày và tùy từng người. Lượng đường trong máu thường thấp nhất trước bữa ăn sáng và trước các bữa ăn khác. Đường trong máu thường cao nhất vào thời điểm ngay sau bữa ăn. Những người mắc bệnh tiểu đường thường sẽ có mục tiêu đường huyết cao hơn hoặc trong phạm vi chấp nhận được so với những người không mắc bệnh.

Các mục tiêu lượng đường huyết cần đạt được ở mỗi người sẽ thay đổi tùy theo nhiều yếu tố, một số yếu tố trong số đó bao gồm:

  • Tuổi.
  • Thời gian mắc bệnh tiểu đường.
  • Đã được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch.
  • Vấn đề với các động mạch nhỏ nhất trong cơ thể.
  • Bất kỳ tổn thương nào đối với mắt, thận, mạch máu, não hoặc tim đã biết.
  • Thói quen sinh hoạt và các yếu tố lối sống của từng cá nhân.
  • Không nhận biết được lượng đường trong máu thấp.
  • Stress.
  • Các tình trạng sức khỏe khác.

Hầu hết các biểu đồ lượng đường trong máu đều hiển thị các mức được khuyến nghị dưới dạng một phạm vi, cho phép sự dao động trong phạm vi đó giữa các cá nhân. Một số dạng bệnh tiểu đường tạm thời, chẳng hạn như bệnh tiểu đường thai kỳ, cũng có các khuyến nghị về đường huyết riêng biệt.

Thời gian kiểm tra Mức đường trong máu
Nhịn ăn 8 tiếng hoặc trước khi ăn sáng 60 – 90 mg / dl
Trước bữa ăn 60 – 90 mg / dl
1 giờ sau bữa ăn 100 – 120 mg / dl

Khuyến cáo với các mức đường huyết lúc đói:

Mức đường huyết lúc đói Mức độ rủi ro và hành động được đề xuất
50 mg / dl trở xuống Mức độ nguy hiểm: Tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
70 – 90 mg / dl Có thể quá thấp: Bổ sung đường khi có các triệu chứng của lượng đường trong máu thấp hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
90 – 120 mg / dl Mức bình thường.
120 – 160 mg / dl Tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
160 – 240 mg / dl Quá cao: Tìm cách làm giảm lượng đường trong máu.
240 – 300 mg / dl Quá cao: Đây có thể là dấu hiệu của việc quản lý lượng đường huyết không hiệu quả, vì vậy, hãy đi khám bác sĩ.
300 mg / dl trở lên Rất cao: Cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
đường huyết cao
Người có mức đường huyết lúc đói từ 120 mg/ dl trở lên nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Miễn là lượng đường trong máu không ở mức quá nguy hiểm, có nhiều cách để đưa chúng trở lại trong phạm vi bình thường khi các chỉ số trở nên quá cao.

Một số biện pháp giúp giảm lượng đường trong máu bao gồm:

  • Hạn chế lượng carbohydrate đưa vào cơ thể nhưng không nhịn ăn.
  • Tăng cường uống nước để duy trì hydrat hóa và làm loãng lượng đường dư thừa trong máu.
  • Tăng cường hoạt động thể chất như đi bộ sau bữa ăn để đốt cháy lượng đường dư thừa trong máu.
  • Ăn nhiều chất xơ.

Những phương pháp này không thể thay thế việc điều trị y tế nhưng chúng là một bổ sung hữu ích cho bất kỳ kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường nào. Quản lý lượng đường trong máu là một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Đảm bảo lượng đường trong máu ở mức bình thường cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy việc điều trị đang có kết quả.

Mỗi người sẽ có những yêu cầu và đặc điểm riêng định hình mức đường huyết mục tiêu riêng của mình. Bác sĩ sẽ thiết lập những mục tiêu này bằng cách sử dụng biểu đồ đường huyết khi bắt đầu điều trị. Bác sĩ có thể điều chỉnh các mục tiêu này khi việc điều trị tiến triển. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của lượng đường trong máu cực thấp hoặc cực cao, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai Gói khám sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu dưới sự thực hiện của đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và sự hỗ trợ của trang thiết bị công nghệ hiện đại, sẽ giúp đưa ra kết quả xét nghiệm tiểu đường chính xác nhất, từ đó, đề ra phác đồ điều trị phù hợp.

Nguồn tham khảo: webmd.com, diabetes.co.uk, medicalnewstoday.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

221.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan