Chứng ăn vô độ tâm thần có nguy hiểm?

Chứng ăn vô độ tâm thần là tình trạng rối loạn ăn uống, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe như mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, suy thận,... hay thậm chí tử vong. Vì vậy, chẩn đoán phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả là biện pháp quan trọng nhất để kiểm soát chứng cuồng ăn vô độ tâm thần.

1. Chứng ăn vô độ tâm thần là gì?

Đây là tình trạng rối loạn ăn uống thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là trẻ em gái trong giai đoạn dậy thì. Đặc trưng của bệnh là bệnh nhân có những giai đoạn ăn uống vô độ, sau đó là giai đoạn nỗ lực giảm cân bằng các chế độ vô cùng khắc nghiệt. Cụ thể, người bệnh sẽ ăn uống vô độ, sau đó sợ hãi tìm cách loại bỏ thức ăn ra khỏi cơ thể như dùng thuốc nhuận tràng, móc họng để nôn, tập luyện thể thao quá sức,... Càng về sau, bệnh nhân sẽ càng khó kiểm soát được thói quen ăn uống của mình.

Biểu hiện của người mắc chứng ăn vô độ tâm thần:

  • Thiếu sự kiểm soát ăn uống, không thể dừng lại được việc ăn uống, ăn tới mức cơ thể cảm thấy khó chịu, đau bụng;
  • Giấu kín việc ăn uống bất thường của mình;
  • Ăn một lượng thức ăn lớn bất thường;
  • Có sự thay đổi giữ những giai đoạn ăn vô độ và giai đoạn không ăn gì;
  • Thường xuyên nôn ói sau bữa ăn;
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc giảm béo để giảm cân;
Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ hay gặp phải khi uống vitamin
Người mắc chứng cuồng ăn vô độ thường nôn ói sau bữa ăn

  • Tập luyện quá mức sau khi ăn, đặc biệt là những vận động với cường độ mạnh;
  • Người bệnh thường không giảm cân hoặc bị tăng cân nhẹ, răng có màu vàng do axit (nếu móc họng nôn ra thường xuyên),...

Nguyên nhân chủ yếu của chứng ăn vô độ tâm thần là do mất tự tin, quan tâm quá mức tới cân nặng và hình dáng cơ thể. Ngoài ra, người bệnh có vấn đề về cảm xúc (trầm cảm, stress, lo âu,...) cũng dễ mắc chứng cuồng ăn vô độ. Bên cạnh đó, những trẻ từng bị lạm dụng tình dục, có bố mẹ sử dụng chất kích thích,... cũng dễ mắc chứng ăn vô độ.

2. Mức độ nguy hiểm của chứng ăn vô độ tâm thần

Khi mắc phải chứng ăn vô độ tâm thần, bệnh nhân đã đặt bản thân mình vào tình trạng nguy hiểm với những hậu quả như:

  • Rối loạn điện giải (thường là giảm kali máu) do việc loại bỏ thức ăn ra khỏi cơ thể bằng cách móc họng nôn ra, dùng thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng,... Hạ kali máu có thể gây mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, suy thận hay thậm chí là tử vong;
  • Những biến chứng phổ biến khác của tình trạng này gồm đau bụng, trướng bụng, tăng cân, sưng tay và chân, khàn tiếng, đau họng mạn tính, vỡ mạch máu ở mắt, sưng má và tuyến nước bọt, yếu và run người, trào ngược dạ dày - thực quản, loét dạ dày, sâu răng, đau miệng, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, rụng tóc, táo bón do lạm dụng thuốc nhuận tràng, da khô, sạm da, kém phát triển chiều cao,...

3. Biện pháp ứng phó với chứng ăn vô độ tâm thần

Trao đổi với bác sĩ về dấn ấn khối u có được sử dụng sàng lọc bệnh ung thư không
Nên trao đổi với người thân hoặc bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình để được hỗ trợ


Bệnh nhân khi có triệu chứng của tình trạng ăn vô độ tâm thần thì cần đi khám bác sĩ ngay để được điều trị càng sớm càng tốt. Có thể thoát khỏi tình trạng này nếu thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Thừa nhận rằng bản thân có vấn đề về ăn uống, không kiểm soát được nó;
  • Trao đổi với người thân hoặc bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình để được hỗ trợ;
  • Tránh xa những người hoặc những nơi hay hoạt động có thể làm bùng phát cơn ăn uống vô độ/hành động loại bỏ thức ăn khỏi cơ thể. Bệnh nhân nên tránh xem những tạp chí thời trang, người mẫu, ít nói về vấn đề ăn kiêng hoặc cân nặng;
  • Nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ để học cách ăn uống trở lại như bình thường, có suy nghĩ tích cực về việc ăn uống, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh, khám tổng quát, chú ý tới cảm xúc và thói quen ăn uống của bệnh nhân. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm máu và xét nghiệm điện tâm đồ để kiểm tra sự bất thường của magie, kali và các chất khác trong cơ thể.Liệu pháp tâm lý rất quan trọng trong các trường hợp bị rối loạn ăn uống nói chung, mắc chứng ăn vô độ nói riêng. Bác sĩ sẽ điều hướng bệnh nhân nhận biết được hành vi của mình hiện tại như thế nào để chấm dứt chu kỳ ăn vào - loại bỏ thức ăn khỏi cơ thể nhằm khôi phục lại thói quen ăn uống bình thường. Tiếp theo, người bệnh sẽ cần thay đổi những ý nghĩ sai lầm về cân nặng, chế độ ăn uống, vóc dáng cơ thể,...Bác sĩ cũng sẽ giải thích cho người bệnh về việc loại bỏ thức ăn khỏi cơ thể như nôn, dùng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu,... không có tác dụng giảm cân và gây nhiều tác hại đối với sức khỏe. Đồng thời, cần giải quyết những vấn đề về sức khỏe tâm thần của người bệnh như căng thẳng, trầm cảm, rối loạn lo âu,... để kiểm soát bệnh một cách triệt để.Kết lại, chứng ăn vô độ tâm thần có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì vậy, nếu bệnh nhân có dấu hiệu của tình trạng này thì cần đi khám bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

1 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Fluozac
    Công dụng thuốc Fluozac

    Thuốc Fluozac được dùng theo đơn của bác sĩ, nhằm điều trị cho các chứng bệnh như trầm cảm, hoảng sợ và chứng ăn vô độ,... Bệnh nhân cần sử dụng thuốc Fluozac theo đúng chỉ định của bác sĩ, ...

    Đọc thêm
  • Magrilan 20 mg
    Công dụng thuốc Magrilan 20 mg

    Thuốc Magrilan 20mg chứa hoạt chất Fluoxetin 20mg được chỉ định trong điều trị chứng trầm cảm, chứng ăn vô độ, rối loạn xung lực cưỡng bức ám ảnh, hội chứng hoảng sợ... Cùng tìm hiểu về công dụng và ...

    Đọc thêm
  • Trẻ 3 tuổi
    Trẻ 3 tuổi không chịu nói phải làm sao?

    Chào bác sĩ. Bé nhà em hiện 3 tuổi nhưng không chịu nói. Nếu bé gọi thì gọi được mẹ hoặc bà, người lớn hỏi gì cũng biết và chỉ bằng hành động. Bé phát âm số bằng tiếng Anh ...

    Đọc thêm
  • Trầm cảm sau sinh có triệu chứng như thế nào?
    Trầm cảm sau sinh có triệu chứng như thế nào?

    Vợ tôi trước khi sinh có bị trầm cảm và đã đi điều trị 1 thời gian (khám 3 lần tại bệnh viện), nhưng sau đó thì có bầu nên đã phải ngưng điều trị. Thời gian tiếp theo sau ...

    Đọc thêm
  • Mawel
    Công dụng thuốc Mawel

    Mawel được xếp vào nhóm thuốc hướng thần, có tác dụng chính trong điều trị các rối loạn như trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng bức - ám ảnh. Với thành phần chính là Fluoxetin, liều dùng và cách ...

    Đọc thêm