Các rối loạn tâm thần phân liệt thường gặp

Rối loạn tâm thần phân liệt là một dạng bệnh tâm thần có tỷ lệ người mắc đang tăng cao trong cộng đồng. Có nhiều dạng rối loạn phân liệt khác nhau và được biểu hiện dưới nhiều trạng thái gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

1. Rối loạn tâm thần phân liệt là gì?

Rối loạn tâm thần là một nhóm các sự thay đổi về sức khỏe tâm thần làm gây biến đổi cảm giác thực tế của bệnh nhân khiến họ không thể phân biệt được thật giả. Khi mắc các chứng rối loạn này, bệnh nhân có thể nhìn và nghe thấy những điều không tồn tại hoặc tin những điều không có thật.

Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân gây ra các rối loạn tâm thần phân liệt nên có rất nhiều giả thuyết được đưa ra bao gồm virus, hoạt động của các mạch máu não nhất định, căng thẳng hoặc chấn thương cực độ và một số hình thức lạm dụng ma túy có thể đóng một vai trò rất lớn ở đa số bệnh nhân. Ngoài ra, một người cũng có thể dễ bị rối loạn tâm thần hơn nếu có một thành viên trong gia đình mắc chứng rối loạn tâm thần.

2. Các loại rối loạn tâm thần phân liệt

2.1. Rối loạn phân liệt

Tình trạng này là sự kết hợp các triệu chứng của tâm thần phân liệt với rối loạn tâm trạng như hưng phấn hoặc trầm cảm. Bệnh nhân khi mắc phải chứng trầm cảm thường cảm thấy buồn và vô dụng. Nếu là người có kiểu lưỡng cực thì sẽ có giai đoạn hưng phấn với suy nghĩ và hạnh phúc tột độ.

2.2. Rối loạn dạng phân liệt tạm thời

Đây là dạng có các triệu chứng giống như bệnh tâm thần phân liệt, nhưng chúng chỉ là tình trạng tạm thời. Chứng ảo giác và ảo tưởng kéo dài từ 1 đến 6 tháng, mặc dù đôi khi các triệu chứng có thể trở lại sau đó. Rối loạn này ít phổ biến hơn nhiều trong bệnh tâm thần phân liệt và thường ảnh hưởng đến độ tuổi thanh thiếu niên và thanh niên. Rối loạn dạng phân liệt có thể chuyển thành tâm thần phân liệt toàn phát ngay cả khi đã được điều trị.

2.3. Rối loạn tâm thần ngắn hạn

Khi ai đó mắc bệnh này, họ đột nhiên có các triệu chứng như ảo giác và hoang tưởng. Một trong những nguyên nhân có thể xảy ra là căng thẳng tột độ sau những cú sốc của cuộc đời như trải qua một vụ tai nạn hoặc cái chết của một người thân yêu. Tình trạng điển hình thường thấy ở phụ nữ đó là sau khi sinh con. Thông thường, các triệu chứng của bạn sẽ tự biến mất trong vòng một tháng. Ở một số người, rối loạn tâm thần ngắn hạn sẽ chuyển thành tâm thần phân liệt hoặc rối loạn phân liệt.

2.4. Rối loạn hoang tưởng

Ở dạng này, người bệnh có cảm giác sai lệch về thực tế về một hoặc nhiều niềm tin trong cuộc sống. Ví dụ như họ có thể nghĩ rằng có người đang muốn giết mình, người bạn đời đang lừa dối mình hoặc một người nổi tiếng đang yêu thầm họ. Những nghi ngờ hoặc niềm tin không có thật này có thể ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và cuộc sống của bệnh nhân.

Rối loạn hoang tưởng là một trong các rối loạn tâm thần phân liệt
Rối loạn hoang tưởng là một trong các rối loạn tâm thần phân liệt

2.5. Rối loạn tâm thần do chất gây nghiện

Khi bắt đầu hoặc ngừng một số loại thuốc nhất định, bệnh nhân có thể mắc phải rối loạn tâm thần do chất gây nghiện gồm các triệu chứng bao gồm ảo giác và ảo tưởng. Các loại thuốc có thể mang lại bao gồm:

  • Rượu
  • Amphetamine
  • Cocain
  • LSD
  • Cần sa
  • PCP
  • Opioid
  • Thuốc an thần

Các triệu chứng sẽ biến mất sau khi bệnh nhân ngừng thuốc hoặc cắt cơn và các triệu chứng bệnh có thể trở lại nếu bạn dùng thuốc trở lại.

2.6. Rối loạn do tình trạng bệnh lý

Đôi khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng có vẻ giống như rối loạn sức khỏe tâm thần nhưng thật sự là do một tình trạng bệnh lý. Rối loạn tâm thần của bạn có thể bắt đầu sau một chấn thương ở đầu hoặc trong một trong những căn bệnh sau:

  • Bệnh Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác
  • U não
  • HIV hoặc AIDS
  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết)
  • Lupus
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Đột quỵ
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh Parkinson

3. Dấu hiệu cảnh báo của bệnh tâm thần phân liệt

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh thường rất mơ hồ nên bệnh nhân thường không phát hiện được. Do đó, hãy đi khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào sau đây:

  • Không thể tập trung cho học tập hoặc không suy nghĩ thông suốt.
  • Nghi ngờ những người xung quanh bạn.
  • Nhìn thấy hoặc nghe thấy những điều mà không ai khác có thể.
  • Xa rời những người thân yêu và dành nhiều thời gian hơn cho một mình.
  • Có những nghi ngờ hoặc niềm tin lạ kỳ và không ai có thể thuyết phục bệnh nhân thay đổi.
Rối loạn tâm thần phân liệt có thể khiến bạn mất tập trung
Rối loạn tâm thần phân liệt có thể khiến bạn mất tập trung

4. Tâm thần phân liệt có thể được điều trị như thế nào?

Bệnh nhân sẽ có cơ hội phục hồi tốt nhất nếu được điều trị kịp thời khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên. Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc và sử dụng liệu pháp tâm lý. Chuyên gia tâm lý có thể giúp bệnh nhân hiểu những suy nghĩ và hành vi của họ và hướng dẫn những cách lành mạnh hơn để quản lý các vấn đề của bạn. Ngoài ra, các loại thuốc chống trầm cảm có thể giúp làm giảm chứng ảo giác và ảo tưởng và được bác sĩ có thể kê đơn.

Trong quá trình điều trị, những người xung quanh như bạn bè, thành viên trong gia đình, bác sĩ và một nhóm hỗ trợ trong cộng đồng có vai trò rất lớn để quyết định hiệu quả điều trị. Đừng cố gắng thúc ép bản thân làm gì đó quá sức. Nếu bệnh nhân gặp vấn đề với ma túy hoặc rượu, hãy tìm sự trợ giúp từ bác sĩ hoặc chương trình lạm dụng chất kích thích.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan