Tìm hiểu về tình trạng hạ đường huyết

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Thắng - Phó khoa khám bệnh & Nội khoa kiêm trưởng Đơn nguyên Nội trú Nội bệnh - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Hạ đường huyết là tình trạng khá nguy hiểm, tuy nhiên nhiều người vẫn chủ quan và nghĩ rằng hạ đường huyết xảy ra nguyên nhân chủ yếu đến từ việc cơ thể bị đói. Việc hiểu rõ vấn đề sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác về tình trạng hạ đường huyết ở người bình thường.

1. Khái niệm hạ đường huyết

Hạ đường huyết là những cơn đường huyết thấp bất thường có hoặc không có triệu chứng. Đường huyết ≤ 70 mg/dL (3.9 mmol/L) (Đường huyết tĩnh mạch chính xác hơn nhưng cũng có thể chấp nhận đường huyết mao mạch)

Phân loại Mức đường huyết Mô tả
Hạ đường huyết nặng ≤ 70 mg/dL Có triệu chứng thần kinh trung ương cần hỗ trợ của người khác để dùng carbohydrate hoặc glucagon hoặc nhập viện
Hạ đường huyết được xác định ≤ 70 mg/dL Có triệu chứng hạ đường huyết điển hình
Hạ đường huyết không triệu chứng ≤ 70 mg/dL Không ghi nhận triệu chứng hạ đường huyết
Hạ đường huyết có thể có triệu chứng Không thử Có triệu chứng hạ đường huyết nhưng không đo đường huyết cùng lúc
Giả Hạ đường huyết 70 mg/dL Có triệu chứng hạ đường huyết điển hình

Đái tháo đường typ 1 hay bị hạ đường huyết ở những bệnh nhân điều trị quá tích cực. Có 2- 4 % trường hợp tử vong liên quan hạ đường huyết. Đái tháo đường typ 2, tỷ lệ hạ đường huyết liên quan đến thuốc hạ đường huyết đang dùng: Sulfonylure, Insulin,..

2. Nguyên nhân của hạ đường huyết

Ở nhóm bệnh nhân không bệnh đái tháo đường:

  • Do thuốc
  • Thiếu dinh dưỡng
  • Rượu
  • Bệnh lý nội khoa mãn tính nặng: suy tim, xơ gan, suy thận mạn
  • Bệnh nội tiết
  • U ngoài tụy
  • U tụy tiết Insulin hoặc tăng sản tụy

Ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường có các yếu tố nguy cơ :

  • Quá liều thuốc: Insulin, thuốc kích thích tiết Insulin (nhóm Sulfonyureas, hay gặp nhất là Glyburide hay glibenclamide. Các nhóm khác ít hơn .
  • Tăng sử dụng glucose: Sau tập luyện (cũng làm tăng nhạy cảm với Insulin).
  • Giảm thải Insulin trong trường hợp suy thận.
  • Giảm cung cấp Glucose : Bỏ bữa, giảm ăn, suy dinh dưỡng.
  • Giảm sản xuất Insulin nội sinh : Rượu, suy gan

3. Chẩn đoán hạ đường huyết

3.1 Lâm sàng “Tam chứng WHIPPLE” :

Có triệu chứng lâm sàng của hạ đường huyết

  • Xét nghiệm đường huyết: ≤ 70 mg/dL
  • Triệu chứng cải thiện sau khi điều trị
Không biểu hiện triệu chứng Đường huyết giảm nhẹ
Hạ đường huyết mất dấu hiệu cảnh báo bị nhiều cơn hạ đường tái đi tái lại)
Tổn thương hệ thần kinh tự chủ (ĐTĐ lâu năm)
Triệu chứng thần kinh giao cảm Thường gặp nhất: hồi hộp, đổ mồ hôi
Triệu chứng khác: yếu cơ, dị cảm, lo lắng, căng thẳng, cồn cào đói bụng, run, nhịp nhanh…
Hiếm gặp: buồn nôn, nôn
Triệu chứng thần kinh trung ương Nhức đầu, nhìn đôi, mờ mắt
Rối loạn tri giác nhiều mức độ: mất trí nhớ, kích động, lơ mơ, hôn mê … Động kinh
Dấu thần kinh định vị thoáng qua

3.2 Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm chẩn đoán: Đo đường huyết cùng lúc xảy ra triệu chứng
  • Xét nghiệm đánh giá ổn định đường huyết (HbA1c)
  • Xét nghiệm tìm nguyên nhân: nồng độ rượu, đo nồng độ C peptid, Insulin, proinsulin, siêu âm bụng, CT scan bụng xác định u, nghiệm pháp nhịn đói 72 giờ (cho các trường hợp nghi Insulinoma hoặc tăng sản tụy)...

Cần chú ý chẩn đoán phân biệt hôn mê do nguyên nhân khác: hôn mê gan, tai biến mạch máu não, hội chứng ure huyết cao, ngộ độc thuốc, rối loạn điện giải..

4. Điều trị tình trạng hạ đường huyết

Nguyên tắc khi tiến hành điều trị

  • Nâng đường huyết đến mức an toàn (80-100 mg/dL)
  • Tìm và điều trị nguyên nhân, yếu tố thuận lợi.
  • Giáo dục bệnh nhân: dự phòng tái phát, biết các dấu hiệu và xử trí hạ đường huyết kịp thời tại nhà.

Hạ ĐH không triệu chứng và hạ đường huyết nhẹ

  • Bệnh nhân tỉnh táo, có khả năng ăn uống an toàn.
  • Khoảng 15-20g glucose đủ để đạt ngưỡng an toàn mà không gây tăng đường huyết sau đó.
  • Cho các thức ăn giàu carbohydrate hấp thu nhanh (3-4 thìa đường, kẹo, nước trái cây, sữa, nước ngọt, mật ong...)
  • Kiểm tra đường huyết sau 15 phút
  • Dự phòng tái phát: thêm bữa ăn có carbohydrate hấp thu chậm sau đó

Hạ đường huyết nặng

Bệnh nhân rối loạn tri giác, không thể hoặc không đáp ứng với ăn uống qua đường miệng sau 15 phút. Glucose tiêm hoặc truyền tĩnh mạch 12.5-25 gam. Tương đương với 20-50 mL glucose 50% hoặc 50- 80 mL glucose 30%

Kiểm tra đường huyết sau 10-15 phút, nếu đường huyết chưa đạt 80 mg/dL, tiếp tục truyền Glucose. Glucagon 1mg tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, tác dụng phụ: nôn ói, duy trì khi đường huyết đạt mức an toàn.

Cho ăn đường miệng hoặc tiếp tục truyền mạch với glucose đẳng trương

Điều trị nguyên nhân: Do thuốc quá liều, bỏ bữa, ăn kém, suy dinh dưỡng, do rượu, tụy hoặc Insulinoma,...

Tiên lượng tùy mức độ đường huyết và thời gian

  • Phát hiện và xử trí kịp thời: cải thiện nhanh chóng.
  • Tổn thương thần kinh vĩnh viễn: thường trên bệnh nhân đái tháo đường bị hạ đường huyết nặng, kéo dài, phát hiện trễ.
  • Có thể tử vong nếu chẩn đoán và xử trí trễ.
  • Hạ đường huyết tái phát nhiều lần: tăng nguy cơ và tử vong do các biến cố tim mạch.
Lưu đồ xử trí hạ đường huyết
Lưu đồ xử trí hạ đường huyết

5. Phòng ngừa hạ đường huyết giữ vai trò rất quan trọng

Để phòng ngừa hạ đường huyết hãy lưu ý các vấn đề sau:

  • Giáo dục bệnh nhân tự theo dõi đường huyết, sử dụng máy đo, giá trị của chỉ số đường huyết, ghi lại và thảo luận với bác sĩ điều trị.
  • Điều chỉnh thuốc phù hợp để đạt mục tiêu đường huyết theo các khuyến cáo, cá thể hóa cho từng trường hợp bệnh nhân.
  • Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình người bệnh các nguyên tắc xử trí tại nhà ngay khi phát hiện bệnh nhân hạ đường huyết để tránh các biến chứng do không xử trí kịp.

Việc can thiệp và có hướng xử lý kịp thời sẽ giúp đảm bảo sức khỏe người bệnh cũng như hạn chế những biến chứng về sau.

Khi xuất hiện các triệu chứng của hạ đường huyết, bạn nên nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường để tránh gây ra những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Những bệnh nhân mắc đái tháo đường có đối tượng có nguy cơ cao thường xuyên gặp phải căn bệnh này. Để xác định mình có mắc bệnh tiểu đường hay không, bạn nên khám sàng lọc tiểu đường để có những can thiệp điều trị kịp thời.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp Gói khám sàng lọc tiểu đường giúp bệnh nhân sớm phát hiện ra bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị. Mọi quy trình thăm khám và điều trị bệnh luôn được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn cùng quy trình thăm khám điều trị chất lượng cao. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn Vinmec.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

535 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan