Ung thư nội mạc tử cung: Triệu chứng, nguyên nhân và tầm soát bệnh

Bệnh ung thư nội mạc tử cung đang ngày càng gia tăng và trở thành căn bệnh ung thư phụ khoa phổ biến đối với chị em phụ nữ. Chính vì vậy, chị em cần phải nắm rõ các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh để kịp thời tầm soát và điều trị sớm.

1. Ung thư nội mạc tử cung là bệnh gì?

Ung thư nội mạc tử cung (hay còn gọi là Ung thư tử cung hay Carcinom nội mạc tử cung) là bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến hơn trong khoảng 45-75 tuổi. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung khi chẩn đoán là 60, tuy nhiên hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần.

Ung thư nội mạc tử cung thường gặp hơn ở những đối tượng thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, hay dùng các sản phẩm có chứa hormone estrogen.

2. Một số hình ảnh ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung: Triệu chứng, nguyên nhân và tầm soát bệnh
Hình ảnh ung thư lớp nội mạc ở đoạn cổ tử cung
Ung thư nội mạc tử cung: Triệu chứng, nguyên nhân và tầm soát bệnh
Hình ảnh ung thư nội mạc tử cung đoạn gần ống dẫn trứng
Ung thư nội mạc tử cung: Triệu chứng, nguyên nhân và tầm soát bệnh
Hình ảnh carcinom nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung: Triệu chứng, nguyên nhân và tầm soát bệnh
Hình ảnh các tế bào ung thư nội mạc tử cung trên mẫu sinh thiết dưới kính hiển vi

3. Triệu chứng ung thư nội mạc tử cung

3.1. Xuất huyết âm đạo bất thường

Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư tử cung. Tình trạng xuất huyết âm đạo thường xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, đa số các chị em cũng cần phải cảnh giác nếu bắt gặp các triệu chứng bất thường như kinh nguyệt ra nhiều, thời gian hành kinh dài hơn, hoặc ra máu giữa các kỳ kinh nguyệt, bởi đó có thể là những triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung.

3.2. Ra khí hư bất thường

Tiết dịch âm đạo là điều bình thường đối với chị em phụ nữ, tuy nhiên nếu lượng dịch ra nhiều, có màu sắc bất thường, đặc biệt là sau mãn kinh thì đây rất có thể là dấu hiệu ung thư ở lớp nội mạc tử cung.

3.3. Đau vùng chậu thường xuyên

Đau vùng chậu là triệu chứng rất thường gặp ở những bệnh nhân ung thư tử cung. Khi các tế bào ung thư phát triển, khối u trở nên to hơn, người bệnh thường bị đau hoặc chuột rút.

3.4. Thay đổi thói quen đại tiện, tiểu tiện

Sự xuất hiện khối u ở lớp nội mạc tử cung có thể gây chèn ép bàng quang, khiến người bệnh gặp các vấn đề trong việc tiểu tiện. Lúc này, áp lực tác động lên xương chậu khiến người bệnh phải tiểu tiện thường xuyên hơn và bị đau hoặc gặp khó khăn trong quá trình tiểu tiện. Nhiều trường hợp, bệnh nhân tiểu buốt, bí tiểu, xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc trong phân.

3.5. Giảm cân không rõ lý do

Giảm cân bất thường là triệu chứng thường xảy ra đối với những người mắc ung thư nội mạc tử cung. Người bệnh bị sụt cân nghiêm trọng theo thời gian, kèm theo các triệu chứng phụ khoa khác, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Khi nghi ngờ mình mắc phải các triệu chứng ung thư nội mạc tử cung nêu trên, chị em cần chủ động đi khám, thẳng thắn trao đổi với bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Tùy vào độ tuổi, tình hình sức khỏe và mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn một phương pháp chữa trị thích hợp.

4. Nguyên nhân gây ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung: Triệu chứng, nguyên nhân và tầm soát bệnh
Đa phần chị em đều tỏ ra chủ quan đối với các nguyên nhân gây ra ung thư nội mạc tử cung

4.1. Mất cân bằng nội tiết tố

Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố có thể gây tích trữ mỡ thừa trong cơ thể, dẫn đến gia tăng lượng estrogen. Điều này là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư nội mạc tử cung mà chị em không nên chủ quan xem thường.

4.2. Kinh nguyệt không đều

Rối loạn kinh nguyệt cũng là một trong những căn nguyên của bệnh ung thư nội mạc tử cung. Ngoài ra, những chị em có kinh nguyệt lần đầu quá sớm hoặc quá muộn cũng dễ mắc bệnh hơn.

4.3. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Những người có sở thích ăn nhiều dầu mỡ béo có nguy cơ mắc bệnh carcinom nội mạc tử cung cao hơn những người ăn uống lành mạnh, chú trọng bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả trong bữa ăn hàng ngày. Lý do là, chất béo xấu có thể gây tích trữ hormone estrogen dẫn đến tăng sinh nội mạc tử cung, từ đó gây ra ung thư.

4.4. Mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp

Bệnh tiểu đường, tăng huyết áp thường ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên, làm tăng nồng độ estrogen, dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, tăng sinh nội mạc tử cung,... Và điều đó là nguyên nhân gây ra ung thư nội mạc tử cung.

4.5. Do yếu tố di truyền

Nếu người thân trong gia đình bạn đang mắc bệnh ung thư tử cung thì rất có khả năng bạn cũng là đối tượng mắc bệnh. Vì vậy, đối với trường hợp này, hãy thực hiện kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư nội mạc tử cung ngay từ sớm nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tăng tối đa cơ hội sống còn.

5. Ung thư nội mạc tử cung sống được bao lâu?

Đới với đa số phụ nữ mắc bệnh thì câu hỏi “Ung thư nội mạc tử cung sống được bao lâu” luôn là điều khiến họ băn khoăn, lo lắng. Nếu vào thời điểm phát hiện bệnh, các tế bào ung thư ở lớp nội mạc tử cung chưa lây lan, thì có đến 95% có hội sống sót sau 5 năm. Tuy nhiên, nếu như các tế bào ung thư này đã di căn đến các cơ quan khác, con số này chỉ còn khoảng 25%, đồng nghĩa với việc tiên lượng sống của bệnh nhân trở nên xấu đi.

Ung thư nội mạc tử cung: Triệu chứng, nguyên nhân và tầm soát bệnh
Bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung sống được bao lâu?

Như vậy, ung thư nội mạc tử cung sống được bao lâu là tùy thuộc vào thời điểm chữa trị bệnh. Chính vì vậy, việc tầm soát phát hiện bệnh kịp thời là một yếu tố hết sức quan trọng, quyết định tỷ lệ sống còn của bệnh nhân.

6. Tầm soát ung thư nội mạc tử cung

Các chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ, nhất là các chị em đã quan hệ tình dục và từng bị viêm nhiễm phụ khoa, nên đến thăm khám phụ khoa để bác sĩ có thể Phát hiện và tầm soát ung thư nội mạc tử cung. Sau đây là 3 phương pháp phổ biến giúp phát hiện bệnh:

6.1. Xét nghiệm Pap Smear (phết tế bào tử cung)

Đây là một xét nghiệm khá đơn giản, thực hiện bằng cách tách lấy tế bào bong ra từ lớp niêm mạc tử cung, tiến hành nhuộm rồi soi dưới kính hiển vi để tìm các tế bào bất thường, bị loạn sản, tế bào tiền ung thư và ung thư,... Nếu kết quả bình thường, nghĩa là chị em không bị bệnh ung thư nội mạc tử cung. Khi kết quả Pap Smear bất thường, thì bệnh nhân có thể bị viêm hoặc ung thư ở tử cung, khi đó bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán xác định bằng cách soi hoặc sinh thiết nội mạc tử cung. Đối với thời gian đầu, nên làm xét nghiệm PAP Smear mỗi 6 tháng đến 1 năm. Sau 3 năm, nếu kết quả đều là âm tính thì tiếp tục làm test 2 năm một lần cho tới 60 tuổi.

6.2. Soi tử cung

Soi tử cung là một biện pháp được dùng để phát hiện sớm ung thư nội mạc tử cung, được bác sĩ chỉ định tiến hành khi nhận thấy tử cung xuất hiện những tổn thương bất thường hoặc với đối tượng trên 40 tuổi có nhiều nguy cơ. Phương pháp này sử dụng máy soi với độ phóng đại lên đến 10-30 lần, có thể kết nối với màn hình máy tính để hiển thị hình ảnh, lưu và in ra để làm bằng chứng cận lâm sàng, tiện theo dõi sau này.

6.3. Sinh thiết nội mạc tử cung

Sinh thiết là phương pháp tầm soát carcinom nội mạc tử cung cho kết quả khá chính xác, được tiến hành bằng cách tách lấy phần mô nghi ngờ có tổn thương tại nơi soi tử cung, rồi soi qua dưới kính hiển vi để tìm các tế bào ác tính.

6.4. ThinPrep Pap Test

ThinPrep Pap thực chất là xét nghiệm phết tế bào tử cung (Pap smear) được cải tiến. Nếu xét nghiệm Pap Smear trước đây chỉ đạt độ nhạy và đặc hiệu chừng 70%, thì với ThinPrep Pap test, con số này có thể lên đến 100%. Với phương pháp tầm soát này, các mô bệnh học thu được từ nội mạc tử cung sẽ không được phết vào một lam kính để làm tiêu bản như xét nghiệm phết tế bào tử cung thông thường mà được rửa hoàn toàn bằng một chất lỏng trong lọ ThinPrep và sau đó được chuyển đến phòng thí nghiệm để xử lý bằng máy ThinPrep. Đến đây, tiêu bản được hoàn thành một cách tự động.

ThinPrep Pap Test đã được Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec áp dụng vào xét nghiệm Tầm soát và phát hiện sớm bệnh lý phụ khoa. ThinPrep Pap Test đã tạo ra bước ngoặt đối với phương pháp Pap smear truyền thống, thông qua công nghệ chuyển tế bào có kiểm soát bằng màng lọc, giúp làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc phát hiện các tế bào tiền ung thư, đặc biệt là tế bào biểu mô tuyến, một loại tế bào ung thư rất khó phát hiện.

Ung thư nội mạc tử cung: Triệu chứng, nguyên nhân và tầm soát bệnh
ThinPrep Pap Test - Phương pháp mới xét nghiệm sớm ung thư cổ tử cung

Tại Vinmec, khách hàng được các bác sĩ chuyên khoa ung bướu có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thăm khám với những phương pháp hiện đại để cho kết quả chính xác nhất. Khách hàng được hướng dẫn, theo dõi và chăm sóc tận tâm, chu đáo; kết quả sàng lọc sau đó được trả tận nhà kèm tư vấn và khuyến cáo cụ thể.

Nếu có nhu cầu tư vấn thêm và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

47.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan