Gây mê hồi sức trong nội soi tiêu hóa

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quang Hùng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Việc sử dụng dịch vụ gây mê cho nội soi tiêu hóa đã tăng dần ở Hoa Kỳ. Nội soi tiêu hóa gây mê mang lại nhiều điểm lợi như: người bệnh giảm sự khó chịu khi nội soi, gia tăng sự hài lòng của bệnh nhân và bác sĩ, cải thiện tính hiệu quả và an toàn cho người bệnh, đặc biệt ở người bệnh thể trạng kém và các trường hợp phức tạp.

1. Nội soi tiêu hóa là gì?

Nội soi là thủ thuật Y khoa (không phải phẫu thuật) được sử dụng để kiểm tra hệ thống tiêu hóa của người bệnh. Bằng cách sử dụng ống nội soi mềm, có gắn đèn và camera ở đầu, bác sĩ có thể xem trực tiếp hình ảnh về đường tiêu hóa của người bệnh thông qua một màn hình màu.

Khi nội soi đường tiêu hóa trên (tên tiếng Anh là upper endoscopy), ống nội soi đi từ miệng và xuống cổ họng, thực quản, dạ dày, một phần ruột non, cho phép bác sĩ quan sát được tình trạng thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non.

Tương tự, nội soi có thể đi từ vào đại tràng (tên tiếng Anh là lower endoscopy) để kiểm tra hệ thống tiêu hóa dưới bao gồm: hậu môn, trực tràng và đại tràng.

Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) là một kỹ thuật nội soi đặc biệt dùng để khảo sát điều trị các bệnh lý về ống mật, ống tụy và túi mật và các cấu trúc lân cận.

Nội soi tiêu hóa
Phương pháp nội soi đường tiêu hóa trên

2. Tại sao người bệnh cần thuốc gây mê trong nội soi tiêu hóa?

Khi sử dụng thuốc an thần (Sedation) sẽ đưa người bệnh vào trạng thái buồn ngủ nhằm giúp người bệnh nghỉ ngơi trong quá trình nội soi và thường được cho người bệnh sử dụng trước khi làm thủ thuật. Trong quá trình nội soi, một ít không khí sẽ đi vào vào dạ dày hoặc ruột, có thể gây ra khó chịu nhẹ. Thuốc an thần được sử dụng để giúp giảm hoặc tránh cảm giác khó chịu.

Có một vào thuật ngữ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc cụ thể được sử dụng. Thuốc an thần vừa phải được dùng để chỉ sự kết hợp của một số loại thuốc gây an thần phổ biến và rất phù hợp với nhu cầu an thần của hầu hết các bệnh nhân được nội soi. Người bệnh sẽ thức dậy trong vòng một giờ, nhưng tác dụng của thuốc có thể kéo dài hơn, vì vậy sẽ không an toàn khi người bệnh phải tự lái xe về.

Tuy nhiên, một số người bệnh có thể phải sử dụng an thần sâu hơn, phổ biến nhất là thuốc propofol. Thuốc này cũng thường được sử dụng để gây mê toàn thân (general anesthesia) cho phẫu thuật. Hiện tại hệ thống bệnh viện Vinmec đang áp dụng kỹ thuật gây mê có kiểm soát nồng độ đích đối với tất cả các bệnh nhân nội soi tiêu hóa, điều này giúp độ mê được ổn định hơn, không thức tỉnh trong gây mê, giảm liều thuốc gây mê, bệnh nhân tỉnh nhanh hơn sau khi gây mê. Bệnh nhân cũng được trang bị các thiết bị theo dõi sát trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật.

Thuốc Propofol
Thuốc an thần gây mê sâu propofol

Một số người bệnh thực hiện nội soi mà không cần dùng thuốc an thần. Nếu bạn đang cân nhắc việc nội soi mà không cần dùng thuốc an thần, hãy xin ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện kỹ thuật này.

3. Biến chứng khi sử dụng thuốc gây mê/an thần trong nội soi tiêu hóa

Để đánh giá nguy cơ biến chứng khi nội soi, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 350.000 ca nội soi được thực hiện trên hàng chục trung tâm ở Đức. Trong đó, 89% sử dụng thuốc an thần, 62% sử dụng thuốc propofol và 23% sử dụng propofol kết hợp với midazolam. Kết quả cho thấy:

  • Biến chứng hay gặp xảy ra ở 0,01% và biến chứng ít gặp xảy ra ở 0,3% người bệnh được sử dụng thuốc an thần, so sánh với 0,007% và 0,05% người bệnh không được sử dụng thuốc an thần.
  • Tỷ lệ tử vong là 0,004% khi dùng thuốc an thần và 0,002% khi không dùng thuốc an thần.
  • Trong số các biến chứng ít gặp, 33% là hô hấp và 12% là hạ huyết áp. Chỉ có 6% người bệnh bị biến chứng hô hấp cần hỗ trợ thở mặt nạ.
  • Trong số 38 bệnh nhân bị biến chứng nặng, 26 người phải đặt nội khí quản và 13 người tử vong.
Biến chứng của suy hô hấp cấp tính
Bệnh nhân suy hô hấp do biến chứng khi sử dụng thuốc mê

Các yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng của thuốc an thần bao gồm nội soi cấp cứu hoặc điều trị, thời gian nội soi kéo hơn và nhóm nhân viên Y tế thực hiện chỉ có ba người.

Nội soi đại tràng, nội soi ngược dòng qua nội soi và siêu âm qua nội soi có nguy cơ biến chứng thấp hơn so với nội soi đường tiêu hóa trên.

Việc sử dụng propofol đơn thuần có nguy cơ biến chứng thấp hơn so với sử dụng midazolam đơn thuần.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Thạc sĩ. Bác sĩ Tạ Quang Hùng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và thực hành trong lĩnh vực Gây mê hồi sức. Hiện tại, đang là bác sĩ Gây mê hồi sức, khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: jwatch.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan