Vì sao hầu hết trẻ em đều mắc viêm VA vài lần?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Cẩm đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa. Bác sĩ từng có thời gian công tác tại khoa Nhi - Bệnh viện Đà Nẵng và Trung tâm Phụ Sản Nhi Đà Nẵng. Thế mạnh của bác là chẩn đoán và điều trị bệnh lý nhi, hồi sức, cấp cứu nhi. Và Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có kinh nghiệm gần 10 năm là bác sĩ nội trú và bác sĩ điều trị.

Nằm tại vùng mũi họng, VA là hàng rào chống đỡ các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp. Nhiều phụ huynh luôn thắc mắc VA là gì? Tại sao hầu hết trẻ em đều mắc viêm VA vài lần? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Viêm VA là gì?

Đầu tiên cần hiểu VA là gì? VA là một trong 5 tổ chức lympho của vùng mũi họng thuộc vòng Waldeyer, vị trí của VA nằm ở mũi sau, trên lưỡi gà. Thông thường VA tồn tại đến khi trẻ 4 đến 5 tuổi thì bắt đầu thoái triển.

VA vai trò bảo vệ cơ thể, chống các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập vào đường hô hấp. Khi không khí đưa vào cơ thể có chứa các tác nhân gây bệnh cho cơ thể, chúng bám vào VA, tại đây các tế bào bạch cầu bắt giữ vi sinh vật và kích thích cơ thể tạo kháng thể chống lại vi sinh vật đó.

Khi sức đề kháng cơ thể suy giảm, số lượng vi khuẩn xâm nhập lớn chúng sẽ xâm nhập toàn bộ VA và cư trú ở đó, sinh sôi phát triển dẫn tới gây viêm VA.

Viêm VA ở trẻ
Viêm VA khiến trẻ thở khó khăn hơn

2. Tại sao trẻ em thường mắc viêm VA vài lần?

  • Vị trí VA nằm phía sau mũi, trên lưỡi gà, rất khó thấy ở trẻ nhỏ khi thăm khám thông thường nên dễ bị bỏ sót khi soi mũi họng đơn thuần.
  • Vì vai trò của VA là chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh không cho chúng xâm nhập sâu vào đường hô hấp nên VA rất dễ bị viêm.
  • Khi mới bị viêm VA lần đầu sử dụng kháng sinh còn hiệu quả, các lần sau do xuất hiện hiện tượng kháng kháng sinh nên điều trị không hiệu quả, dai dẳng
  • Đặc biệt VA lại có khả năng tạo ra các chất màng bao bọc tổ chức này mà không có thuốc nào có thể ngấm vào được nên tình trạng viêm cứ kéo dài và không điều trị được bằng các thuốc nội khoa.

3. Triệu chứng viêm VA ở trẻ

3.1. Viêm VA cấp tính

  • Trẻ thường sốt 38-39 độ, có thể lên tới 40 độ, quấy khóc

Triệu chứng viêm VA
Viêm VA khiến trẻ sốt, quấy khóc
  • Chảy mũi
  • Trẻ bị ngạt mũi nên thường há miệng để thở, bỏ bú, nôn trớ...
  • Có thể có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa: đau bụng, đi ngoài phân lỏng

3.2. Viêm VA mạn tính

Khi không điều trị hoặc điều trị viêm VA cấp tính không triệt để gây ra viêm VA mạn tính với các triệu chứng:

  • Hay sốt vặt, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ so với lứa tuổi, kém nhanh nhẹn, ăn uống kém, người gầy, da xanh.
  • Ngạt mũi: lúc đầu ngạt ít sau ngạt nhiều và tăng dần. Trẻ thường xuyên phải há miệng để thở, nói giọng mũi.
  • Chảy mũi
  • Ngủ không yên giấc, ngáy to và hay giật mình.
  • Tai có thể nghe kém, có bộ mặt VA.

4. Phòng bệnh viêm VA ở trẻ

Đeo khẩu trang cho bé
Sử dụng khẩu trang cho bé khi ra ngoài
  • Hạn chế đưa trẻ đến nơi quá đông người, ho gần trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh đường hô hấp.
  • Trẻ đi đường nên đeo khẩu trang phòng bụi bẩn, không khí ô nhiễm.
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ, vệ mũi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý, ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
  • Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ.
  • Trẻ viêm mũi họng nên điều trị ngay và dứt điểm, tránh để bệnh nặng gây biến chứng, tránh tự ý sử dụng thuốc, lạm dụng kháng sinh bừa bãi.
  • Nếu trẻ chảy mũi nhiều, ngạt mũi nên cho trẻ đi khám nội soi tai mũi họng để phát hiện sớm bệnh.

Viêm VA là bệnh lý thường thấy vùng tai mũi họng, do cấu tạo và chức năng của VA nên trẻ thường hay bị viêm VA. Bệnh viêm VA có thể để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần của trẻ nên khi có các dấu hiệu ở vùng tai mũi họng nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa về tai mũi họng để được khám, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Trẻ thở khò khè trong khi ngủ
    Trẻ thở khò khè trong khi ngủ có nguy hiểm không?

    Chào bác sĩ! Con em là bé trai đã được 14 tháng tuổi. Bé có biểu hiện ốm sổ mũi 1 tháng rồi. Nhưng giờ thì hết sổ mũi, ngày thì bé không ho vẫn chơi bình thường nhưng khoảng ...

    Đọc thêm
  • Ocupal
    Công dụng thuốc Ocupal

    Ocupal là thuốc kê đơn, được chỉ định điều trị triệu chứng ở những bệnh nhân viêm dạ dày, trào ngược dạ dày-thực quản, sau phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng ...

    Đọc thêm
  • Tartriakson
    Công dụng thuốc Tartriakson

    Thuốc Tartriakson được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng hô hấp, tai - mũi - họng, thận - tiết niệu sinh dục, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương khớp,...Vậy cách sử dụng thuốc Tartriakson F như thế nào? Cùng ...

    Đọc thêm
  • Cephran
    Công dụng thuốc Cephran

    Thuốc Cephran có thành phần hoạt chất chính là Ceftriaxone với hàm lượng 1g và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc kháng sinh này được kê đơn phổ biến trong các trường hợp nhiễm trùng. Tham ...

    Đọc thêm
  • perabact 1000
    Công dụng thuốc Perabact-1000

    Thuốc Perabact-1000 được chỉ định tiêm bắp hoặc tĩnh mạch để điều trị các tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, xương khớp, máu... Để dùng thuốc hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu một ...

    Đọc thêm