Quy trình chụp CLVT cột sống cổ không tiêm thuốc đối quang

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Công Trình - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh.

Các vấn đề sức khỏe ở cột sống cổ như chấn thương, khối u, viêm xương và phần mềm,... ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Thậm chí là tính mạng của bệnh nhân. Chụp CLVT cột sống cổ không tiêm thuốc đối quang là phương pháp được chỉ định thực hiện để phát hiện các vấn đề trên.

1. Chụp CLVT cột sống cổ là gì?

Cột sống cổ là phần cao nhất của cột sống, bao gồm 7 đốt sống đầu tiên. Chụp CLVT cột sống cổ là từ viết tắt của chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ (chụp CT scan). Đây là thủ thuật y tế kết hợp giữa phương pháp chụp X-quang với máy vi tính, thực hiện chụp lại một cách chi tiết hình ảnh cột sống cổ. Phương pháp này giúp tạo ảnh cột sống cổ để bác sĩ đánh giá các tổn thương của xương, đĩa đệm, ống sống và các thành phần lân cận.

2. Chỉ định/chống chỉ định chụp CLVT cột sống cổ

2.1 Chỉ định

Chụp cắt lớp vi tính thường có kết quả rất nhanh nên nó thường được sử dụng trong cấp cứu, giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe sau:

2.2 Chống chỉ định

Không có chống chỉ định tuyệt đối với phương pháp chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ. Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán hình ảnh này cũng có chống chỉ định tương đối với phụ nữ có thai.

Mang thai nhưng không tăng cân, tăng cân ít: Nguyên nhân là gì?
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này có chống chỉ định tương đối với phụ nữ mang thai

3. Quy trình chụp CLVT cột sống cổ không tiêm thuốc đối quang

3.1 Chuẩn bị

  • Nhân sự thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng và kỹ thuật viên điện quang;
  • Phương tiện kỹ thuật: Máy chụp cắt lớp vi tính, phim, máy in phim và hệ thống lưu trữ hình ảnh;
  • Bệnh nhân: Được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ; tháo bỏ vòng cổ, khuyên tai, kẹp tóc, đồ trợ thính hay các thiết bị nha khoa bằng kim loại nếu có; có thể được cho dùng thuốc an thần nếu quá kích động, không nằm yên;
  • Phiếu xét nghiệm: Phiếu chỉ định chụp cắt lớp vi tính của bác sĩ; hồ sơ bệnh án và kết quả chẩn đoán hình ảnh liên quan nếu có.

3.2 Tiến hành chụp CLVT cột sống cổ

  • Tư thế bệnh nhân: Đặt người bệnh trong khung máy, nằm ngửa, vai hạ thấp tối đa, 2 tay đặt xuôi dọc theo cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân nhịn thở, không nuốt trong quá trình thăm khám;
  • Chụp định khu toàn bộ cột sống cổ;
  • Lấy hình định vị theo hướng bên, bắt đầu từ khớp thái dương hàm tới bờ dưới;
  • Đặt chương trình chụp theo yêu cầu lâm sàng. Có thể sử dụng các lớp cắt theo hướng các đĩa đệm để nhận định bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc chụp toàn bộ cột sống cổ, sử dụng các phần mềm có thể xử trí ảnh sau chụp;
  • Chọn ảnh chụp phim trên các cửa sổ đĩa đệm, cửa sổ xương.

Trong quá trình chụp bệnh nhân cần nằm yên vì chuyển động có thể làm mờ ảnh chụp. Quá trình chụp CLVT cột sống cổ thường kéo dài 10 - 15 phút.

3.3 Đọc kết quả

Kết quả chụp CT cột sống cổ thường có trong vòng 48 tiếng. Bác sĩ sẽ xem kết quả và xác định các bước kế tiếp. Những vấn đề có thể phát hiện gồm:

Cột sống cổ
Kết quả chụp CT cột sống cổ thường có trong vòng 48 tiếng
  • Đánh giá các tổn thương trong bệnh thoái hóa đốt sống như thoái hóa dây chằng, thoái hóa khối khớp bên, trượt đốt sống do thoái hóa, hẹp ống sống;
  • Đánh giá các tổn thương thân đốt sống như xẹp thân đốt, trượt thân đốt, vỡ thân đốt,... Đặc biệt, cần chú ý hình ảnh di lệch tổn thương tường sau thân đốt (do nguy cơ chèn ép tủy và rễ tủy rất cao) cùng các tổn thương cung sau, máu tụ do chấn thương, dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, tổn thương phần mềm rãnh sống, vị trí của các dị vật;
  • Đánh giá các bất thường bẩm sinh của cột sống;
  • Bác sĩ đọc tổn thương và có thể tư vấn chuyên môn cho bệnh nhân, người thân.

Tùy thuộc vào kết quả thu được, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp CLVT cột sống cổ thêm, xét nghiệm máu hoặc các phương pháp chẩn đoán khác để có kết luận chính xác.

3.4 Tai biến và cách xử trí

Kỹ thuật chụp CLVT cột sống cổ không có tai biến. Tuy vậy, có thể xảy ra một số sai sót nên phải thực hiện lại kỹ thuật nếu người bệnh không giữ bất động trong quá trình chụp hoặc ảnh chụp không được rõ nét.

Một số lưu ý:

  • Về kết quả, đôi khi chụp CLVT cột sống cổ sẽ phát hiện ra những tổn thương mà các phương pháp khác như chụp X-quang, chụp MRI hoặc siêu âm không phát hiện được;
  • Trẻ em khi thực hiện chụp CT cần được hướng dẫn kỹ lưỡng. Với trẻ còn quá nhỏ hoặc quá sợ hãi, bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc an thần để giúp trẻ thư giãn.

Quy trình chụp CLVT cột sống cổ không tiêm thuốc đối quang khá đơn giản và thường không gây tai biến. Vì vậy, khi được chỉ định thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh này, bệnh nhân không nên quá lo lắng mà chỉ cần làm theo các hướng dẫn của bác sĩ là được.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

751 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan