Thuốc giấm táo: Bạn có nên dùng chúng?

Giấm táo được làm bằng cách lên men táo bằng men và vi khuẩn. Bạn có thể chọn uống thuốc giấm táo thay vì uống nước giấm táo nếu không thích mùi giấm. Lượng thuốc giấm táo thay đổi tùy theo nhãn hiệu, nhưng thông thường, một viên nang chứa khoảng 500 mg. Vậy giấm táo làm thuốc có công dụng gì?

1.Thành phần giấm táo

Giấm táo là nước trái cây lên men từ táo nghiền. Giống như nước ép táo, giấm táo có thể chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, cũng như chất xơ. Giấm táo cũng có chứa axit axetic và axit citric. Nhưng thật khó để biết chính xác những gì trong một số sản phẩm giấm táo. Ở Hoa Kỳ, không có định nghĩa thực sự về những gì một sản phẩm phải có để được gọi là giấm táo. Vì lý do này, số lượng từng thành phần của giấm táo có thể thay đổi từ sản phẩm này sang sản phẩm khác.

2.Giấm táo và công dụng

Nấm candida
Thuốc giấm táo có thể giúp điều trị bệnh nhiễm nấm Candida.

Những người ủng hộ thuốc giấm táo (tên tiếng Anh là Apple Cider Vinegar) cho rằng sản phẩm này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng hầu hết các nghiên cứu về thuốc giấm táo liên quan đến giấm ở dạng lỏng.

Có rất ít thông tin có sẵn về thuốc giấm táo ở dạng thuốc viên và mọi phát hiện liên quan đến thuốc giấm táo dạng lỏng không có nghĩa là giống với giấm táo dạng viên.

2.1 Kiểm soát nấm men và các loại nấm khác

Những người ủng hộ thuốc giấm táo cho rằng, sản phẩm này có thể giúp điều trị một số loại nhiễm nấm, chẳng hạn như nhiễm nấm Candida. Candida là loại nấm gây ra nhiễm trùng nấm âm đạo và nấm miệng. Candida bên trong miệng cũng có thể nhiễm trùng răng giả (infect dentures).

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy một hàm răng giả ngâm thuốc giấm táo 4% có thể ngăn Candida bám vào răng giả.

Ngâm răng giả trong 30 phút cũng không ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt của răng giả, cũng không làm thay đổi màu sắc của răng giả. Điều này cho thấy rằng, hàm răng giả ngâm vào dung dịch có chứa giấm táo có thể là một cách an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm nấm của răng giả.

Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy giấm táo dạng viên cũng có tác dụng này.

2.2 Giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Lipid là chất béo có trong máu và các mô cơ thể. Nồng độ của một số loại lipid cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Những người ủng hộ giấm táo cho rằng, sản phẩm này có thể làm giảm mức lipid gây hại cho sức khỏe, chẳng hạn như triglyceride và cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL), hoặc cholesterol xấu.

lipid máu
Thuốc giấm táo có thể làm giảm mức lipid trong máu

Một nghiên cứu trên động vật năm 2011 đã điều tra tác động của thuốc giấm táo ở chuột có sử dụng chế độ ăn nhiều cholesterol. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, thuốc giấm táo hạ thấp mức triglyceride của chuột. Tuy nhiên, thuốc giấm táo cũng tăng mức cholesterol LDL và cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), hay cholesterol tốt.

Cho đến nay, các nghiên cứu về thuốc giấm táo và bệnh tim vẫn đang tập trung nghiên cứu trên động vật. Do đó, chưa thể kết luận ảnh hưởng của thuốc giấm táo đối với sức khỏe con người.

Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại cho thấy những lợi ích không vượt quá rủi ro. Nhiều chuyên gia tin rằng thay đổi lối sống và thuốc có lẽ hiệu quả hơn.

2.3 Điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy thuốc giấm táo có đặc tính kháng khuẩn có hiệu quả chống lại nhiều chủng vi khuẩn khác nhau. Điều này cho thấy thuốc giấm táo có thể hữu ích đóng vai trò như một chất khử trùng vi khuẩn. Tuy nhiên, sử dụng thuốc giấm táo để điều trị vết thương có thể gây kích ứng và thậm chí làm bỏng da.

2.4 Kiểm soát đường huyết và tiểu đường

Một số người cho rằng thuốc giấm táo có thể chữa bệnh tiểu đường. Mặc dù không có bằng chứng để hỗ trợ cho giả thuyết này, một số nghiên cứu nhỏ cho thấy thuốc giấm táo có thể giúp kiểm soát đường huyết.

Một phân tích tổng hợp năm 2017 cho thấy, sử dụng thuốc giấm táo vào bữa ăn giúp làm giảm mức đường huyết và insulin sau bữa ăn. Đây là trường hợp cho những người bị rối loạn chuyển hóa hay những người sử dụng để kiểm soát sức khỏe.

Do đó, thuốc giấm táo có thể hữu ích khi sử dụng cùng với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn để xác nhận tác dụng này.

Sau phẫu thuật giảm cân
Thuốc giấm táo có thể hỗ trợ giảm cân

2.5 Hỗ trợ giảm cân

Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy thuốc giấm táo có thể cải thiện trong việc giảm cân. Một nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (Randomized Controlled Trial – RCT) năm 2018 cho thấy dùng thuốc giấm táo có thể làm tăng khả năng giảm cân ở những người thực hiện chế độ ăn giảm calo (RCD).

Các nhà nghiên cứu chia những người tham gia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất thực hiện RCD cùng với 30 ml (ml) thuốc giấm táo mỗi ngày và nhóm thứ hai chỉ thực hiện RCD. Sau 12 tuần, các nhà nghiên cứu đã so sánh hai nhóm.

Kết quả cho thấy, những người tham gia trong nhóm đầu tiên cho thấy giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, chu vi hông, sự thèm ăn và lượng chất béo bao quanh các cơ quan nội tạng.

Kết quả này không khẳng định sử dụng thuốc giấm táo như một phương thuốc để giảm cân. Tuy nhiên, nghiên cứu gợi ý rằng, thuốc giấm táo có thể giúp những người thực hiện RCD sẽ giảm cân nhiều hơn.

2.6 Giảm huyết áp

Những người ủng hộ thuốc giấm táo cho rằng giấm táo có thể giúp làm giảm huyết áp. Một nghiên cứu động vật nhỏ đã phát hiện ra kết quả này. Nghiên cứu này thực hiện bằng cách cho chuột bị huyết áp cao sử dụng thuốc giấm táo hoặc axit axetic. Axit axetic là thành phần điều trị chính của thuốc giấm táo.

Những con chuột nhận được axit axetic cho thấy huyết áp giảm đáng kể so với những con chuột khác. Những con chuột này cũng có lượng renin trong máu thấp hơn. Renin là một loại enzyme có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp.

Các nhà nghiên cứu cho rằng axit axetic trong giấm có tác dụng làm giảm nồng độ renin, do đó, dẫn đến sụt giảm huyết áp.

Thuốc giấm táo có thể gián tiếp hạ huyết áp bằng cách giúp mọi người giảm cân. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy một mình thuốc giấm táo có thể làm giảm cân.

Do đó, những người quan tâm đến cân nặng hoặc huyết áp nên tập trung vào thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh này cũng có thể nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị y tế.

3.Tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc giấm táo

Tiêu thụ giấm táo có thể dẫn đến các tác dụng phụ tiêu cực, bao gồm khó tiêu, kích ứng họng và kali máu thấp.

Những ảnh hưởng này rất có thể xảy ra do tính axit của giấm. Tiêu thụ giấm táo trong một thời gian dài cũng có thể phá vỡ sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể.

Ăn khó tiêu, đầy hơi, ngủ kém có phải là dấu hiệu khối u phát triển trong gan hay không?
Khó tiêu là một trong các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giấm táo có thể gặp

Một nghiên cứu cho thấy những người uống 0,88 ounce (25 gram) giấm táo trong bữa sáng sẽ cảm thấy buồn nôn hơn đáng kể so với những người không uống.

Nghiên cứu đánh giá về sự an toàn của thuốc giấm táo dạng viên báo cáo rằng, phụ nữ bị kích thích và khó nuốt trong sáu tháng sau khi bị một viên thuốc mắc kẹt trong cổ họng.

Hơn nữa, nghiên cứu trường hợp của một phụ nữ 28 tuổi có uống hàng ngày 8 ounce giấm táo (250 ml) pha với nước trong sáu năm đã cho thấy cô này đã phải nhập viện do mức kali thấp và loãng xương.

Giấm táo dạng lỏng đã được chứng minh là ăn mòn men răng là tốt. Trong khi thuốc giấm táo dạng viên có thể không dẫn đến xói mòn răng, nhưng chúng đã được chứng minh là gây kích ứng họng và có thể có tác dụng phụ tiêu cực khác tương tự như giấm ở dạng lỏng.

4.Liều lượng và cách sử dụng thuốc giấm táo

Do các nghiên cứu về thuốc giấm táo rất ít nên hiện nay chưa có gợi ý hoặc liều lượng tiêu chuẩn.

Các nghiên cứu hiện nay đang cho thấy rằng, 1-2 muỗng giấm táo (15-30 ml) pha loãng với nước và sử dụng mỗi ngày là biện pháp an toàn và có lợi cho sức khỏe. Hầu hết các nhãn hiệu thuốc giấm táo dạng viên đều khuyên dùng liều lượng tương tự.

Mặc dù liều lượng khuyến cáo của thuốc giấm táo dạng viên có thể tương tự về độ an toàn và hiệu quả như giấm táo dạng lỏng, nhưng các nhà khoa học không chắc chắn liệu thuốc dạng viên có đặc tính giống như dạng lỏng hay không.

Hơn nữa, liều lượng của viên thuốc giấm cáo có thể không chính xác kể từ khi FDA không kiểm soát thực phẩm chức năng. Các viên thuốc cũng có thể chứa các thành phần mà trong bảng thành phần không đề cập tới.

Trên thực tế, một nghiên cứu đã phân tích tám loại thuốc giấm táo khác nhau và thấy rằng nhãn và thành phần được báo cáo của các sản phẩm này không nhất quán và không chính xác.

Nếu bạn đang muốn thử dùng thuốc giấm táo, hãy chú ý đến những rủi ro có thể xảy ra. Sử dụng giấm táo ở dạng lỏng pha loãng với nước có thể là cách tốt để biết chính xác những gì bạn sẽ tiêu hoá.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, medicalnewstoday.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan