Uống nước dừa với lá trầu không có hại không?

Xoay quanh câu chuyện uống nước dừa với lá trầu có hại không còn rất nhiều vấn đề cần được giải đáp. Nước dừa tươi và lá trầu không là những thực phẩm quen thuộc có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, sự kết hợp của 2 thành phần này liệu có mang lại lợi ích cho sức khoẻ không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Uống nước dừa với lá trầu không có hại không?

Hiện nay, uống nước dừa với lá trầu có gây hại không vẫn đang được nhiều người quan tâm và cần đến lời giải đáp cụ thể. Theo nghiên cứu cho biết, uống nước dừa với lá trầu không giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả, cải thiện chất lượng giấc ngủ và mang đến cảm giác thoải mái hơn sau khi uống.

Theo chuyên gia, công dụng chữa bệnh gút nhờ uống nước dừa với lá trầu là hoàn toàn có căn cứ khoa học. Cụ thể:

Công dụng của lá trầu không

Hiện nay, ở Việt Nam có 2 loại lá trầu, bao gồm trầu mỡ (lá to bóng) và trầu quế (lá nhỏ, vị cay màu xanh đậm). Trầu không thược họ Hồ tiêu Piperaceae, là loại cây thường xanh thân leo, lá hình tim mặt bóng và có thể sống quanh năm. Loài cây này leo mọc chủ yếu ở các nước khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia,...

Trong lá trầu không có chứa 2,4% tinh dầu cùng một loạt các hợp chất có lợi cho sức khoẻ như Chavibetol, Chavicol, Eugenol, Estragole,... Tổ hợp các chất này đóng vai trò như chất chống viêm khớp, giúp giảm cơn đau thần kinh và giúp phục hồi những hư tổn ở khớp.

Ngoài ra, lá trầu không còn giúp cải thiện các rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, giúp hấp thu vitamin và khoáng chất tốt hơn, đồng thời thúc đẩy đào thải các chất độc hại ra bên ngoài dễ dàng. Bên cạnh đó, lá trầu còn làm giảm nhanh lượng axit dư thừa và tăng cường chức năng hoạt động của các cơ vòng dạ dày, thực quản, từ đó phòng ngừa hiệu quả bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.

Nhiều người còn sử dụng lá trầu để phòng tránh các bệnh về răng miệng, chữa ho, tăng hưng phấn và hỗ trợ táo bón khá hiệu quả. Nhờ vào khả năng kháng khuẩn và kháng nấm tốt, lá trầu không giúp làm giảm các tình trạng viêm phế quản, viêm phổi, đánh tan đờm và cải thiện được bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Đối với người mắc bệnh gút có thể uống nước dừa với lá trầu để hỗ trợ cân bằng chuyển hoá axit uric, giúp xoa dịu những tổn thương và tăng quá trình đào thải các tinh thể urat ra bên ngoài. Nhờ công dụng này mà việc kết hợp lá trầu không cùng nước dừa có thể làm giảm cơn đau nhức do bệnh gút hiệu quả.

Công dụng của nước dừa

Người mắc bệnh gút uống nước dừa tốt không vẫn đang là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. Theo một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh, uống nước dừa với lá trầu giúp tăng công dụng chống và hỗ trợ điều trị bệnh gút rất hữu hiệu. Sở dĩ, tác dụng cải thiện bệnh gút của nước dừa có được là nhờ vào những đặc tính sau:

  • Nước dừa được xem là chất điện phân tự nhiên, giúp cân bằng chuyển hoá và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  • Uống nước dừa giúp tăng HDL – một chất thân thiện với mạch máu, giúp hỗ trợ dọn dẹp các cholesterol xấu trong lòng mạch.
  • Nước dừa có chứa một hàm lượng đáng kể các chất dinh dưỡng và thành phần giống như huyết tương máu người, vì vậy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, thức uống này còn có tác dụng chống oxy hoá, chống viêm, khử độc và kháng vi rút rất hiệu quả.

Với các đặc tính vượt trội trên, việc uống nước dừa có thể làm giảm sự hình thành các axit lactic trong cơ thể, đồng thời giúp cải thiện các bất thường về thận và tiết niệu. Bởi vậy, khi song hành uống nước dừa với lá trầu có thể biến loại nước giải khát này thành một chất hoà tan phối hợp trị liệu, hỗ trợ chiết xuất hoạt chất trong lá trầu một cách nhanh chóng. Có thể thấy, sự kết hợp này chính là phương thuốc tuyệt vời giúp khống chế bệnh gút hiệu quả.

2. Cách chữa bệnh gút bằng uống nước dừa với lá trầu không

Theo cách giải thích trên thì uống nước dừa với lá trầu không là một biện pháp chữa gút có cơ sở khoa học. Để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gút gây ra, bạn có thể áp dụng công thức sau đây:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Gồm một quả dừa xiêm tươi chưa vạt nắp gáo, 100g lá trầu không tươi vừa tớ, không quá già hoặc quá non.
  • Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch lá trầu tươi, bạn tráng qua với muối và cắt thành sợi nhỏ hoặc đem đi xay nhuyễn nhằm giúp lượng tinh dầu tiết ra nhiều hơn, dễ hoà tan trong nước dừa hơn. Tiếp theo, vát nắp gáo dừa và cho lá trầu không vừa xay / thái nhỏ vào ngâm trong vòng 30 phút. Chắt hỗn hợp thu được ra bát / chén, bỏ bã và uống một mạch ngay vào thời điểm mới thức dậy và chưa ăn sáng để các tinh chất hấp thu tốt vào cơ thể.

Nhằm đạt được công hiệu điều trị bệnh gút tối ưu, bạn nên uống nước dừa với lá trầu vào với tần suất 1 lần / ngày, sử dụng liên tục trong vòng một tháng.

3. Cần lưu ý gì khi điều trị bệnh gút bằng trầu không và nước dừa?

Trong quá trình chữa bệnh gút bằng phương pháp uống nước dừa với lá trầu không, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Chỉ nên áp dụng bài thuốc chữa gút này vào buổi sáng sớm trước khi ăn nhằm giúp cơ thể hấp thu các hoạt chất một cách tốt.
  • Nên uống trước bữa sáng tối thiểu 1 tiếng để đảm bảo tinh chất được hấp thu vào cơ thể hoàn toàn, không bị lãng phí.
  • Sử dụng liên tục bài thuốc này sau một tuần, người bệnh sẽ nhận thấy các tín hiệu chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nếu ngưng sử dụng thì hiệu quả chữa gút của nước dừa kết hợp lá trầu sẽ biến mất.
  • Áp dụng bài thuốc đúng cách, đúng liều lượng khuyến cáo, tránh dùng quá nhiều lá trầu không dễ gây ra các vấn đề xấu đối với sức khỏe.
  • Trong quá trình điều trị gút bằng phương thuốc này, người bệnh cần hạn chế uống cà phê, bia rượu, thuốc lá cũng như các chất kích thích khác.

Tương tự như các biện pháp dân gian khác, việc chữa bệnh gút bằng cách uống nước dừa với lá trầu chỉ có tác dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị. Hiệu quả đạt được hay không còn tuỳ thuộc phần nhiều vào sự kiên trì, cơ địa cũng như thái độ nghiêm túc của bệnh nhân trong điều trị.

Bên cạnh đó, các bài thuốc Đông y bao giờ cũng cho hiệu quả chậm hơn so với việc sử dụng các loại thuốc Tây. Do đó, bạn không nên quá tin tưởng rằng bài thuốc nước dừa kết hợp với lá trầu không có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh gút. Theo nghiên cứu, phương thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng sưng viêm, đau nhức do bệnh gút gây ra. Bởi vậy, bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ về việc có nên dùng đồng thời bài thuốc này với thuốc Tây y hay không.

Ngoài việc uống nước dừa với lá trầu để hỗ trợ đẩy lùi gút, người bệnh cũng nên tuân thủ một chế độ ăn uống ít cá thịt, hạn chế chất đạm và các loại rau tăng trưởng nhanh. Người bị gút nên ăn nhiều rau xanh, tìm các nguồn bổ sung đạm thay thể và duy trì chế độ tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khoẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

126.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan