Thời gian nào trong ngày lượng đường trong máu thấp nhất?

Lượng đường trong máu thường thấp nhất ngay trước bữa ăn. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc theo dõi lượng đường theo từng thời điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh hàm lượng insulin và lối sống để giữ glucose ở mức ổn định, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các biến chứng.

1. Lượng đường trong máu thấp nhất lúc nào?

Lượng đường trong máu thấp hơn 100 mg/dL sau bữa ăn 8 giờ và thấp hơn 140 mg/dL sau bữa ăn 2 giờ là bình thường. Trong ngày, lượng đường trong máu thấp nhất thường xảy ra ngay trước bữa ăn. Đối với hầu hết những người không mắc bệnh tiểu đường, đường huyết trước ăn dao động trong khoảng 70 đến 80 mg / dL. Đối với một số người, 60 hoặc 90 là bình thường.

Glucose của đa số mọi người sẽ không bao giờ giảm xuống dưới 60, ngay cả khi nhịn ăn kéo dài. Khi bạn ăn kiêng hoặc nhịn ăn, gan sẽ giữ mức bình thường bằng cách chuyển chất béo và cơ thành đường. Một số người khác có thể có mức đường huyết thấp hơn một chút.

XEM THÊM: Tại sao lượng đường trong máu tăng vào buổi sáng?

2. Chẩn đoán bệnh tiểu đường

Các bác sĩ sử dụng một số xét nghiệm sau để chẩn đoán bệnh tiểu đường:

  • Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói: Bác sĩ kiểm tra lượng đường trong máu sau nhịn ăn 8 giờ, cao hơn 126 mg / dL được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống: Sau khi nhịn ăn 8 giờ, bạn sẽ nhận được một thức uống có đường đặc biệt. 2 giờ sau, bạn được test đường huyết với mức cao hơn 200 mg / dL thì được chẩn đoán tiểu đường.
  • Xét nghiệm ngẫu nhiên: Kiểm tra lượng đường trong máu cao hơn 200 mg / dL, kết hợp với các triệu chứng của tiểu đường như đi tiểu nhiều, luôn khát nước, đã tăng hoặc giảm cân đáng kể. Sau đó, thực hiện thêm xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói hoặc xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống để xác định chẩn đoán.

Dù nguyên nhân là gì, lượng đường cao hơn mức bình thường đều không tốt cho sức khỏe. Mức đường huyết cao hơn bình thường, nhưng không đến mức tiểu đường, được gọi là tiền tiểu đường.

XEM THÊM: Carbohydrate và lượng đường trong máu

Xét nghiệm máu
Bác sĩ thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh tiểu đường

3. Biến chứng của tiểu đường

Tại sao lượng đường trong máu cao có hại cho sức khỏe? Glucose là nhiên liệu quý cho tất cả các tế bào trong cơ thể với điều kiện là hàm lượng vừa phải. Nếu quá cao, nó như một loại thuốc độc tác dụng chậm, từ từ gây hại cho cơ thể.

Đường huyết cao làm giảm khả năng tạo insulin của các tế bào tuyến tụy. Tuyến tụy lại bù lại quá mức gây thừa insulin. Theo thời gian, tuyến tụy bị tổn thương vĩnh viễn. Đường huyết cao có thể gây ra các thay đổi dẫn đến xơ vữa động mạch.

Hầu như bất kỳ bộ phận nào của cơ thể cũng có thể bị tổn hại do đường huyết cao. Các mạch máu bị tổn thương gây ra các vấn đề như:

  • Bệnh thận hoặc suy thận cần lọc máu
  • Đột quỵ
  • Đau tim
  • Mù lòa
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng
  • Rối loạn cương dương
  • Tổn thương dây thần kinh gây ngứa ran, đau hoặc giảm cảm giác ở bàn chân, cẳng chân và bàn tay
  • Lưu thông máu kém đến chân và bàn chân
  • Vết thương chậm lành và khả năng phải cắt cụt trong một số trường hợp hiếm hoi

Giữ lượng đường trong máu của bạn gần với mức bình thường để tránh xảy ra các biến chứng. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo nên kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường là 70 đến 130 mg / dL trước bữa ăn và dưới 180 mg / dL sau bữa ăn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: .webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan