Vai trò của tinh hoàn trong hệ thống nội tiết

Ở nam giới, tinh hoàn tạo ra testosterone. Hormone này giúp cho nam giới mọc lông mặt và cơ thể ở tuổi dậy thì. Nó cũng là tín hiệu cho biết dương vật phát triển lớn hơn và đóng vai trò tạo ra tinh trùng.

1. Tinh hoàn

Tinh hoàn là cơ quan hình bầu dục trong hệ thống sinh sản nam. Chúng được chứa trong một túi da gọi là bìu. Phần bìu treo bên ngoài cơ thể ở phía trước vùng xương chậu gần đùi. Trong khi vị trí này có thể làm cho tinh hoàn dễ dàng bị tổn thương (chúng không có cơ bắp hoặc xương để che chắn), nhưng nó lại cung cấp nhiệt độ mát hơn các cơ quan khác trong cơ thể. Một môi trường mát mẻ sẽ là rất cần thiết để sản xuất tinh trùng khỏe mạnh.

Các cấu trúc bên trong tinh hoàn rất quan trọng cho việc sản xuất và lưu trữ tinh trùng cho đến khi chúng đủ trưởng thành để xuất tinh. Tinh hoàn sản sinh hormone testosterone. Hormone này chịu trách nhiệm cho quá trình ham muốn tình dục, khả năng sinh sản, sự phát triển của khối cơ và xương.

Tinh hoàn là một cặp cơ quan sản xuất tinh trùng duy trì sức khỏe của hệ thống sinh sản nam giới. Tinh hoàn được gọi là tuyến sinh dục. Đối tác nữ của nó chính là buồng trứng.

Sự phát triển lành mạnh của cơ quan sinh duc nam đó là:

  • Sự tăng trưởng của lông mặt và cơ thể
  • Tăng chiều cao
  • Tăng khối lượng cơ bắp
  • Sự tăng trưởng của quả táo Adam

Tầm quan trọng của testosterone không giới hạn ở tuổi dậy thì. Trong suốt tuổi trưởng thành, hormone là không thể thiếu trong một loạt các chức năng chẳng hạn như: duy trì ham muốn, sản xuất tinh trùng, duy trì sức mạnh và khối lượng cơ bắp, thúc đẩy mật độ xương khỏe mạnh, sản xuất testosterone.

Vùng dưới đồi và tuyến yên kiểm soát lượng testosterone bằng cách gửi tín hiệu đến tuyến yên để giải phóng các chất kích thích tố (hormone kích thích nang trứng và hormone luteinizing). Hormone luteinizing (LH) kích thích sản xuất testosterone. Nếu quá nhiều testosterone được sản xuất, vùng dưới đồi sẽ cảnh báo tuyến yên tạo ra ít LH hơn, điều này dẫn đến tinh hoàn sẽ giảm mức testosterone.

Cân bằng testosterone
Tinh hoàn sản sinh testosterone

2. Vai trò của tinh hoàn trong hệ thống nội tiết

Chức năng chính của tinh hoàn là sản xuất và lưu trữ tinh trùng. Chúng rất quan trọng trong việc tạo ra testosterone và các kích thích tố nam khác gọi là androgen.

Tinh hoàn có hình dạng noãn từ các mô được gọi là tiểu thuỳ. Thuỳ được tạo thành từ các ống cuộn được bao quanh các mô liên kết dày đặc.

2.1. Ống sinh tinh

Các ống tinh hoàn (hay còn gọi là ống sinh tinh) là các ống cuộn tạo nên hầu hết các tinh hoàn. Các tế bào và mô trong ống sinh tinh chịu trách nhiệm cho sự sinh tinh trùng, đó là quá trình tạo tinh trùng.

Những ống này được lót bằng một lớp mô gọi là biểu mô. Lớp này được tạo thành từ các tế bào sertoli hỗ trợ sản xuất hormone tạo ra tinh trùng. Trong số các tế bào sertoli có các tế bào sinh tinh phân chia và trở thành tinh trùng hay còn gọi là tế bào tinh trùng.

Các mô bên cạnh các ống sinh tinh được gọi là tế bào Leydig. Những tế bào này sản xuất hormone nam, chẳng hạn như testosterone và các androgen khác.

Ống sinh tinh
Ống sinh tinh

2.2. Mạng lưới tinh hoàn

Sau quá trình tinh trùng được tạo ra trong ống dẫn tinh, các tế bào tinh trùng di chuyển về phía mao tinh hoàn thông qua mạng lưới tinh hoàn. Mạng lưới tinh hoàn giúp trộn các tế bào tinh trùng xung quanh trong chất lỏng do tế bào sertoli tiết ra. Cơ thể tái hấp thu chất lỏng này khi các tế bào tinh trùng di chuyển từ ống dẫn tinh đến mào tinh hoàn.

Trước khi tinh trùng có thể đến mào tinh hoàn, chúng không thể di chuyển. Hàng triệu quy trình nhỏ bên trong màng tinh trùng giúp di chuyển tinh trùng dọc theo ống dẫn lưu.

2.3. Ống dẫn tinh

Các ống dẫn tinh là một loạt các ống nối với mạng lưới tinh hoàn đến mào tinh hoàn. Các mào tinh hoàn lưu trữ các tế bào tinh trùng cho đến khi chúng trưởng thành và sẵn sàng cho xuất tinh.

Những ống dẫn tinh này được lót bằng các hình chiếu giống như tóc gọi là lông mao. Cùng với một lớp cơ trơn, lông mao giúp di chuyển tinh trùng vào mào tinh hoàn. Các ống dẫn lưu cũng hấp thu hầu hết các chất lỏng giúp di chuyển các tế bào tinh trùng. Điều này dẫn đến nồng độ tinh trùng cao hơn chất lỏng xuất tinh.

Vị trí ống dẫn tinh
Vị trí ống dẫn tinh

2.4. Màng bao bọc

Tinh hoàn được bao quanh bởi một số lớp màng như: vasculosa, albuginea và vaginalis. Màng vasculosa là lớp mạch máu mỏng đầu tiên. Lớp này che chắn bên trong hình ống của mỗi tình hoàn từ các lớp mô tiếp theo xung quanh tinh hoàn bên ngoài. Lớp tiếp theo là albuginea.

Nó có lớp bảo vệ dày được làm từ các sợi dày đặc để bảo vệ tinh hoàn tốt hơn nữa. các mô ngoài cùng là lớp vaginalis (bao gồm có lớp nội tạng-bao quanh các lớp albuginea để che chắn các ống mô, lớp khoảng trống giữa lớp ngoài cùng và lớp albuginea là lớp bảo vệ bao quanh gần như toàn bộ cấu trúc của tinh hoàn).

3. Các bệnh liên quan đến tinh hoàn

Rối loạn tinh hoàn là rối loạn liên quan đến nồng độ testosterone thấp và sẽ gây ra các vấn đề bao gồm:

  • Giảm ham muốn tình dục
  • Giảm khối lượng cơ bắp
  • Số lượng tinh trùng thấp (giảm khả năng sinh sản)
  • Mất lông cơ thể

Có hai loại rối loạn đó là sơ cấp và thứ cấp. Rối loạn sơ cấp là do một khiếm khuyết với tinh hoàn, còn rối loạn thứ cấp là liên quan đến vấn đề trong tuyến yên ảnh hưởng gián tiếp tới việc sản xuất testosterone.

Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và phổ biến là:

  • Sự lão hóa
  • Khiếm khuyết ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi, chẳng hạn như khối u tuyến yên (ảnh hưởng xấu đến khả năng hoạt động bình thường của tuyến yên) và nồng độ prolactin cao (quá nhiều hormone gây giảm nồng độ testosterone)
  • Thuốc
  • Các vấn đề của tinh hoàn chẳng hạn như chấn thương nặng, xạ trị hay hóa trị đều có thể làm giảm nồng độ testosterone.

Tinh hoàn đóng vai trò quan trọng không chỉ trong hệ thống sinh sản nam giới mà còn cả hệ thống nội tiết. Sự giải phóng hormone testosterone là không thể thiếu đối với sự phát triển của nam giới.

Viêm gan B qua đường tình dục
Giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, ncbi.nlm.nih.gov, healthline.com

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

35.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan