Tổn thương tủy sống có thể chữa được không?

Điều trị chấn thương tủy sống là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị nào giúp người bệnh phục hồi hoàn toàn sau các tổn thương tủy sống tủy nhiên nhiều chúng ta có quyền hy vọng khi ngày càng có nhiều nghiên cứu được tiến hành và mang lại các kết quả tích cực liên quan đến thuốc và các phương án phẫu thuật.

1. Nguyên nhân tổn thương tủy sống

Nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương cột sống. Các mảnh xương gãy gây tổn thương tủy sống trực tiếp hoặc chèn ép làm tăng áp lực trong ống tủy. Chấn thương thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trẻ, khoảng từ 15 đến 25 tuổi. Người lớn tuổi cũng có thể gặp chấn thương trong các trường hợp gãy xương bệnh lý do loãng xương, một chấn thương nhẹ cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Nhóm nguyên nhân gây tổn thương tủy sống không do chấn thương chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng đa dạng hơn, bao gồm viêm khớp, bệnh lý viêm, nhiễm trùng toàn cơ thể, ung thư, bệnh lý mạch máu, thoái hoá cột sống.

2. Triệu chứng tổn thương tủy sống

Tổn thương tủy sống là một bệnh lý nặng nề. Triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ và vị trí tổn thương. Một vài đặc điểm của tổn thương tủy sống mà người bệnh có thể gặp phải là:

  • Yếu liệt một hoặc nhiều nhóm cơ ở tay hoặc chân;
  • Mất cảm giác hoàn toàn hoặc một phần ở những vùng tương ứng, tê bì, dị cảm;
  • Đau ở vùng cột sống lưng hoặc cổ;
  • Tiểu tiện không tự chủ;
  • Huyết áp thay đổi bất thường;
  • Nhiệt độ thay đổi bất thường.
Các bệnh thường gặp ở cột sống
Đau ở vùng cột sống lưng hoặc cổ cảnh báo tổn thương tủy sống

3. Điều trị chấn thương tủy sống

Tủy sống cùng với não bộ cấu tạo nên hệ thần kinh trung ương, chi phối vận động và cảm giác của cơ thể. tủy sống được cấu tạo từ nhiều tế bào thần kinh bao gồm neuron và các sợi trục, có nhiệm vụ nhận và truyền tín hiệu đến não. Từ tủy sống chia ra nhiều sợi thần kinh tương ứng chi phối cảm giác và vận động từng phân vùng cơ thể.

Vì nhu cầu trao đổi chất cao và lệ thuộc nhiều vào lượng glucose trong máu, những tế bào thần kinh của tủy sống thường nhạy cảm với những trường hợp thiếu máu, dễ tổn thương hơn các cơ quan khác. Khác với các tế bào thần kinh ngoại biên, các tế bào của hệ thần kinh trung ương không có khả năng tái tạo sau chấn thương. Những tế bào bị mất đi không có cơ hội được thay thế.

Đa phần các trường hợp tổn thương tủy sống, nhất là sau chấn thương thường không hồi phục hoàn toàn. Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay như phẫu thuật giải ép hay cố định phục hồi cột sống chỉ có tác dụng với những đoạn tủy tổn thương không hoàn toàn. Đặt điện cực được xem như là phương pháp giúp cải thiện hiệu quả nhất định khi điều trị các tổn thương tủy không hoàn toàn.

Những bệnh nhân bị tổn thương tủy sống, có biến chứng liệt hai chi dưới không đồng nghĩa với việc bại liệt suốt đời. Kiên trì tập phục hồi chức năng là giải pháp mang lại cơ hội tái hòa nhập cộng đồng, trở lại tham gia các hoạt động xã hội, thậm chí người bệnh có thể luyện tập thể dục thể thao trở lại.

Phương pháp điều trị này không đòi hỏi quá nhiều chi phí hay các trang thiết bị hiện đại, mặc khác yêu cầu sự phối hợp kiên trì giữa phía các bác sĩ chuyên ngành phục hồi chức năng, ngoại thần kinh với gia đình và bản thân bệnh nhân. Phục hồi chức năng đúng cách là biện pháp không thể thiếu để mang lại hiệu quả to lớn trong vấn đề cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Một số máy móc, phương tiện hỗ trợ được áp dụng phổ biến trong tổn thương tủy sống có thể kể đến như xe lăn, máy kéo dãn cột sống, máy phát tia hồng ngoại, siêu âm, sóng ngắn.

Những người chăm sóc người bệnh bị tổn thương tủy sống cần lưu ý đến hai biến chứng thường gặp, bao gồm loét và nhiễm trùng. Do bất động lâu ở một thư thế, người bệnh thường có nguy cơ đối diện với những vết loét sâu rộng tại các vùng tỳ đè, gây nhiều đau đớn và khó chịu. Cần chăm sóc tốt, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, xoay trở bệnh nhân thường xuyên hoặc sử dụng nệm nước để dự phòng biến chứng này.

Điều trị tổn thương tủy sống thành công hay thất bại còn được quyết định thông qua việc cấp cứu đúng đắn tại hiện trường. Khi nghi ngờ một trường hợp tổn thương tủy sống, bạn cần:

  • Gọi xe cấp cứu ngay lập tức
  • Không tự ý di chuyển bệnh nhân. Yêu cầu người bị nạn nằm tư thế bất động cho đến khi cán bộ y tế tiếp cận hiện trường, cho dù họ có thể ngồi dậy được.
  • Nếu thấy bệnh nhân ngừng thở, cần thực hiện hồi sức tim phổi (CPR). Trong quá trình tiến hành tránh nghiêng đầu bệnh nhân với biên độ lớn.
Phục hồi chức năng vinmec
Hình ảnh Phòng tập Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Phòng tập Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được trang bị đầy đủ máy móc đồng bộ và tân tiến nhất.

  • Chuỗi phòng tập liên hoàn khép kín từ vận động thô đến vận động tinh cho Phục hồi chức năng di chuyển, sinh hoạt và tập luyện chức năng bàn tay.
  • Hệ thống máy, giường tập, dụng cụ chuyên dụng cao cấp của Hà Lan, Italia, Nhật Bản... tích hợp ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến giúp tối ưu hóa quá trình điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh
  • Các phòng điều trị phục hồi chức năng chuyên sâu: Phục hồi chức năng sau phẫu thuật; Vật lý trị liệu hô hấp nhi; Điều trị bằng sóng Xung kích; Điều trị bằng từ trường...
  • Hệ thống máy, giường tập, dụng cụ chuyên dụng cao cấp của Hà Lan, Italia, Nhật Bản... tích hợp ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến giúp tối ưu hóa quá trình điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh

Phòng tập Phục hồi chức năng cung cấp các dịch vụ:

Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn kỹ thuật điều trị bằng từ trường

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

54.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan