Thuyên tắc khí: Những điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Nguyễn Huy Nhật - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tình trạng thuyên tắc khí thường xảy ra trong quá trình mổ do bong bóng khí hiện diện trong lòng mạch máu làm tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc động mạch. Thuyên tắc khí có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

1. Thuyên tắc khí là gì?

Thuyên tắc khí là tình trạng các bong bóng khi đi vào cơ thể làm tắc nghẽn tĩnh mạch (thuyên tắc khí tĩnh mạch) hoặc động mạch (thuyên tắc khí động mạch).

Những bong bóng khí này có thể đi đến não, tim hoặc phổi dẫn tới người bệnh bị đau tim, đột quỵ hoặc suy hô hấp. Thực tế thì thuyên tắc khí là một bệnh khá hiếm.

2. Khi nào thì xảy ra tình trạng thuyên tắc khí?

Thuyên tắc khí trong khi mổ là tình trạng dễ xảy ra nhất do trong quá trình phẫu thuật, đặc biệt khi phẫu thuật não. Ngoài ra, thực hiện các thao tác thủ thuật khác khiến khí bên ngoài có thể vào tĩnh mạch động mạch như:

2.1 Tiêm và phẫu thuật

Sử dụng ống tiêm không đúng cách. Khi tiêm hoặc truyền dịch sẽ vô tình đưa không khí vào tĩnh mạch. Không khí cũng có thể đi vào tĩnh mạch hoặc động mạch thông qua một ống thông được chèn vào các bộ phận này.

Tiêm tĩnh mạch
Tiêm không đúng cách dẫn đến thuyên tắc khí

2.2 Chấn thương phổi

Thuyên tắc khí đôi khi có thể xảy ra do chấn thương ở phổi, ví dụ như nếu phổi bị tổn thương sau một tai nạn, người bệnh có thể được đặt máy thở. Áp lực lớn nên máy thở có thể vô tình đưa không khí sẽ vào tĩnh mạch hoặc động mạch gây tử vong đột ngột.

2.3 Lặn

Khi lặn lâu dưới nước cũng có thể bị thuyên tắc do nín thở quá lâu hoặc nổi lên mặt nước quá nhanh.

Các hành động bất ngờ này có thể khiến túi khí trong phổi, được gọi là phế nang bị vỡ. Khi tình trạng này xảy ra, không khí có thể di chuyển đến các động mạch, dẫn đến tắc mạch. Chính vì vậy, để tránh xảy ra tình trạng này, cần khởi động trước khi bơi kỹ để cơ thể dẻo dai nhất, tránh các hành động bất ngờ đột ngột.

2.4 Chấn thương do khí nổ

Một chấn thương xảy ra bất ngờ như bom hoặc vụ nổ có thể khiến tĩnh mạch hoặc động mạch mở ra. Do lực của vụ nổ có thể đẩy không khí vào tĩnh mạch hoặc động mạch bị thương.

Theo thống kê, loại chấn thương phổ biến nhất gây tử vong do thuyên tắc khí ở người bệnh là do khí nổ gây vỡ phổi. Khi tình trạng này xảy ra sẽ làm không khí sẽ bị đẩy vào tĩnh mạch hoặc động mạch phổi và gây tắc nghẽn.

Nếu thuyên tắc khí ở tĩnh mạch có thể gây chết nếu kích thước của bong bóng hơi lớn và vào tim sẽ làm cản trở máu về tim phải và lên phổi. Tuy nhiên, thông thường bong bóng này chỉ dừng lại ở phổi và không gây ra nhiều triệu chứng khác.

Thuyên tắc hơi ở động mạch (arterial gas embolism-AGE) nguy hiểm hơn ở tĩnh mạch rất nhiều. Bởi vì, bong bóng khí có thể gây tắc ở những vùng mà mạch máu tới nuôi dưỡng.

Bom nổ
Bom nổ khiến tĩnh mạch hoặc động mạch mở ra

3. Triệu chứng khi khí vào tĩnh mạch

Khí vào tĩnh mạch sẽ gây ra các triệu chứng:

  • Đau khớp và cơ
  • Nhịp tim bất thường
  • Mắt nhìn mờ
  • Co giật
  • Máu chảy ra từ miệng
  • Huyết áp thấp kèm chóng mặt
  • Khó thở, đau ngực
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Run rẩy
  • Ảo giác hoặc ảo thanh
  • Buồn nôn hoặc bị nôn mửa
  • Da xanh tím
  • Liệt hoặc yếu tứ chi
  • Mất ý thức.
co giật
Co giật là triệu chứng của khi khí vào tĩnh mạch

4. Điều trị khi bị thuyên tắc khí

Khi có các triệu chứng của thuyên tắc khí, cần đưa tới các cơ sở khám y tế uy tín để được điều trị kịp thời. Thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu duy trì tư thế ngồi để giúp ngăn chặn tắc mạch máu đi đến não, tim và phổi.

Sử dụng thuốc adrenalin, để giữ cho tim bơm máu. Nếu nặng, bác sĩ sẽ có chỉ định loại bỏ thuyên tắc khí thông qua phẫu thuật hoặc sử dụng pháp oxy cao áp. Liệu pháp này sẽ giúp bong bóng khí co lại để có thể được hấp thụ vào máu mà không gây ra bất kỳ tổn hại nào.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan