Ghi điện tim cấp cứu tại giường

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lê Đức Hoàng - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ghi điện tim cấp cứu tại giường được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân có tình trạng cấp cứu hoặc các trường hợp không có khả năng đưa người bệnh đến phòng ghi điện tâm đồ.

1. Điện tim là gì?

Điện tim đồ là một đường ghi lại các biến thiên của dòng điện do tim phát ra trong khi hoạt động co bóp. Điện tim đồ có thể đo tốc độ và nhịp điệu của tim cũng như cung cấp những bằng chứng gián tiếp về lưu lượng máu đến tim. Khi tim hoạt động sẽ tạo ra một xung điện tạo ra từ các tế bào trong buồng tim, điện tim đồ ghi lại các tín hiệu điện khi những xung điện này đi qua tim theo một hệ thống dẫn truyền. Điện tim đồ được làm để phát hiện các bệnh lý về tim như đau thắt ngực, loạn nhịp tim...

Điện tim đồ giúp chẩn đoán những bệnh lý tim mạch như:

  • Nhịp tim: Điện tim đồ có tầm quan trọng quyết định để chẩn đoán chính xác các loạn nhịp tim như nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm hoặc loạn nhịp tim. Những trường hợp này xảy khi có bất kì một trục trặc nào trong hệ thống điện của trái tim.
  • Cơn đau thắt ngực: Các sóng hiển thị trên điện tim đồ có thể chỉ ra phần cơ tim đã bị tổn thương, cũng như mức độ thiệt hại của nó. Đối với bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim, điện tim đồ có vai trò không thể thiếu.
  • Cấu trúc bất thường của tim: Điện tim đồ có thể cho thấy các bất thường về thành tim, buồng tim cũng như các khuyết tật của tim và các vấn đề tim mạch khác.
Điện tim
Điện tim giúp phát hiện bệnh lý tim mạch

2. Ghi điện tim cấp cứu tại giường

2.1. Khi nào cần ghi điện tim cấp cứu tại giường

  • Ghi điện tim cấp cứu tại giường được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân có tình trạng cấp cứu hoặc các trường hợp không có khả năng đưa người bệnh đến phòng ghi điện tâm đồ.
  • Ghi điện tâm đồ cấp cứu tại giường khi chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị các rối loạn nhịp; chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh tim bẩm sinh.
  • Chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh tim mắc phải như: Kawasaki, thấp tim, viêm nội tâm mạch, viêm màng ngoài tim, viêm cơ...
  • Các triệu chứng nghi ngờ do rối loạn nhịp tim.
  • Ghi điện tim cấp cứu khi có các cơn tím tái; các triệu chứng xuất hiện khi gắng sức như đau ngực, khó thở...
  • Tiền sử gia đình có người đột tử hoặc có bệnh di truyền liên quan
  • Rối loạn điện giải
  • Ngộ độc thuốc hoặc các thuốc có thể gây loạn nhịp

2.2. Các bước ghi điện tim cấp cứu tại giường

Bước 1: Bật máy điện tim, điền thông tin của người bệnh vào máy.

Bước 2: Cho người bệnh nằm ngửa, yên lặng, thoải mái. Để lộ vùng ngực và cổ chân cổ tay, đặt điện cực theo quy định AHA

Bước 3: Vị trí đặt điện cực thăm dò của 6 chuyển đạo trước tim thông dụng:

  • Khoảng liên sườn 4 bên phải, sát bờ xương ức.
  • Khoảng liên sườn 4 bên trái, sát bờ xương ức.
  • Điểm giữa đường thẳng nối V2 và V4.
  • Giao điểm của đường dọc đi qua giữa xương đòn trái với đường ngang đi qua mỏm tim.
  • Giao điểm của đường nách trước với đường ngang đi qua V4.
  • Giao điểm của đường nách giữa với đường ngang đi qua V4, V5.
Ghi điện tim cấp cứu tại giường
Ghi điện tim cấp cứu tại giường

Bước 4: Kiểm tra chất lượng hình ảnh từng chuyển đạo.

Bước 5: Bấm nút ghi và kiểm tra lại chất lượng bản ghi

Bước 6: tắt máy rồi gỡ bỏ điện cực, lau sạch da cho người bệnh.

Bước 7: Chuyển điện tim đến bác sĩ đọc kết quả.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan