U máu bẩm sinh có cần điều trị?

U máu bẩm sinh là tình trạng phát triển quá mức những mạch máu trong da hình thành khối u, có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, tuy nhiên thường gặp nhất là ở đầu, mặt, cổ. U máu bẩm sinh thường xuất hiện sau khi trẻ chào đời được 2 - 4 tuần và là khối u lành tính. Vậy u máu bẩm sinh có cần điều trị không?

1. U máu bẩm sinh là gì?

U máu bẩm sinh là một khối u được hình thành bởi sự phát triển và giãn ra của các mạch máu, thường là mao mạch. U máu thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ hoặc ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Khối u máu thường là khối u lành tính và xuất hiện khoảng 2 - 4 tuần sau khi trẻ chào đời. Tùy từng thể bệnh, u có thể phát triển chậm hay nhanh, biểu hiện dưới nhiều dạng và kích thước khác nhau.

2. Các loại u máu bẩm sinh

  • U mao mạch: Hay còn gọi là u máu dâu tây, thường gặp nhiều ở trẻ sinh non. Hầu hết các trường hợp trẻ bị u mao mạch đều chỉ bị ở một vị trí trên cơ thể. U mao mạch là do mạch máu ở trong lớp nông nhất của da bị giãn ra và gây dị dạng;
  • U máu bẩm sinh hình ngọn lửa: Là một vết bớt phẳng có màu đỏ, tía, hoặc hồng, thường xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh tại các vị trí như da đầu, mặt, mí mắt, vùng sau cổ. Nguyên nhân gây u máu ngọn lửa là do các mạch máu dưới da bị giãn ra, tuy nhiên u máu này không gây nguy hiểm gì;
  • U máu hang: Hay còn gọi là u mạch dưới da, u dạng này tạo ra những vết phồng có màu xanh tím trên da, lúc đầu phát triển nhưng sau đó thì nhỏ lại. Dạng u này có khả năng phát triển xâm lấn vào niêm mạc miệng, họng, amidan hoặc xương hàm;
  • U mạch máu hỗn hợp: Là tình trạng có hai dạng u máu trên cơ thể.
U máu bẩm sinh
Có nhiều dạng máu bẩm sinh

3. U máu bẩm sinh có cần điều trị không?

Đa phần u máu là bẩm sinh và diễn biến bệnh có thể khác nhau tùy mỗi loại u máu và vị trí khối u. U máu thường phát triển đến lúc trẻ được 18 tháng tuổi thì mất dần sau 3 - 10 năm. Trường hợp u máu ngọn lửa thì thường mờ đi và biến mất sau 6 - 13 tháng, khoảng 50% u mao mạch thì tự biến mất trong vòng 5 - 9 năm.

Nhìn chung, u máu bẩm sinh có thể tự khỏi sau vài năm, hoặc ổn định không phát triển thêm, hoặc là tiếp tục phát triển nhanh hay chậm và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, hoặc có dạng ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ.

Do đó, điều trị u máu bẩm sinh là một vấn đề tế nhị và thường là khó khăn. Tùy thuộc vào mỗi người bệnh, vị trí u máu khu trú, thể bệnh và mục đích yêu cầu (thẩm mỹ, chức năng, hay cứu sống bệnh nhân lúc nguy hiểm) sẽ có hướng giải quyết khác nhau, tuy nhiên, không phải cũng cần điều trị u máu.

Khám bệnh
Tùy thuộc vào mỗi người bệnh, vị trí u máu khu trú, thể bệnh và mục đích yêu cầu mà có hướng giải quyết khác nhau

4. Các cách điều trị u máu bẩm sinh

Điều trị u máu bẩm sinh có những cách sau:

  • Vật lý (phóng xạ, radium, đồng vị phóng xạ);
  • Hóa học: Tiêm thuốc xơ hoá;
  • Phẫu thuật từ nhỏ: Mài, cạo, xăm, nhuộm màu, vừa khâu xơ hoá, cắt một phần. Phẫu thuật lớn cắt bỏ toàn bộ và tạo hình.

Tùy từng trường hợp cụ thể, như thể bệnh, vị trí, tuổi và giới tính của người bệnh, sẽ áp dụng cách điều trị khác nhau.

U máu bẩm sinh có cần điều trị không là tùy vào dạng u máu, cần kiểm tra và đánh giá mức độ tổn thương và phân tích kỹ lưỡng tình trạng u máu để có cách can thiệp phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan