Viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm khớp vẩy nến (PsA)

Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến đều là các thuật ngữ chỉ tình trạng các khớp trong cơ thể bị phá hủy, gây sưng, đau và cứng khớp. Cả hai căn bệnh này đều được xếp vào nhóm các bệnh lý tự miễn, nghĩa là hệ miễn dịch tự tấn công vào các thành phần bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, giữa viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến vẫn tồn tại những điểm khác biệt.

1. Tổng quan về bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp (arthritis) là thuật ngữ chung chỉ tình trạng đau và phá hủy các khớp. Viêm khớp được chia ra thành nhiều loại khác nhau, trong đó có viêm khớp dạng thấp (tên tiếng anh là rheumatoid arthritis) và viêm khớp vảy nến (tên tiếng anh là psoriatic arthritis).

Viêm khớp vảy nến là một bệnh tự miễn ảnh hưởng tới 30% tổng số bệnh nhân mắc bệnh vảy nến và khoang 1% trong tổng dân số chung. Trong số hầu hết các trường hợp được chẩn đoán viêm khớp vảy nến, người bệnh đã có tiền sử mắc bệnh vảy nến trước đó. Bệnh viêm khớp vảy nến xuất hiện ở các nam và nữ, tuổi khởi phát bệnh trung bình khoảng từ 40 đến 50 tuổi. Viêm khớp vảy nến là một bệnh mạn tính,và hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Viêm khớp không phải là dấu hiệu duy nhất của bệnh. Viêm khớp vảy nến có thể phá hủy nhiều cơ quan khác trong cơ thể như tim, phổi và mắt. Loãng xươngviêm gân cũng là những biến chứng có thể gặp.

Điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Viêm khớp vảy nến có thể gặp biến chứng loãng xương

Viêm khớp dạng thấp cũng là một bệnh lý tự miễn do hệ miễn dịch tấn công các khớp. Điều này dẫn đến phản ứng viêm làm xơ dày các mô tế bào lót bên trong khớp, giảm tiết các dịch khớp gây cứng khớp. Bệnh viêm khớp dạng thấp được xem như một bệnh hệ thống, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Ban đầu, bệnh chỉ ảnh hưởng tới các khớp, về sau có thể xuất hiện thêm các biến chứng khác tại nhiều cơ quan. Phụ nữ có tần suất mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới. Thời điểm khởi phát bệnh trung bình khoảng 30 đến 60 tuổi, trong đó nam giới khởi phát bệnh muộn hơn. Theo thống kê, có khoảng 1,5 triệu dân Mỹ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn gây sưng và đau các khớp, đặc biệt ở các vị trí như bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu, gối, cố chân và các khớp đốt sống cổ. Nguyên nhân gây bệnh được cho là sự sai lệch trong hoạt động của hệ miễn dịch, tấn công bao hoạt dịch các khớp, tuy nhiên cơ chế chính xác vẫn chưa được hiểu rõ. Viêm khớp dạng thấp là bệnh có tính gia đình. Khả năng mắc bệnh cao hơn khi có các thành viên trong gia đình bị viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp vảy nến cũng là bệnh có tính chất gia đình. Một số gen đặc hiệu có liên quan đến sự khởi phát bệnh. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết rõ tác nhân chính xác khởi phát bệnh của hai loại viêm khớp kể trên. Tuy nhiên, giả thuyết được công nhận là sự phối hợp giữa gen và các yếu tố khác, bao gồm hóc môn, virus, vi khuẩn.

3. Triệu chứng lâm sàng

Điều trị và giảm đau viêm đa khớp
Các ngón tay sưng nề nhiều là dấu hiệu viêm khớp vảy nến trên lâm sàng

Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến đều gây sưng, đau và cứng các khớp. Cả hai bệnh lý này đều ảnh hưởng chủ yếu đến các khớp ở bàn tay và bàn chân.

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Khởi phát tại các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân. Theo thời gian, bệnh ảnh hưởng đến các khớp khác như cổ tay, gối, khớp chậu và cổ chân.
  • Triệu chứng xuất hiện đối xứng hai bên cơ thể
  • Thường cứng khớp xuất hiện vào buổi sáng
  • Người bệnh có thể cảm thấy mệt, sốt nhẹ và sụt cân

Biểu hiện của viêm khớp vảy nến trên lâm sàng gồm:

  • Ảnh hưởng đến các khớp ở vùng lưng và khung chậu đồng thời với các khớp ngón tay và ngón chân
  • Biểu hiện tại khớp không đối xứng, thường chỉ biểu hiện một bên
  • Thỉnh thoảng gây đau chân, đặc biệt ở lòng bàn chân và gót chân
  • Các ngón tay sưng nề nhiều, có lỗ rò dịch gần các móng tay

Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến xuất hiện rầm rộ vào các giai đoạn cấp của bệnh. Giữa các đợt cấp, triệu chứng thuyên giảm hoặc biến mất.

4. Chẩn đoán bệnh

Bởi vì cả hai bệnh đều có những triệu chứng lâm sàng tương tự nhau, muốn chẩn đoán phân biệt cần dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng. Định lượng yếu tố thấp trong máu giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh nhân mắc viêm khớp vảy nến đơn thuần không chứa yếu tố thấp trong máu. Xét nghiệm định lượng một số loại kháng thể khác như anti-CCP cũng giúp phân biệt viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến.

Bác sĩ có thể phân biệt hai bệnh lý này dựa vào các biểu hiện của da và móng. Nếu xuất hiện các mảng da đỏ có vảy, móng tay nhiều lỗ dạng kim khâu, người bệnh có khả năng cao mắc viêm khớp vảy nến.

Phim chụp X-quang được chỉ định để phân biệt khi bệnh đã diễn tiến một thời gian dựa vào các tổn thương tại khớp.

Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến có thể cùng xuất hiện đồng thời nhưng hiếm. Lúc này việc chẩn đoán và điều trị đôi khi phức tạp hơn.

5. Các phương pháp điều trị

thuốc kháng viêm không steroid
Thuốc kháng viêm không steroid

Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến đều là các bệnh lý mạn tính, không có biện pháp giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Việc điều trị chỉ tập trung vào việc giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

5.1. Viêm khớp vảy nến

Bệnh viêm khớp vảy nến có thể ảnh hưởng đến người bệnh ở nhiều mức độ. Nếu đau chỉ ở mức độ nhẹ, người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Khi triệu chứng ở mức độ nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc chống thấp thay vì NSAIDs. Khi xuất hiện các đợt cấp, steroid đường tiêm được lựa chọn để làm giảm đau hoặc phẫu thuật sửa chữa các khớp.

5.2. Viêm khớp dạng thấp

Có nhiều phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp giúp kiểm soát tốt diễn tiến của bệnh và giảm nhẹ các triệu chứng. Nhiều loại thuốc được nghiên cứu trong thời gian dài cho thấy được hiệu quả điều trị tốt như thuốc chống thấp khớp làm chậm diễn tiến bệnh. Vật lý trị liệu và phẫu thuật cũng được áp dụng điều trị.

Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến đều là bệnh lý tự miễn và hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để. Do đó để hạn chế tối đa biến chứng bệnh gây ra thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời nhằm hạn chế sự tiến triển của bệnh cũng như hạn chế được các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế hiện đại có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, miễn dịch - dị ứng. Tại Vinmec có đầy đủ trang thiết bị y tế cần thiết để thực hiện các phương pháp điều trị từ đơn giản đến phức tạp như điều trị nội khoa, can thiệp y học. Theo đó, toàn bộ quy trình thăm khám và điều trị tại Vinmec đều được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, đã trải qua đào tạo và được cấp chứng chỉ kỹ thuật, có thể xử lý nhanh và hiệu quả, đặc biệt trong các trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp. Do đó, bệnh nhân mắc các bệnh lý cơ xương khớp hay nhiều các căn bệnh khác đều có thể yên tâm với quy trình điều trị chặt chẽ, bài bản và cho hiệu quả tối ưu tại Vinmec.

Để được tư vấn chi tiết về phương pháp điều trị bệnh tại Vinmec, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

798 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan