Hội chứng Serotonin do thuốc và xử lý

Việc xử trí hội chứng serotonin còn phải phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Trong trường hợp nếu biểu hiện nhẹ, việc xử trí là chỉ cần ngừng các thuốc nghi là nguyên nhân và theo dõi tình trạng bệnh nhân. Thông thường, các triệu chứng của hội chứng này sẽ biến mất sau 24 giờ. Nếu việc ngộ độc qua đường tiêu hóa sớm trước 6 giờ thì có thể thực hiện phương pháp rửa dạ dày, cho than hoạt để loại bỏ các thuốc gây nên hội chứng serotonin.

1. Hội chứng Serotonin do thuốc là gì?

Hội chứng serotonin chính là một phản ứng của ngộ độc thuốc do serotonin tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Serotonin được xem là một chất dẫn truyền thần kinh, nó rất cần thiết đối với hoạt động của các tế bào thần kinh trong não bộ. Khi nồng độ serotonin trong cơ thể gia tăng quá nhiều sẽ gây ra hội chứng Serotonin do thuốc. Biểu hiện của hội chứng này sẽ tùy thuộc vào các mức độ khác nhau. Trường hợp nghiêm trọng có thể sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân chính gây nên hội chứng serotonin là thuốc. Một số loại thuốc khi kết hợp cùng lúc với nhau hay sử dụng quá liều lượng thì sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng nồng độ serotonin trong cơ thể. Các loại thuốc gây hội chứng serotonin có thể bao gồm:

  • Thuốc điều trị trầm cảm: Bao gồm nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc; nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrin (duloxetin, venlafaxine...); nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin, desipramine, doxepin) và nhóm thuốc ức chế monoamin oxydase.
  • Các loại thuốc gây hội chứng serotonin khác như: Nhóm thuốc Triptan điều trị bệnh đau nửa đầu, nhóm thuốc giảm đau opioid, các loại thuốc ho, thuốc chống nôn metoclopramid, thuốc gây ảo giác.

Trong trường hợp lượng serotonin bình thường hằng định trong máu sẽ không gây ra các biểu hiện gì đặc biệt. Tuy nhiên, trường hợp lượng serotonin tăng cao hơn mức bình thường sẽ dẫn đến một loạt các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, điều này còn tùy theo mức tăng của chất này. Các triệu chứng thường gặp nhất đó là:

  • Lú lẫn, hưng phấn, kích thích, chóng mặt;
  • Xuất hiện ảo giác, nặng hơn có thể co giật, hôn mê;
  • Có các triệu chứng thần kinh - cơ như máy và giật cơ, tăng phản xạ gân xương, bất hợp tác, co giật nhãn cầu, run, dấu hiệu Babinski ;
  • Ngoài các triệu chứng trên, bệnh còn gây ra các biểu hiện như sốt cao; vã mồ hôi; tim đập nhanh; tăng huyết áp; giãn hoặc mất phản xạ đồng tử, mạch dưới da giãn, tăng tiết nước bọt; đau; cồn cào vùng thượng vị. Nguy hiểm hơn người bệnh có thể bị hôn mê sâu, tụt huyết áp và dẫn tới tử vong.
Hội chứng serotonin
Hội chứng serotonin chính là một phản ứng của ngộ độc thuốc do serotonin tích tụ quá nhiều trong cơ thể

2. Chẩn đoán hội chứng Serotonin

Chẩn đoán hội chứng serotonin do thuốc thường dựa trên lâm sàng. Bởi nồng độ serotonin huyết tương thường sẽ không liên quan đến biểu hiện triệu chứng. Để chẩn đoán phân biệt cũng như đánh giá các biến chứng do hội chứng này mang lại, có thể chỉ định thêm các xét nghiệm sau khi cần:

Tuy nhiên, trên lâm sàng, tiêu chuẩn Hunter thường được sử dụng nhiều nhất trong việc chẩn đoán hội chứng serotonin. Tiêu chuẩn Hunter thường có độ nhạy cao hơn và độ đặc hiệu cao hơn so với tiêu chuẩn Sternbach. Các triệu chứng dấu hiệu của tiêu chuẩn này đó là:

  • Clonus tự phát;
  • Clonus do kích thích và trạng thái kích thích (agitation) hoặc tăng tiết mồ hôi;
  • Rung giật nhãn cầu và trạng thái kích thích hoặc tăng tiết mồ hôi;
  • Run và tăng phản xạ;
  • Tăng trương lực cơ và nhiệt độ cơ thể trên 380C, có rung giật nhãn cầu hoặc clonus do kích thích.

3. Xử trí hội chứng Serotonin

Việc xử trí hội chứng serotonin do thuốc còn phải phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Trong trường hợp nếu biểu hiện nhẹ, việc xử trí là chỉ cần ngừng các thuốc nghi là nguyên nhân và theo dõi tình trạng bệnh nhân. Thông thường các triệu chứng của hội chứng này sẽ biến mất sau 24 giờ. Nếu việc ngộ độc qua đường tiêu hóa sớm trước 6 giờ thì có thể thực hiện phương pháp rửa dạ dày, cho than hoạt để loại bỏ các thuốc gây nên hội chứng serotonin.

Bên cạnh đó, cần điều trị hỗ trợ bằng cách đảm bảo cung cấp oxy và bù dịch đường tĩnh mạch trong trường hợp có giảm thể tích và tăng thân nhiệt. Đồng thời theo dõi các dấu hiệu tim mạch qua monitoring và sử dụng các biện pháp sau:

  • An thần

Trong trường hợp bệnh nhân kích động quá nhiều thì nên thực hiện an thần tốt thay vì cố định bệnh nhân tại giường, điều này có thể dẫn đến co cơ nhiều, từ đó gây tăng thân nhiệt và toan lactic nặng.

Để an thần cho người bệnh cần sử dụng thuốc benzodiazepines để kiểm soát triệu chứng kích thích, cũng như hỗ trợ giúp giảm huyết áp và nhịp tim trong các trường hợp nhẹ.

Liều thuốc an thần benzodiazepines tĩnh mạch thường dùng là diazepam 5-10mg hoặc lorazepam 2-4mg, lặp lại mỗi 8-10 phút dựa vào sự đáp ứng của bệnh nhân. Lưu ý tránh sử dụng các butyrophenones vì những loại thuốc này có tác dụng anticholinergic, từ đó làm giảm tiết mồ hôi, gây khó khăn trong quá trình xử trí tăng thân nhiệt.

  • Ổn định triệu chứng thần kinh tự động

Nếu huyết áp và nhịp tim dao động nhiều thì việc ổn định các triệu chứng thần kinh tự động có thể rất khó. Vì vậy các trường hợp tăng huyết áp cũng như tăng nhịp nhịp nặng thì nên sử dụng các loại thuốc có tác dụng nhanh.

Tuy nhiên, trong trường hợp huyết áp thấp thì nên xử trí bằng các amine kích thích giao cảm trực tiếp như thuốc phenylephrine, epinephrine, norepinephrine nhưng lưu ý là tránh các thuốc tác dụng gián tiếp, bởi các thuốc này chuyển hóa thành epinephrine và norepinephrine, dưới tác dụng ức chế monoamine oxidase thì không kiểm soát được sự sản xuất epinephrine và norepinephrin, do đó dễ gây ra các rối loạn huyết động cho người bệnh.

  • Kiểm soát tăng thân nhiệt cho người bệnh

Tăng thân nhiệt trong hội chứng serotonin là do tăng hoạt động cơ quá mức, vì vậy các loại thuốc hạ sốt như paracetamol không có vai trò gì. Trong trường hợp thân nhiệt trên 41.1 độ C thì cần được an thần, giãn cơ và đặt nội khí quản đúng kỹ thuật. Sử dụng Etomidate (0.3mg/kg IV) và succinylcholine (1.5-2mg/kg IV), nhưng succinylcholine không được dùng cho bệnh nhân tăng kali máu. Sau khi đặt nội khí quản thì vẫn phải duy trì giãn cơ bằng verocunium và an thần hiệu quả.

Việc kiểm soát thân nhiệt tích cực và hiệu quả sẽ giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng của hội chứng serotonin như co giật, hôn mê, hạ huyết áp, toan chuyển hóa, nhịp tim nhanh,...

  • Sử dụng Antidote (Cyproheptadine)

Trong trường hợp nếu benzodiazepine và các biện pháp điều trị hỗ trợ không đáp ứng thì cần sử dụng cyproheptadine. Cyproheptadine là một chất đối vận thụ thể histamine-1 có tác dụng đối vận không chọn lọc lên cả thụ thể 5-HT2A và 5-HT1A.

Bên cạnh đó, Cyproheptadine cũng có tác dụng an thần nhưng nó cũng có thể gây hạ huyết áp thoáng qua cho người bệnh. Nguyên nhân nó có thể gây hạ huyết áp là do nó có thể làm đảo ngược tác dụng của serotonin trên trương lực mạch máu. Để kiểm soát tác dụng phụ này thì thường sử dụng cách bù dịch tĩnh mạch.

Chẩn đoán hội chứng serotonin
Chẩn đoán hội chứng serotonin do thuốc thường dựa trên lâm sàng

Tóm lại, hội chứng serotonin là một hội chứng lâm sàng có biểu hiện đa dạng, một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Do đó, cần lưu ý và cảnh giác với hội chứng này khi sử dụng các loại thuốc có tác động lên hệ serotonergic, tuân thủ các nguyên tắc dùng thuốc cũng như tránh phối hợp nhiều thuốc cùng một lúc vì có thể dẫn đến hội chứng này. Trong trường hợp nghi ngờ mắc hội chứng serotonin thì cần đến bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

905 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan