Khi bạn bị đau đầu ở thái dương

Khi bị đau đầu ở thái dương, tốt nhất bạn nên tìm hiểu bạn đang mắc phải loại đau đầu để từ đó tìm được nguyên nhân và các liệu pháp tốt nhất để giảm đau. Dưới đây là một vài loại đau đầu khác nhau có thể gây đau ở thái dương.

1. Nhức đầu do căng thẳng (tension headache)

Đây là loại đau đầu phổ biến nhất, đau đầu do căng thẳng thường gây ra đau âm ỉ, không đau nhói. Bạn có thể cảm thấy:

  • Đau ở trán
  • Đau ở cổ hoặc phía sau đầu (đau đầu do căng thẳng bắt nguồn từ các cơ cổ ở đáy hộp sọ của bạn)
  • Cảm giác đầu bị chèn ép hoặc co bóp

Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau sẽ biến mất khi bạn dùng thuốc giảm đau không kê đơn.

Trong một số trường hợp bị đau đầu do căng thẳng khi họ bị căng thẳng hoặc mệt mỏi, triệu chứng này được gọi là đau đầu kiểu căng thẳng thành chu kỳ (episodic tension headaches). Những người khác bị đau đầu căng thẳng mãn tính, có nghĩa là các triệu chứng xảy ra nhiều lần một tuần hoặc thậm chí diễn ra thường xuyên.

Bạn có thể tự điều trị chứng đau đầu căng thẳng của bản thân bằng cách thử dùng một loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen. Đôi khi một giấc ngủ ngắn cũng đã đủ để làm giảm đau đầu.

Nếu bạn uống thuốc hàng ngày nhưng cơn đau đầu của bạn không biến mất, hãy đi khám để được chẩn đoán và có lộ trình điều trị phù hợp.

Thuốc Emflaza
Người bệnh có thể tự điều trị đau đầu căng thẳng bằng các thuốc giảm đau không kê đơn

2. Đau nửa đầu (Migraine Headache)

Đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu vận mạch, mặc dù các triệu chứng đau nửa đầu khác nhau tùy theo từng người, nhưng hay bị đau nửa đầu thường bắt đầu là ở vị trí thái dương.

Cơn đau theo nhịp điệu (pulsating pain) có thể lan đến cả hai thái dương nhưng thường chỉ xuất hiện ở một bên đầu. Các triệu chứng khác của chứng đau nửa đầu có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi, trầm cảm hoặc cảm giác khó chịu trước khi cơn đau đầu diễn ra
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh
  • Nhìn thấy hào quang như quầng sáng hoặc đèn nhấp nháy
  • Chảy nước mắt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

Nếu không được điều trị, chứng đau nửa đầu có thể kéo dài từ 4 đến 24 giờ. Việc điều trị chứng đau nửa đầu khác nhau tùy thuộc vào các triệu chứng và số lần đau.

Nếu bạn có triệu chứng đau nửa đầu, hãy xem xét một loại thuốc giảm đau không cần kê toa như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen. Caffeine cũng có thể giúp ích, vì vậy hãy thử nhâm nhi một tách cà phê hoặc trà. Một số người sử dụng túi nước đá.

Nếu các biện pháp trên không hiệu quả giúp giảm đau đầu, bạn có thể cần gặp bác sĩ để có kế hoạch điều trị mạnh hơn. Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống buồn nôn hoặc thuốc triptan như sumatriptan, rizatriptan hoặc zolmitriptan. Triptans kích thích serotonin trong não của bạn và thường ngừng đau nửa đầu trong 2 giờ. Thuốc này có thể được dùng dưới dạng viên nén, thuốc xịt mũi hoặc thuốc tiêm.

Kê đơn, bác sĩ chỉ định uống thuốc
Bạn nên đến gặp bác sĩ để kê đơn điều trị nếu không thấy bệnh thuyên giảm

3. Bệnh viêm động mạch thái dương (temporal arteritis)

Bệnh viêm động mạch thái dương có cảm giác giống như một cơn đau nửa đầu, vì bệnh này bắt đầu bằng cơn đau nhói ở thái dương ở một bên đầu của bạn. Nhưng không giống như chứng đau nửa đầu, bệnh viêm động mạch thái dương làm cho thái dương của bạn bị đau khi chạm vào. Và triệu chứng nhói có thể diễn ra liên tục khiến người bệnh phải cần đi đến cơ sở Y tế.

Các triệu chứng khác của viêm động mạch thái dương bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Ăn mất ngon
  • Giảm cân
  • Đau hàm khi nhai

Bệnh viêm động mạch thái dương xảy ra khi các động mạch thái dương ở hai bên đầu của bạn bị sưng, làm giảm lưu lượng máu (đôi khi được gọi là viêm động mạch tế bào khổng lồ - Giant cell arteritis).

Những động mạch này cung cấp máu cho mắt, não của bạn, và nhiều bộ phận khác. Trong trường hợp nghiêm trọng, động mạch này có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn. Nếu điều đó xảy ra, bạn có thể có nguy cơ mắc các vấn đề về thị lực hoặc thậm chí là đột quỵ.

Để chẩn đoán bệnh lý này, các bác sĩ sẽ kiểm tra máu của bạn để xét nghiệm tốc độ máu lắng. Về cơ bản, xét nghiệm này nhằm kiểm tra các tế bào hồng cầu của bạn chìm xuống đáy ống nghiệm nhanh như thế nào. Tốc độ nhanh hơn có nghĩa là có thể có viêm trong động mạch của bạn.

Bác sĩ có thể chỉ định lấy sinh thiết động mạch để xác định chẩn đoán. Đối với viêm động mạch thái dương, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc steroid để làm giảm viêm trong động mạch của bạn.

Cần xét nghiệm điện giải đồ khi bé mất nước
Tiến hành xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm động mạch thái dương

4. Rối loạn khớp thái dương hàm (Temporomandibular Joint Disorders)

Một nguyên nhân khác của đau ở thái dương là rối loạn khớp thái dương hàm. Bệnh lý này gây đau ở cơ và khớp trong hàm của bạn. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau ở thái dương
  • Đau ở bất kỳ phần nào trên đầu liên quan đến việc nhai, chẳng hạn như hàm hoặc cổ
  • Nghe thấy tiếng trong trong hàm
  • Răng không khít với nhau

Bác sĩ hoặc nha sĩ đều có thể chẩn đoán rối loạn khớp thái dương hàm. Đôi khi bệnh này biến mất mà không cần điều trị. Để phòng ngừa bệnh lý này, bạn cần ngăn chặn một thói quen xấu, chẳng hạn như nghiến răng hoặc cắn móng tay.

Nhưng nếu cơn đau vẫn tiếp tục xảy ra, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn
  • Thuốc giãn cơ
  • Vật lý trị liệu
  • Tiêm Corticosteroid
  • Phẫu thuật nội soi

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

192.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan