Vi khuẩn có thể gây ung thư?

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Nhã Hiền - Bác sĩ Nội ung bướu, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Vi khuẩn là những sinh vật sống rất nhỏ chỉ được tạo thành từ một tế bào. Hầu hết các loại vi khuẩn không có hại, nhưng một số có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh. Một số thậm chí có liên quan đến ung thư.

1.Helicobacter pylori

Ung thư dạ dày phổ biến hơn trên toàn thế giới. Dạ dày bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H pylori) trong thời gian dài có thể gây loét. Nó cũng có thể làm viêm và làm hỏng lớp niêm mạc của dạ dày. Một số thay đổi này có thể dẫn đến ung thư theo thời gian, đặc biệt là ung thư ở phần dưới của dạ dày. Ngoài ra, nhiễm H pylori cũng có liên quan đến một số loại ung thư hạch ở dạ dày.

Trong khi nhiễm vi khuẩn H pylori có thể gây ung thư dạ dày, hầu hết những người có vi khuẩn này trong dạ dày không bao giờ bị ung thư dạ dày. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy những người bị H pylori có thể có ít nguy cơ mắc một số loại ung thư khác, mặc dù vẫn chưa rõ chính xác vai trò của vi khuẩn trong việc này.

Khoảng 2/3 người lớn trên toàn thế giới bị nhiễm vi khuẩn H pylori. Tỷ lệ nhiễm ở các nước đang phát triển cao hơn và ở các nhóm tuổi lớn hơn. Nó có thể lây lan theo một số cách. Một là đường phân-miệng, chẳng hạn như qua thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Nó cũng có thể được truyền từ người này sang người khác, từ miệng sang miệng

Các yếu tố khác cũng đóng một vai trò trong việc một người nào đó có phát triển ung thư dạ dày hay không. Ví dụ, nitrit là những chất thường được tìm thấy trong các loại thịt đã qua xử lý, một số loại nước uống và một số loại rau. Chúng có thể được chuyển đổi bởi một số vi khuẩn, chẳng hạn như H pylori, thành các hợp chất được phát hiện là gây ung thư dạ dày ở động vật thí nghiệm.

Thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng H pylori. Theo CDC, những người có vết loét đang hoạt động hoặc tiền sử bị loét nên được xét nghiệm H pylori, và nếu họ bị nhiễm thì nên điều trị. Xét nghiệm và điều trị nhiễm vi khuẩn H pylori cũng được khuyến khích sau khi loại bỏ ung thư dạ dày giai đoạn đầu.

Vi khuẩn HP
Vi khuẩn Helicobacter pylori (H pylori) có thể gây tình trạng ung thư da dày

2. Chlamydia trachomatis

Chlamydia trachomatis là một loại vi khuẩn rất phổ biến có thể lây nhiễm sang hệ thống sinh sản nữ cũng như các bộ phận khác của cơ thể ở cả nam và nữ. Nó lây lan qua đường tình dục.

Mặc dù nhiễm trùng cơ quan sinh sản có thể gây ra các triệu chứng ở một số người, nhưng hầu hết phụ nữ không có triệu chứng. Điều này có nghĩa là phụ nữ bị nhiễm Chlamydia thường không biết mình bị nhiễm trừ khi lấy mẫu khi khám phụ khoaxét nghiệm Chlamydia. Đây là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở phụ nữ trẻ đang hoạt động tình dục và có thể tồn tại trong nhiều năm trừ khi được phát hiện và điều trị.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ có kết quả xét nghiệm máu cho thấy nhiễm Chlamydia trong quá khứ hoặc hiện tại có thể có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn những phụ nữ có kết quả xét nghiệm máu âm tính.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội tại Vinmec dành cho mọi lứa tuổi, cả nam giới và nữ giới.

Khi đăng ký Gói khám sàng lọc bệnh xã hội, khách hàng sẽ được: Khám chuyên khoa Da liễu; Thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Chlamydia test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidium test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum TPHA định tính và định lượng, xét nghiệm vi khuẩn nhuộm soi và xét nghiệm vi nấm nhuộm soi...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Các nghiên cứu đã không chỉ ra rằng bản thân Chlamydia gây ra ung thư, nhưng nó có thể hoạt động với HPV theo cách thúc đẩy sự phát triển của ung thư. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ đã nhiễm Chlamydia cùng với HPV có nhiều khả năng vẫn bị nhiễm HPV khi họ xét nghiệm lại muộn hơn những phụ nữ không nhiễm Chlamydia. Mặc dù cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận những phát hiện này, nhưng đã có những lý do chính đáng để kiểm tra nhiễm Chlamydia và điều trị bằng thuốc kháng sinh nếu được phát hiện.

Ở phụ nữ, nhiễm Chlamydia lâu dài được biết là nguyên nhân gây ra viêm vùng chậu có thể dẫn đến vô sinh, chủ yếu là do hình thành các mô sẹo trong ống dẫn trứng. Giống như các bệnh nhiễm trùng khác làm viêm hoặc loét vùng sinh dục, chlamydia cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm HIV khi tiếp xúc với bạn tình nhiễm HIV.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan