Làm gì khi có xét nghiệm tổng phân tích máu bất thường?

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Phạm Thị Thùy Nhung - Phó trưởng khoa xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi là xét nghiệm máu sau khi lấy ra từ cơ thể sẽ được chứa trong ống nghiệm có chất chống đông EDTA, tiếp theo nhân viên khoa xét nghiệm sử dụng thiết bị phân tích nhằm đếm số lượng của những tế bào máu bao gồm: số lượng bạch cầu (WBC), hồng cầu (RBC), tiểu cầu (PLT), đồng thời giúp xác định được tỷ lệ phần trăm cũng như kích thước của các tế bào máu.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu được sử dụng nhằm đánh giá bước đầu tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân như các rối loạn của cơ thể hoặc các bệnh lý liên quan đến máu như nhiễm trùng máu, thiếu máu hoặc một số bệnh liên quan khác. Căn cứ vào một và /hoặc nhiều các thông số bất thường, bước tiếp theo các bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu để xác định các nguyên nhân gây ra bất thường đó.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu bước đầu đánh giá các bệnh lý liên quan đến máu

1. Đối với dòng hồng cầu

  • Chỉ số Hemoglobin (HGB): giúp các bác sĩ có thể đánh giá được bệnh nhân có thiếu máu hay không, mức độ thiếu máu như thế nào.
  • Chỉ số MCV (thể tích trung bình hồng cầu): giúp các bác sĩ phân loại được thiếu máu hồng cầu to hay nhỏ. MCV giảm trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, bệnh lý hemoglobin bất thường, nhiễm độc chì, viêm mạn tính... MCV tăng trong trường hợp thiếu vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh nhân mắc bệnh gan, nghiện rượu...
  • Chỉ số MCH, MCHC: thông thường để đánh giá và phân loại tình trạng thiếu máu của bệnh nhân là bình sắc hay nhược sắc. MCH, MCHC thấp khi bệnh nhân bị thiếu máu thiếu sắt, Thalassemia..

2. Đối với dòng bạch cầu

  • Giảm bạch cầu: tùy theo loại bạch cầu đang bị suy giảm thì sẽ có các tên gọi khác nhau như: giảm bạch cầu lympho, giảm bạch cầu đoạn trung tính... gặp trong các trường hợp nhiễm virus, tủy giảm sinh, điều trị ung thư, xơ gan...
  • Tăng bạch cầu: tương tự có tăng bạch cầu lympho, tăng bạch cầu đoạn trung tính, ưa acid... Lượng bạch cầu ưa acid tăng cao, các bác sĩ cần tìm các nguyên nhân do ký sinh trùng, dị ứng, ung thư... Lượng bạch cầu trung tính tăng cao, các bác sĩ cần tìm các nguyên nhân gây nhiễm trùng...Các trường hợp tăng cao tế bào bạch cầu bất thường thì cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán ung thư máu.
Trẻ ho sốt kéo dài và chỉ số bạch cầu tăng cao có đáng lo?
Bác sĩ tiến hành thêm các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá sự tăng giảm bạch cầu đột ngột

3. Đối với dòng tiểu cầu

Số lượng tiểu cầu bị suy giảm thường do hậu quả của các bệnh lý gây ra, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hoặc gây phá hủy tiểu cầu trong máu bệnh nhân.

Số lượng tiểu cầu tăng có thể do bệnh lý tủy xương, nhiễm trùng, hậu phẫu sau cắt lách...

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

404 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: