Sa sút trí tuệ trong chấn thương đầu

Sa sút trí tuệ sau chấn thương đầu là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng. Những người trẻ tuổi dễ bị chấn thương đầu hơn những người lớn tuổi. Chấn thương đầu là nguyên nhân phổ biến thứ 3 của chứng sa sút trí tuệ. Nó đứng sau nhiễm trùng và nghiện rượu.

1. Đặc điểm và những nguyên nhân của sa sút trí tuệ trong chấn thương đầu

Bản chất của chứng sa sút trí tuệ ở những người bị chấn thương đầu rất khác nhau tùy theo loại, vị trí của chấn thương và đặc điểm của người đó trước khi bị chấn thương đầu. Người lớn tuổi bị chấn thương ở đầu thường dễ bị các biến chứng như sa sút trí tuệ và đối với trẻ em thì khả năng bị các biến chứng nặng hơn. Nam giới, đặc biệt là nam giới trẻ tuổi, có nhiều khả năng bị chấn thương đầu hơn phụ nữ.

Chứng sa sút trí tuệ sau chấn thương đầu khác với các loại sa sút trí tuệ khác. Nhiều loại bệnh mất trí nhớ, chẳng hạn như bệnh Alzheimer sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian nhưng chứng mất trí nhớ do chấn thương đầu thường không trở nên nặng hơn theo thời gian mà thậm chí có thể cải thiện phần nào theo thời gian. Tuy nhiên, sự cải thiện thường có diễn tiến chậm và mất vài tháng hoặc vài năm.

Những nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương đầu:

  • Té ngã (40%);
  • Chấn thương do không cố ý (15%);
  • Tai nạn xe cơ giới (14%);
  • Tấn công (11%);
  • Không rõ nguyên nhân (19%);
  • Sử dụng rượu hoặc các chất khác là một yếu tố gây ra khoảng một nửa số ca chấn thương này.
Suy giảm trí nhớ, mất tập trung có phải dấu hiệu bệnh lý?
Bản chất của chứng sa sút trí tuệ ở những người bị chấn thương đầu rất khác nhau tùy theo loại

2. Các triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ trong chấn thương đầu

Các triệu chứng liên quan đến sa sút trí tuệ trong chấn thương đầu bao gồm những triệu chứng ảnh hưởng đến suy nghĩ và sự tập trung, trí nhớ, giao tiếp, tính cách, tương tác với người khác, tâm trạng và hành vi. Các triệu chứng này xuất hiện tùy thuộc vào phần đầu bị thương, lực đánh, mức thương tích và tính cách của người đó trước khi bị thương. Một số triệu chứng có thể xuất hiện nhanh chóng, trong khi những triệu chứng khác phát triển chậm hơn. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng đã bắt đầu xuất hiện trong tháng đầu tiên sau chấn thương.

Các triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ ở những người bị chấn thương đầu bao gồm:

  • Gặp vấn đề suy nghĩ;
  • Mất trí nhớ;
  • Kém tập trung;
  • Quá trình suy nghĩ chậm lại;
  • Khó chịu, dễ bực bội;
  • Hành vi bốc đồng;
  • Tâm trạng lâng lâng;
  • Bồn chồn hoặc kích động;
  • Mất ngủ;
  • Gây hấn, gây chiến hoặc thù địch;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Các triệu chứng thực thể mơ hồ;
  • Một số người bị co giật sau một chấn thương đầu. Đây không phải là một phần của chứng sa sút trí tuệ, nhưng chúng có thể làm phức tạp thêm việc chẩn đoán và điều trị chứng sa sút trí tuệ.
Thỉnh thoảng chóng mặt và không nhớ được có phải dấu hiệu mất trí nhớ tạm thời không và có tái phát không?
Các triệu chứng liên quan đến sa sút trí tuệ trong chấn thương đầu bao gồm những triệu chứng ảnh hưởng đến suy nghĩ và sự tập trung

Các rối loạn tâm thần chính có thể phát triển sau chấn thương đầu. Một người có thể có 2 hoặc nhiều hơn trong số biểu hiện này:

  • Trầm cảm, buồn bã, mau nước mắt, thờ ơ, thu mình, mất hứng thú với các hoạt động từng yêu thích, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, tăng hoặc giảm cân;
  • Lo lắng hoặc sợ hãi quá mức làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày hoặc các mối quan hệ; Xuất hiện các dấu hiệu thể chất như bồn chồn hoặc cực kỳ mệt mỏi, căng cơ, khó ngủ;
  • Trạng thái hưng phấn tột độ, bồn chồn, tăng động, mất ngủ, nói nhanh, bốc đồng, phán đoán kém;
  • Rối loạn tâm thần, không có khả năng suy nghĩ thực tế; các triệu chứng như ảo giác, ảo tưởng, hoang tưởng và thiếu suy nghĩ sáng suốt; Nếu nghiêm trọng thì hành vi bị gián đoạn nghiêm trọng và nếu nhẹ hơn thì hành vi có xu hướng kỳ quái hoặc đáng ngờ;
  • Các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế;
  • Sự phát triển của ám ảnh và cưỡng chế xuất hiện; thiếu linh hoạt hoặc khả năng thay đổi;
  • Nguy cơ tự tử. Cảm giác vô giá trị hoặc cuộc sống không đáng sống hoặc thế giới sẽ tốt hơn nếu không có họ, nêu ý định tự tử, lập kế hoạch tự tử.

3. Khám và kiểm tra chứng sa sút trí tuệ sau chấn thương đầu

Trong hầu hết các trường hợp, sự xuất hiện của các triệu chứng sa sút trí tuệ rõ ràng có liên quan đến một chấn thương đầu đã biết. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bị chấn thương trình bày chi tiết về sự khởi đầu của các triệu chứng. Chúng phải bao gồm những điều sau:

  • Xác định tính chính xác của thương tích và nó xảy ra như thế nào;
  • Những sơ cứu và chăm sóc y tế đã thực hiện ngay sau khi bị thương;
  • Trạng thái của bạn kể từ khi bị thương;
  • Bất kỳ loại thuốc theo toa hoặc thuốc không kê đơn, mà bạn đang sử dụng
  • Mô tả tất cả các triệu chứng, thời gian và mức độ nghiêm trọng của chúng
  • Chi tiết về tất cả quá trình điều trị đã trải qua kể từ khi bị thương.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi chi tiết về tất cả các vấn đề y tế hiện tại và trước đây, tất cả các loại thuốc và liệu pháp điều trị khác, tiền sử bệnh gia đình, quá trình làm việc, thói quen và lối sống của bạn. Trong hầu hết các trường hợp, cha mẹ, vợ / chồng, con đã thành niên, hoặc người thân hoặc bạn bè thân thiết khác phải có mặt để cung cấp thông tin mà người bị thương không thể cung cấp.

Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình đánh giá này, bác sĩ có thể giới thiệu người bị thương đến bác sĩ thần kinh.

Kiểm tra thể chất kỹ lưỡng cũng sẽ được thực hiện để xác định các vấn đề về thần kinh, nhận thức, các vấn đề về chức năng tâm thần hoặc xã hội và ngoại hình, hành vi hoặc tâm trạng bất thường của người bị chấn thương.

Chấn thương sọ não
Trong hầu hết các trường hợp, sự xuất hiện của các triệu chứng sa sút trí tuệ rõ ràng có liên quan đến một chấn thương đầu đã biết

4. Chẩn đoán hình ảnh cho chấn thương đầu, sa sút trí tuệ

Chấn thương đầu cũng cần phải chụp cắt lớp não để xác định xem có cấu trúc não nào có biểu hiện bất thường về thể chất hay không.

Chụp CT là một thủ thuật sử dụng loại tia X để cho thấy các chi tiết của não. Đây là bài kiểm tra tiêu chuẩn ở một người đã bị chấn thương đầu. Quá trình quét được thực hiện từ 1 đến 3 tháng sau khi bị thương có thể phát hiện tổn thương không thể nhìn thấy ngay sau khi bị thương. MRI nhạy hơn CT scan trong việc xác định một số loại tổn thương.

Chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn photon (SPECT) có thể tốt hơn CT scan hoặc MRI trong việc phát hiện các vấn đề chức năng trong não đối với một số loại sa sút trí tuệ hoặc các rối loạn não khác. SPECT chỉ có ở một số trung tâm y tế lớn.. Điện não đồ (EEG) cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán co giật hoặc tốc độ hoạt động não chậm bất thường.

5. Điều trị chứng sa sút trí tuệ sau chấn thương đầu

Người bị thương ở đầu đã trở thành chứng mất trí sẽ cần được điều trị ở các mặt sau:

  • Sửa đổi hành vi;
  • Phục hồi nhận thức;
  • Thuốc cho các triệu chứng cụ thể;
  • Gia đình hoặc mạng lưới can thiệp;
  • Các dịch vụ xã hội.

Một mục tiêu của những can thiệp này là giúp người bị thương ở đầu thích nghi với vết thương của họ về mặt nhận thức và cảm xúc. Cách khác là giúp người đó thành thạo các kỹ năng và hành vi sẽ giúp họ đạt được các mục tiêu cá nhân. Những biện pháp can thiệp này cũng giúp các thành viên trong gia đình tìm hiểu những cách họ có thể giúp người bị chấn thương đầu và bản thân họ đối phó với những thách thức mà chấn thương đầu gây ra. Những can thiệp này có thể đặc biệt quan trọng trong việc thiết lập các kỳ vọng thực tế về kết quả và tốc độ cải thiện.

chụp cắt lớp vi tính sọ não
Chấn thương đầu cũng cần phải chụp cắt lớp não để xác định xem có cấu trúc não nào có biểu hiện bất thường về thể chất hay không

6. Phòng chống chấn thương đầu

Chấn thương đầu và các biến chứng do nó gây ra rất có thể phòng ngừa được.

  • Sử dụng đồ bảo hộ khi chơi thể thao tiếp xúc, mũ cứng và thiết bị an toàn tại nơi làm việc nếu có;
  • Thắt dây an toàn và đội mũ bảo hiểm xe đạp và xe máy;
  • Đối với người lớn tuổi, thay đổi môi trường xung quanh để giảm nguy cơ té ngã là rất quan trọng;
  • Một người đã từng bị chấn thương đầu có nguy cơ bị thêm các vết thương ở đầu. Giảm nguy cơ bằng cách nhận thức các yếu tố nguy cơ;
  • Một số bệnh nhân bị chấn thương vùng đầu có ý định tự tử. Những người này cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Trong nhiều trường hợp, tự tử có thể được ngăn chặn bằng cách điều trị trầm cảm, tư vấn và các liệu pháp khác;
  • Các vận động viên không nên trở lại thi đấu cho đến khi họ đã được bác sĩ cho phép.

Triển vọng của những người bị sa sút trí tuệ sau chấn thương đầu rất khó đoán chắc chắn. Một số người hồi phục hoàn toàn sau chấn thương nặng nhưng những người khác vẫn bị tàn tật trong thời gian dài sau những chấn thương nhẹ hơn nhiều. Chứng mất trí nhớ do chấn thương đầu thường không trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và thậm chí có thể cải thiện theo thời gian.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan