Lưu ý khi nuôi trẻ sinh ra từ người mẹ có HIV/AIDS

Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, khi nuôi trẻ sinh ra từ mẹ có HIV nên nuôi con hoàn toàn bằng nguồn sữa thay thế. Bởi nếu cho trẻ sơ sinh ăn sữa mẹ bị nhiễm HIV thì khả năng lây nhiễm là rất cao, chiếm khoảng 30%. 1. Mẹ bị nhiễm HIV có cho con bú được không?

1. Trẻ sinh ra từ người mẹ có HIV/AIDS có cho trẻ bú sữa mẹ hay không?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bởi trong sữa mẹ có chứa dinh dưỡng và kháng thể giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn. Tuy nhiên, đối với trẻ sinh ra từ người mẹ có nhiễm HIV thì không nên. Vì cho con bú bằng sữa từ người mẹ có HIV là 1 trong 3 con đường lây tuyền HIV sang cho con (2 con đường lây truyền HIV từ mẹ sang con là trong thời kỳ mang thai và trong khi sinh).

Ước tính có khoảng 5-20% khi trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ lây nhiễm virus HIV từ mẹ; khi trẻ vừa bú mẹ vừa ăn thức ăn thay thế đến 6 tháng tỷ lệ lây nhiễm là 25-35%; kéo dài việc cho bú mẹ tới 18-24 tháng tỷ lệ lây nhiễm là 30-45%.

Nguyên nhân sự lây truyền virus HIV khi trẻ bú mẹ là do HIV có trong sữa mẹ có thể xâm nhập qua niêm mạc miệng, lưỡi của trẻ sơ sinh và lây nhiễm cho trẻ, nhất là trong trường hợp trẻ có các viêm nhiễm trong miệng.

Hoặc trong trường hợp vú mẹ có viêm nhiễm, vết nứt hay khi trẻ mọc răng cắn gây chảy máu thì HIV có thể theo máu vào miệng trẻ, xâm nhập qua niêm mạc và gây nhiễm virus HIV cho trẻ.

Chăm sóc bà mẹ có HIV
Khi mẹ bầu bị nhiễm HIV, thì không nên cho trẻ sơ sinh bú sữa

2. Lưu ý khi nuôi trẻ sinh ra từ người mẹ có HIV/AIDS

Theo đó, giải pháp để nuôi trẻ có mẹ nhiễm HIV để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con thì các tổ chức liên quan tới nuôi dưỡng trẻ nhỏ khuyến cáo mẹ nên lựa chọn thức ăn thay thế. Các sữa thay thế gồm:

  • Sữa công thức: Mặc dù không thể tốt bằng sữa mẹ nhưng sữa công thức có chất dinh dưỡng gần giống với sữa mẹ, vì vậy các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng để thay thế sữa mẹ khi có mẹ nhiễm HIV.
  • Sữa bột nguyên kem và sữa làm đông khô: Các vi chất dinh dưỡng có trong sữa đạt nhu cầu nhưng chưa cân đối như sữa mẹ. Tuy nhiên vẫn có thể sử dụng để thay thế cho trẻ bú.
  • Sữa từ gia súc tại nhà tự chế biến: Ví dụ như sữa cừu, sữa bò, sữa dê. Thành phần các chất dinh dưỡng thường thiếu, đặc biệt là vi chất dinh dưỡng, nên các chuyên gia khuyến nghị nên hạn chế sử dụng hơn so với hai loại sữa trên.

Trong trường hợp không đủ điều kiện nuôi trẻ có mẹ nhiễm HIV như trên thì người mẹ bị nhiễm HIV có thể lựa chọn cách cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ít nhất là 3 tháng để nhận các chất dinh dưỡng và đề kháng từ người mẹ. Tuy nhiên, khả năng lây truyền virus HIV có trong sữa mẹ sang con là khoảng 15-20%. Vì vậy, để giảm nguy cơ lây truyền HIV cho con, người mẹ có HIV cần thực hiện như sau:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn khi mẹ và trẻ không có biểu hiện của nhiễm trùng da, miệng. Nếu có cần điều trị rồi mới cho trẻ bú.
  • Khi có điều kiện để ăn bổ sung thì phải cho trẻ ngừng hẳn bú mẹ rồi chuyển sang ăn bổ sung và uống thêm sữa công thức dành cho trẻ 6 tháng đầu đời.
  • Nuôi trẻ bằng sữa mẹ đã được xử lý virus HIV: Mẹ hãy vắt sữa ra và đun sôi 100 độ để diệt vi rút HIV, sau đó làm lạnh ngay và cho trẻ ăn.
  • Bú trực: Việc làm này vừa giúp giảm khả năng nhiễm HIV ở trẻ sơ sinh vừa giúp trẻ được tận hưởng dòng sữa mẹ ngọt ngào và các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này thì phải đảm bảo người cho bé bú trực hoàn toàn khỏe mạnh và không bị nhiễm HIV.

Lưu ý: Tuyệt đối không nuôi trẻ phối hợp giữa bú mẹ và nuôi sữa thay thế vì tăng nguy cơ lây truyền cho trẻ, tăng nguy cơ tử vong gấp 6 lần do mắc các bệnh nhiễm trùng của trẻ.

3. Làm gì để loại trừ nguy cơ nhiễm HIV cho con?

HIV ở phụ nữ mang thai có thể lây truyền cho con trong quá trình mang thai, khi sinh và khi cho con bú. Nếu không được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV mang thai sẽ có 35 trẻ sinh ra lây truyền HIV từ mẹ. Nhưng nếu được điều trị dự phòng chỉ có khoảng 5 trẻ sinh ra bị lây truyền căn bệnh này từ mẹ. Do đó việc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là việc rất quan trọng.

Phòng tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con
Bệnh HIV có thể lây từ mẹ sang con

3.1 Trong khi mang thai

  • Thực hiện tư vấn đầy đủ trước và sau xét nghiệm HIV ở phụ nữ mang thai;
  • Tư vấn về dinh dưỡng khi mang thai và nuôi dưỡng trẻ sau sinh;
  • Tư vấn về nguy cơ và bất lợi có thể xảy ra khi mang thai, sinh đẻ và việc nuôi dưỡng,chăm sóc trẻ sau này;
  • Tư vấn hỗ trợ tinh thần, thực hiện các hành vi an toàn tránh để lây nhiễm HIV cho bản thân và người xung quanh.
  • Tập huấn sẵn sàng điều trị bằng ARV và thực hành tuân thủ thuốc ARV.

3.2 Trong khi sinh

  • Đảm bảo các nguyên tắc vô khuẩn trong sản khoa.
  • Hạn chế các thủ thuật như: bấm ối, mổ lấy thai, đặt điện cực, rạch màng ối sớm.
  • Tắm cho trẻ ngay sau sinh.

3.3 Sau khi sinh

  • Thực hiện cấp phát đủ liều thuốc ARV cho mẹ nếu mẹ và trẻ được xuất viện sớm.
  • Chuyển tiếp hồ sơ đến cơ sở chăm sóc và điều trị HIV dành cho người lớn để người mẹ được chăm sóc và điều trị lâu dài.

Để tránh những hậu quả nguy hiểm không mong muốn cho những phụ nữ mang thai mắc phải HIV/AIDS, cần phải hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để những sản phụ này được tư vấn HIV cho phụ nữ mang thai một cách kịp thời, từ đó sẽ có phương pháp điều trị cũng như dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con phù hợp nhất.

Quý khách có nhu cầu có thể đến đặt lịch trực tiếp tại hệ thống Bệnh viện, Phòng khám Vinmec trên toàn quốc theo danh sách TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

864 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan