Người bị tiểu đường có nhổ răng được không?

Bị tiểu đường có nhổ răng được không chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người bệnh cũng như người nhà của bệnh nhân. Các bệnh về răng là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường. Vì thế, việc người bệnh tiểu đường nhổ răng được không còn tùy thuộc vào lượng đường huyết đo được trước khi tiến hành nhổ.

1. Các vấn đề về răng miệng ở người bị tiểu đường

Thông tin từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, so với người bình thường, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ gặp phải các vấn đề về răng miệng cao hơn, bao gồm:

Nguyên nhân tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng là do không thể kiểm soát được lượng đường trong máu dẫn đến các bệnh ở nướu. Bên cạnh đó, người bị tiểu đường có thói quen hút thuốc cũng dễ bị bệnh về răng miệng cao hơn người bị tiểu đường nhưng không có thói quen hút thuốc.

Đồng thời, khi bị bệnh tiểu đường, khả năng chống lại vi khuẩn ở nướu miệng gây nhiễm trùng bị suy giảm. Đối với tình trạng khô miệng, nguyên nhân có thể do thuốc điều trị bệnh đau thần kinh tiểu đường gây ra.

Thông thường, người bị bệnh tiểu đường rất dễ bỏ qua các biểu hiện của sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như:

  • Chảy máu khi đánh răng hoặc khi xỉa răng.
  • Răng khấp khểnh, hai hàm răng không khớp với nhau.
  • Hôi miệng trong thời gian dài dù đánh răng, súc miệng kỹ.
  • Tụt nướu, nướu đỏ và sưng, các răng vĩnh viễn bị lung lay.

2. Người bị tiểu đường có nhổ răng được không?

Theo các nha sĩ, người bị bệnh tiểu đường nếu gặp các vấn đề về răng miệng, đau nhức răng và không thể giữ răng được thì buộc phải nhổ bỏ răng. Tuy nhiên, có nhiều người lo lắng và thắc mắc về việc nhổ răng khi bị tiểu đường là do sợ gặp biến chứng như vết thương lâu lành, dễ bị nhiễm trùng cơ hội.

Để quyết định có nhổ bỏ răng không, nha sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm đường huyết trước khi nhổ để theo dõi lượng đường huyết duy trì trong khoảng thời gian này là bao lâu. Nếu từ 7 - 10 mmol/l thì người bệnh có thể nhổ răng được. Nếu cao hơn thì cần điều trị làm giảm đường huyết dưới 10 mmol/lít mới được tiến hành nhổ.

Một điều quan trọng khi nhổ răng ở người bị tiểu đường, đó là phải được tiến hành ở những cơ sở y tế, nha khoa đáng tin cậy. Người bệnh không được tự ý nhổ hoặc đến những phòng khám không rõ uy tín, sẽ dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

3. Chăm sóc và phòng ngừa các vấn đề răng miệng ở người bị tiểu đường

Để phòng ngừa các vấn đề răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường, cần lưu ý và chăm sóc sức khỏe như sau:

  • Cố gắng kiểm soát đường huyết tốt: Theo dõi đường huyết thường xuyên và cố gắng giữ chỉ số này trong mục tiêu mà bác sĩ hướng dẫn và chỉ định. Nếu đường huyết được kiểm soát tốt, nguy cơ gặp phải các vấn đề về răng miệng là thấp hơn.
  • Chải răng, giữ gìn vệ sinh răng miệng: Chải răng tối thiểu 2 lần/ngày và buổi sáng và tối, sau khi ăn. Nên sử dụng loại bàn chải có lông mềm để chải răng nhẹ nhàng, không làm tổn thương răng nướu, sử dụng kem đánh răng có chứa flo.
  • Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng: Để loại bỏ thức ăn bám ở kẽ răng hoặc viền nướu, người bệnh nên sử dụng chỉ nha khoa.
  • Thăm khám nha sĩ định kỳ: Để có sức khỏe răng miệng tốt, bạn nên thăm khám nha khoa tối thiểu 2 lần/năm để được kiểm tra các vấn đề răng miệng. Bên cạnh đó, cũng làm sạch răng miệng kỹ lưỡng và đúng cách hơn. Báo với nha sĩ về tình trạng tiểu đường của mình để có thể được hướng dẫn theo dõi, xử trí các vấn đề về sức khỏe răng miệng kịp thời. Khi thấy có các biểu hiện nêu trên như chảy máu, nướu sưng đỏ và đau, khô miệng, răng lung lay, ... hãy liên hệ với nha sĩ ngay.
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá: Như đã đề cập ở trên, người bị tiểu đường hút thuốc lá có nguy cơ gặp vấn đề về răng miệng cao hơn, nghiêm trọng hơn như mất răng. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa là bỏ thói quen hút thuốc lá.

Bị tiểu đường có nhổ răng được không? Câu trả lời là có nhưng tùy thuộc vào lượng đường huyết của người bệnh, nếu không đạt lượng đường máu duy trì thì người bệnh cần điều trị về chỉ số đường máu quy định để có thể tiến hành nhổ răng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan