Nguyên nhân hay đau đầu vùng trán

Đau đầu vùng trán là một tình trạng phổ biến và rất có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân hay đau đầu vùng trán này do đâu? Cách điều trị thế nào và khi nào cần đi khám bác sĩ? Tất cả các câu hỏi trên sẽ được giải đáp qua bài viết dưới dây.

1. Đau đầu vùng trán là gì ?

Nhức đầu hay đau đầu có đủ dạng và hình thức, trong đó nhức đầu trán hoặc đau đầu vùng trán là một số trong những trường hợp phổ biến nhất. Đau thường được cảm thấy ngay trên trán và thường được gọi là đau đầu phía trước. Người bệnh thường có cảm giác như có vật gì đè lên cả hai bên đầu, cường độ đau từ nhẹ đến trung bình. Một số người mô tả nó giống như một chiếc băng đô hoặc thắt lưng siết chặt quanh đầu của bạn. Đôi khi cơn đau có thể nghiêm trọng hơn. Vùng đau có thể bị cô lập ở một điểm hoặc lan rộng ra toàn bộ trán. Nó cũng có thể lan xuống toàn bộ khuôn mặt, gây suy nhược hoàn toàn cho đến khi hết đau đầu.

Đau đầu trán có thể liên quan đến một loại đau đầu khác được gọi là đau đầu thái dương, ảnh hưởng đến các bên của hộp sọ. Mặc dù điều này thường tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng nó có thể tái phát nhiều lần. Đau đầu vùng trán có thể kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần, nhưng điều này không phổ biến lắm.

Đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân, vì vậy điều quan trọng là phải đánh giá đau đầu trán cùng với các triệu chứng khác. Mặc dù hầu hết các trường hợp đau đầu phía trước không nghiêm trọng, nhưng cường độ của cơn đau có thể cho bạn biết được nguyên nhân gây nên cơn đau.

Triệu chứng của đau đầu vùng trán:

Đau đầu trán thường sẽ đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng bổ sung của tình trạng cơ bản. Ví dụ, nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng viêm xoang, các triệu chứng khác ở mũi cũng thường xuất hiện. Điều quan trọng cần nhớ là đau đầu không phải là một bệnh, mà là một triệu chứng. Sau đây là một số triệu chứng liên quan phổ biến nhất đi kèm với đau đầu:

  • Đỏ mắt, bỏng rát và chảy nước mắt
  • Nhìn mờ hoặc nhìn đôi
  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mũi và hắt hơi
  • Giọng mũi đối với giọng nói
  • Đau mặt, đau mũi, đau má, đau hàm
  • Buồn nôn và đôi khi nôn mửa
  • Chóng mặt
đau đầu vùng trán
Đau đầu vùng trán là tình trạng thường gặp ở một số người

2. Nguyên nhân hay đau đầu vùng trán

Đau đầu vùng trán có nhiều nguyên nhân và để xác định được chính xác nguyên nhân gây đau là gì ngoài việc tới khám tại các cơ sở y tế, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng chẳng hạn như chụp MRI hoặc CT - scanner, sẽ giúp xác định cấu trúc não và loại trừ các nguyên nhân có thể xảy ra thì bạn cũng cần nắm được những thông tin sau:

  • Thời điểm cơn đau đầu vùng trán của bạn bắt đầu
  • Cơn đau tồn tại bao lâu
  • Bạn bị đau như thế nào
  • Cơn đau nằm ở đâu
  • Cơn đau nghiêm trọng như thế nào
  • Cảm giác của bạn đã và đang chịu đựng nỗi đau
  • Liệu các hoạt động cụ thể hoặc điều kiện môi trường có ảnh hưởng đến cơn đau hay không
  • Bạn có phát hiện được bất kỳ kích hoạt nào không

Và dưới đây là các nguyên nhân gây đau đầu vùng trán :

2.1. Căng mắt

Thường xuyên nhìn vào đèn sáng hoặc lạm dụng mắt là vấn đề phổ biến dẫn đến mỏi mắt, có thể dẫn đến nhức đầu vùng trán hoặc đau đầu trên trán. Hầu hết mọi người nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính trong thời gian dài tại nơi làm việc và cho đến khi về nhà lại tiếp tục nhìn vào màn hình điện thoại hoặc tivi. Điều này làm tăng thêm thời gian tiếp xúc của nhãn cầu với các thiết bị điện tử khiến mắt của bạn bị căng thẳng và đau đầu vùng trán là không thể tránh khỏi.

2.2. Xoang

Khoang xoang nằm ở phần trước của hộp sọ. Nó bao gồm các khoảng rỗng lớn chứa đầy không khí nằm sau mũi ở giữa mặt. Khi khu vực này bị nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn, nó có thể dẫn đến cảm giác đau tức và phát triển cơn đau đầu.

2.3. Căng cơ

Là nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu cấp tính xảy ra đột ngột. Co thắt cơ hoặc căng cơ trán có thể gây ra cơn đau có thể lan ra bên ngoài, dẫn đến đau đầu. Đau đầu do căng cơ còn được gọi là đau đầu do căng thẳng và biểu hiện như một cơn đau như dải trên trán. Cơn đau có thể trầm trọng hơn trong ngày và giảm bớt sau khi nghỉ ngơi. Căng cơ có thể do căng thẳng, mệt mỏi, vận động sai tư thế hoặc thậm chí mất nước.

2.4. Đau nửa đầu

Một tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi đau đầu thường xuyên, với những cơn đau đầu vùng trán là một biểu hiện có thể xảy ra. Có một số lý do tại sao một người có thể bị đau nửa đầu, chẳng hạn như sự thay đổi mức độ hormone trong não hoặc các yếu tố môi trường khác. Đau đầu vùng trán liên quan đến chứng đau nửa đầu có thể đi kèm với các triệu chứng khác như mờ mắt, buồn nôn, nôn hoặc chóng mặt.

2.5. Tình trạng viêm nhiễm

Sưng và viêm có thể làm tăng áp lực xung quanh trán và thái dương của bạn. Điều này có thể do bệnh tật hoặc do lượng chất lỏng tăng lên trong các mô mềm của đầu và cổ.

2.6. Viêm màng não

Tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như viêm màng não, cũng có thể gây ra đau trán. Nhiễm trùng này xảy ra trong túi chất lỏng bao quanh não và tủy sống của bạn. Nhiễm trùng này là một tình trạng nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

2.7. Viêm động mạch tế bào khổng lồ

Viêm động mạch tế bào khổng lồ hay GCA là một bệnh viêm mạch máu trung bình và lớn. Tình trạng viêm động mạch tế bào khổng lồ viêm động mạch tế bào khổng lồ chủ yếu ảnh hưởng đến động mạch lớn ở cổ cụ thể là các nhánh của động mạch cảnh ngoài. Tình trạng viêm dẫn đến lưu lượng máu bị suy giảm, gây nên các triệu chứng khác nhau như đau đầu vùng trán, thị lực thay đổi và đau hàm khi nhai.

Viêm động mạch tế bào khổng lồ thường xảy ra ở thái dương, cả hai bên hoặc chỉ một. Đôi khi nó cũng có thể co cụm lại ở vùng trán hoặc thậm chí lan ra phía sau đầu. Nhiều người sẽ có cảm giác rất đau khi chải tóc hoặc đội mũ.

Có nhiều triệu chứng khác nhau giúp gợi ý chẩn đoán viêm động mạch tế bào khổng lồ GCA. Bạn có thể bị sốt hoặc cảm thấy đau nhức khắp người, mệt mỏi và sụt cân đáng kể. Cảm giác đau đầu này có thể xảy ra liên tục trong thời gian dài vài tuần, thậm chí vài tháng. Những thay đổi về thị lực, chẳng hạn như mất hoàn toàn thị lực ở một mắt hoặc nhìn đôi, có thể xảy ra với bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ.

2.8. U não

Một khối u não xảy ra khi các tế bào trong não phát triển ngoài tầm kiểm soát và theo cách bất thường. Có nhiều loại khối u não khác nhau và chúng phát triển với tốc độ khác nhau, một vài người thì diễn biến chậm chạp nhưng một vài người thì lại rất nhanh. Các khối u não thường được chia thành lành tính và ác tính, với loại u não có tiên lượng xấu hơn. Thông thường, cơn đau nhức đầu do u não diễn ra âm ỉ và diễn ra liên tục, hoặc có thể là cơn đau nhói. Mặt khác, một số khối u não lại không gây ra bất kỳ cơn đau nào.

U não là một trong các nguyên nhân gây đau đầu vùng trán và hốc mắt
U não là một trong các nguyên nhân gây đau đầu vùng trán và hốc mắt

Đau đầu vùng trán hoặc đau đầu do khối u não thường tồi tệ hơn vào ban đêm và mọi người thường cho biết rằng cơn đau khiến họ tỉnh ngủ. Đau đầu thường xuyên xảy ra hoặc nặng hơn ở cùng bên với khối u. Nhưng cơn đau đầu cũng có thể được tổng quát, đặc biệt nếu nó là do tăng áp lực nội sọ (ICP) hoặc não úng thủy (tắc nghẽn hệ thống não thất trong não).

Có thể có các triệu chứng khác liên quan đến khối u não ngoài đau đầu. Bao gồm các:

  • Co giật
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Mất ý thức
  • Mất trí nhớ hoặc các thay đổi nhận thức khác
  • Rối loạn tâm trạng (trầm cảm) hoặc thay đổi tính cách
  • Yếu cơ
  • Khó khăn với ngôn ngữ (tức là nói ngọng)
  • Các vấn đề về thị lực

2.9. Dùng nhiều chất kích thích

Cảm giác nôn nao có thể gây ra đau đầu vùng trán nói riêng hay đau đầu nói chung, và ngay cả việc cai nghiện chất gây nghiện cũng có thể gây ra những cơn đau này. Bỏ caffein, rượu hoặc các chất khác có thể gây ra một số triệu chứng, bao gồm cả đau vùng trán.

2.10. Rối loạn tiền đình

Căn bệnh này hay gặp ở nhiều người đặc biệt là phái nữ. Những triệu chứng điển hình bao gồm: đau nhiều vùng trán, cảm giác động mạch 2 bên thái dương đập mạnh hơn bình thường, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hay nôn khan khi thay đổi tư thế.

2.11. Thiểu năng tuần hoàn não

Hiểu đơn giản thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng não không được cung cấp đủ oxy để nuôi dưỡng tế bào, từ đó dẫn đến các triệu chứng như đau nhức đầu, nhất là vùng trán, khó ngủ, mất ngủ, hay quên và khó tập trung.

2.12. Đau đầu do tâm lý

Đây là những cơn đau đầu do thần kinh bị kích thích quá mức dẫn đến bộ não không thể kiểm soát được căng thẳng. Không chỉ đau đầu vùng trán, người bệnh bị đau đầu do tâm lý còn có các biểu hiện khác như lo âu, trí nhớ giảm sút, kém tập trung, thậm chí là trầm cảm. Những cơn đau đầu này thường dai dẳng kéo dài và có thể tăng lên khi bạn xúc động.

đau đầu vùng trán
Đau đầu vùng trán có thể do tình tâm lý gây ra

3. Bạn có thể làm gì để ngăn ngừa đau đầu vùng trán?

Điều trị đau trán dựa vào việc tìm hiểu nguyên nhân gây đau trán ngay từ đầu.

Các kỹ thuật phòng ngừa phổ biến có thể bao gồm:

  • Thực hành thư giãn. Đau đầu do căng thẳng và stress có thể ít xảy ra hơn với các lựa chọn thư giãn như hít thở sâu, yoga và massage.
  • Ăn uống thường xuyên. Đường huyết thấp và đau đầu khi đói sẽ không thành vấn đề nếu bạn duy trì thói quen ăn uống đều đặn với những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm.

Thực phẩm giàu chất oxy hóa

, cam, quýt, mật ong, cá hồi,... là những thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ mạch máu cũng như tăng cường chức năng não bộ hiệu quả.

Thực phẩm giàu sắt

Trong quá trình sản xuất hồng cầu, sắt là nguyên tố vi lượng quan trọng không thể thiếu. Nếu đau đầu do các bệnh lý về mạch máu não gây ra, bổ sung nhóm thực phẩm này sẽ làm giảm triệu chứng đau đầu đáng kể. Các nhóm thực phẩm giàu sắt là thịt bò, gan động vật, các loại hạt,...

Thực phẩm giàu axit béo omega -3

Omega 3 là chất béo không no, giúp bảo vệ mạch máu, não bộ và hệ thống xương khớp của cơ thể. Các thực phẩm giàu omega 3 là cá (cá hồi, cá thu, cá trích,...), các loại rau màu xanh đậm, hạt lanh,...

  • Tránh các hoạt động nhất định. Nếu cơn đau đầu trầm trọng hơn khi bạn chơi trò chơi điện tử, ngồi trên ghế sau hoặc đọc sách trong điều kiện ánh sáng yếu, hãy tránh những điều này tốt nhất có thể.
  • Theo dõi huyết áp của bạn. Đau đầu do tăng huyết áp có thể khá đau. Giữ huyết áp thấp sẽ giúp ích cho đầu và tim của bạn.
  • Áp dụng một số mẹo giảm đau như: Xoa bóp thái dương - ấn đường; Chườm khăn ấm lên vùng trán giúp tăng cường tuần hoàn máu; Uống trà gừng, trà hoa cúc; Xông mũi bằng thảo dược như sả, bạc hà, tía tô; Vệ sinh vùng mũi sạch sẽ bằng nước muối ấm.

Nếu những phương pháp trên không làm tình trạng của bạn thuyên giảm, hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ ra biện pháp điều trị hữu ích nhất dành cho bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

151.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan