U răng có nguy hiểm không?

U răng được xem là một trong những bệnh lý nha khoa nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như biến dạng hàm, mặt, cản trở các chức năng nhai, nuốt. Vậy u răng có nguy hiểm không?

1. U răng là bệnh gì?

U răng có nguy hiểm không? U răng là một khối u lành tính liên quan đến sự phát triển răng. Cụ thể, đó là một u mô thừa nha khoa, bao gồm các mô răng phát triển bất thường.

Có hai loại u răng chính là đa hợp và phức hợp:

  • U răng đa hợp: Tình trạng này vẫn còn có ba mô răng riêng biệt (men, ngà răng và xương răng), mà có thể xuất hiện phân thùy răng, nơi không có ranh giới xác định mô riêng biệt giữa các răng nhỏ. Tình trạng này thường xuất hiện ở hàm trên;
  • U răng phức hợp: Tình trạng này như một khu vực bị cản quang với mật độ khác nhau, thường xuất hiện ở phía sau hàm trên hoặc hàm dưới.

Ngoài các hình thức trên, các u răng bị giãn ra là một sự phát triển không thường xuyên, xuất hiện trong bất kỳ khu vực nào của vòm răng và có thể ảnh hưởng đến răng sữa, răng vĩnh viễn, răng thừa. Tình trạng răng mọc trong răng là một sự bất thường về kết quả phát triển từ sự tụt vào của một phần vòm được hình thành trong các cơ quan của men răng. Hình thức nghiêm trọng nhất của tình trạng răng mọc trong răng là giãn các u răng.

2. Các loại u răng

U răng có 3 loại:

U nang chân răng: do răng bị nhiễm trùng, sâu răng hoặc chấn thương gây nên. Người bệnh không hề có triệu chứng đau nhức hay khó chịu, dấu hiệu duy nhất để phát hiện sớm bệnh là răng đổi màu. Chỉ khi bệnh nặng mới xuất hiện các triệu chứng như chảy mủ, đau ở vùng có u, lung lay răng, sưng mặt ở xương hàm,...

U nang thân răng: bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành nang, nên bệnh lúc đầu khó phát hiện. Chỉ đi khám định kỳ mới phát hiện được.

U men dạng nang: là hiện tượng những mầm men ngà còn tồn tại từ lúc sinh tạo thành u. Đặc điểm của loại u này là rất dễ tái phát. Khi phát triển, nó sẽ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm, khớp thái dương hàm, sàn sọ, khiến gương mặt bệnh nhân bị biến dạng hoàn toàn, khó khăn khi nhai, nuốt, nói, thở... Trong trường hợp này, bác sĩ buộc phải cắt xương hàm, tháo khớp

3. Nguyên nhân gây ra bệnh u răng

Các nha sĩ cho rằng bệnh này có nguyên nhân bởi nhiễm trùng hoặc chấn thương liên quan, đột biến gen hoặc di truyền. Một ví dụ về hội chứng di truyền có thể gây u răng là hội chứng Gardner, hội chứng này gây ra một loạt các khối u trong cơ thể, bao gồm cả u ở răng.

Khối u ở răng thường gặp thứ hai sau u men xương hàm, chiếm khoảng 20% tất cả các trường hợp bệnh u ở răng. Hiện nay, không có yếu tố nào có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh u ở răng. Nếu bạn gặp hiện tượng lạ trên răng miệng hãy đến nha khoa gặp bác sĩ ngay để được tư vấn chi tiết và biết nguyên nhân chính xác để phòng chống.

4. Dấu hiệu nhận biết u răng

Khởi phát từ bao giờ không được biết đến vì không gây ra triệu chứng gì. Đối với u nang chân răng thường do răng bị nhiễm khuẩn, sâu hoặc chấn thương gây nên. Đổi màu răng là dấu hiệu phát hiện bệnh sớm nhưng thường dễ bị bỏ qua và chỉ đến khi các dấu hiệu bệnh nặng như chảy mủ, đau ở vùng có u, lung lay răng, sưng mặt... thì mới được người bệnh chú ý và đi khám. U nang thân răng lại bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành nang nên lúc đầu khó phát hiện. U men dạng nang rất dễ tái phát do những mầm men ngà còn tồn tại từ lúc sinh tạo thành u.

5. Điều trị bệnh u răng

U răng thường không có triệu chứng bên ngoài, những khối u này chỉ được phát hiện khi chụp X-quang, mặc dù tình trạng trì hoãn mọc răng hoặc sự thiếu hụt của một răng nào đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn cần để tiến hành kiểm tra sâu hơn.

Khi u răng xuất hiện thì trước tiên bạn cần được kiểm tra thêm để xác định đó là loại u nào. Ngoài ra, chẩn đoán mô học các mô giúp cung cấp các thông tin có giá trị cho các nha sĩ:

Mô học u răng:

Các nha sĩ không biết tại sao u răng xuất hiện, có thể là do chấn thương và/hoặc nhiễm trùng tại các mạng lưới của răng, di truyền hoặc đột biến gen. Một ví dụ về hội chứng di truyền được là hội chứng Gardner. Hội chứng này gây ra các khối u trong cơ thể, bao gồm cả u răng. Khi kiểm tra tại cấp độ tế bào, tất cả các mô răng được phát hiện trong tình trạng kết hợp bất thường.

Tủy răng, ngà răng, men răng và xương răng đôi khi có thể trông giống như một cấu trúc của u răng đa hợp. Những tế bào răng được tìm thấy trong một lớp hỗ trợ xung quanh của các tế bào dạng sợi. Vì men răng bị mất canxi nên trông giống như không gian xung quanh các cấu trúc răng nhỏ. Nếu nhìn gần hơn thì bạn có thể thấy các cấu trúc bị vôi hóa có dạng khối rắn hoặc nhiều chiếc răng nhỏ có thể nhìn thấy bằng X-quang. Bởi vì men răng có thể dễ dàng tách ra khỏi vị trí xương nên có thể phân biệt được với các khối u khác (nếu có).

U răng phức hợp không có trình tự mô răng cụ thể và không giống với cấu trúc răng bình thường. Ở cấp độ tế bào, u răng phức hợp hầu hết có dạng ngà răng hình ống có chứa khoảng trống, những khoảng hình tròn bị mất canxi này từng chứa men răng. Các cạnh có thể có một lớp mỏng xương răng tạo thành một viên nang giống như mô xung quanh khối u;

Chụp CT scan cho u răng:

Phương pháp này giúp các nha sĩ thấy được bên trong các khối u trước khi tiến hành phẫu thuật để loại bỏ. Đôi khi, u răng phức hợp có thể tiến triển vào khoang mũi. Lúc này, bên cạnh chụp X-quang, bạn cần phải tiến hành thêm các xét nghiệm khác để nhận thức được tình trạng này. Đôi khi, chụp cộng hưởng từ MRI cũng được sử dụng để phân tích sâu khối u phức hợp.

Những phương pháp điều trị bệnh u răng:

Phương pháp điều trị triệt để những khối u răng là phẫu thuật. Phát hiện và điều trị sớm sẽ có lợi cho bệnh nhân. Khối u là lành tính và làm bằng mô răng nên quy trình phẫu thuật khá đơn giản, bạn cũng sẽ phục hồi rất nhanh. Một số khối u phức tạp có thể dẫn đến những biến chứng sau khi phẫu thuật. Vì vậy, bạn hãy giữ liên lạc với bác sĩ sau khi phẫu thuật để phòng trường hợp có biến chứng xảy ra.

6. Phòng ngừa bệnh u răng

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên rất khó có biện pháp phòng ngừa. Người ta nghi ngờ sâu răng, nhiễm trùng răng hoặc chấn thương răng dễ dẫn đến u răng. Vì vậy, để phòng bệnh cần tránh các tổn thương này. Trẻ chậm mọc răng, hàm bị thiếu răng... cần phải đi chụp kiểm tra xem răng nằm ở đâu, có u chèn vào răng hay không.

Đặc biệt, khi có bất kỳ các biểu hiện bất thường nào như: răng lung lay, xương hàm lệch, có biểu hiện viêm xoang, viêm mũi,... cũng cần đi chụp X- quang để kiểm tra. Cần đi khám răng định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan