Làm gì để giảm tác dụng phụ cho người bệnh ung thư vú điều trị hóa trị liệu?

Bài viết bởi Chuyên viên tiết chế dinh dưỡng Bùi Văn Điền - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hóa trị liệu là phương pháp điều trị ung thư sử dụng một hay nhiều thuốc kháng ung thư gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính. Các bệnh nhân ung thư vú được điều trị hóa trị liệu sẽ làm tiêu diệt các tế bào ung thư tái phát hoặc di căn, đồng thời giúp phương pháp xạ trị và liệu pháp miễn dịch hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, các tác nhân hóa trị liệu thường gây ra các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng như buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, táo bón.... Vậy làm thế nào để giảm các tác dụng phụ không mong muốn này? Sau đây là một số lời khuyên dinh dưỡng có thể giúp bạn cải thiện.

1. Buồn nôn, nôn, mệt mỏi

Buồn nôn, nôn, mệt mỏi là những tác dụng phụ phổ biến sau khi người bệnh hóa trị liệu điều trị ung thư. Với các triệu chứng này các bác sĩ đưa ra một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Người bệnh nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp; nhiệt độ thức ăn khoảng 30 độ, không quá nóng và quá lạnh
  • Ngậm kẹo gừng hoặc kẹo bạc hà có thể giúp giảm buồn nôn
  • Nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày. Sau khi ăn nên ngồi hoặc kê cao đầu (45 độ) trong khoảng 45-60 phút.
  • Tránh các thực phẩm, đồ uống có mùi mạnh như: cà phê, hành, tỏi, tránh khu vực thực phẩm đang nấu.
  • Tránh thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, cay, hoặc quá ngọt
  • Nếu buồn nôn và nôn nhiều, cần bổ sung nước điện giải và có thể dùng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.
Món cháo
Người bệnh ung thư vú có thể ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo

2. Chán ăn, thay đổi cảm giác ăn uống

Mất cảm giác ngon miệng là nguy cơ lớn gây giảm cân và suy dinh dưỡng. Theo đó, tình trạng dinh dưỡng kém làm chậm khả năng phục hồi của cơ thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Với các tác dụng phụ này bác sĩ đưa ra một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Người bệnh nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, từ 5-6 bữa
  • Nên ăn từng ít một, ăn thực phẩm có năng lượng cao, giàu protein, vitamin. Bổ sung dinh dưỡng đường uống từ sữa để tăng năng lượng
  • Tăng cảm giác thèm ăn bằng tăng vận động. Người bệnh có thể đi bộ ngắn trước bữa ăn. Không nên uống quá nhiều chất lỏng trước hoặc trong bữa ăn.
  • Nghe nhạc nhẹ hoặc trò chuyện để làm cho không khí bữa ăn trở nên vui vẻ.

3. Các vấn đề về miệng và hầu họng

Ngoài các tác dụng phụ trên, sau khi hóa trị liệu điều trị ung thư vú người bệnh có thể gặp các vấn đề về miệng và hầu họng như: Khô, loét miệng, thay đổi mùi vị, thức ăn có vị như kim loại. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị viêm lợi, viêm lưỡi, tăng độ nhạy cảm với thực phẩm nóng hoặc lạnh, khó nhai khi miệng bị đau,.... Với các tác dụng phụ về miệng và hầu họng các bác sĩ đã đưa ra một số lời khuyên về dinh dưỡng như sau:

  • Người bệnh cần giữ gìn vệ sinh khoang miệng
  • Uống nhiều nước
  • Nhai kẹo cao su không đường
  • Người bệnh nên ăn thực phẩm mềm, ẩm dễ nhai, dễ nuốt như: ngũ cốc, khoai tây nghiền,...
  • Nghiền nhỏ thức ăn, nhai chậm trong khi ăn
  • Nếu thức ăn có vị kim loại có thể sử dụng thìa, đũa, bát bằng nhựa; nếu được có thể dùng nồi thủy tinh khi chế biến thức ăn
  • Tránh thực phẩm cay nóng như: cà ri, ớt
  • Tránh trái cây chua như: cam, chanh
Đồ ăn cay nóng
Bệnh nhân hóa trị liệu điều trị ung thư vú nên tránh ăn các thức ăn có gia vị cay nóng

4. Tiêu chảy

Người bệnh ung thư vú điều trị hóa trị liệu cũng có thể gặp tác dụng phụ như tiêu chảy. Vì thế, người bệnh có thể thực hiện theo một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Người bệnh nên một lượng nhỏ thức ăn mềm, ít mùi vị. Có thể xem xét chế độ ăn uống bổ sung chất xơ hòa tan có chứa trong một số thực phẩm như chuối, táo, bánh mì nướng trắng,...
  • Bổ sung nước, nước trái cây hoặc dung dịch bù nước điện giải đầy đủ hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Ăn một lượng nhỏ thức ăn trong suốt cả ngày thay vì ăn nhiều một bữa.

5. Táo bón

Tình trạng táo bón cũng có thể gặp ở bệnh nhân điều trị hóa trị liệu ung thư vú. Một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng khi người bệnh bị táo bón như sau:

  • Uống nhiều đồ uống như: nước lọc, nước trái cây
  • Tăng lượng thực phẩm nhiều chất xơ như: ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây tươi
  • Tăng cường hoạt động thể lực đi bộ, tập thể dục....để kích thích nhu động ruột tốt hơn.
  • Thiết lập thói quen đi đại tiện cá nhân tạo nhịp sinh học hàng ngày
  • Nếu tình trạng không cải thiện có thể cân nhắc dùng thuốc làm mềm phân, nhuận tràng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nước ép trái cây có liên quan đến bệnh tiểu đường
Tăng cường các loại trái cây vào chế độ ăn uống hàng ngày

Ngoài các tác dụng phụ trên, người bệnh còn có thể gặp phải những tác dụng phụ khác. Vì thế, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau khi hóa trị liệu, người bệnh nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ tốt từ các bác sĩ.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc, điều trị và tư vấn dinh dưỡng nhiều bệnh lý chuyên sâu. Toàn bộ quy trình thăm khám, sàng lọc điều trị và tư vấn dinh dưỡng đều được kết hợp giữa các chuyên khoa lớn như: Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm sinh hóa, Tế bào gốc và công nghệ gen, khoa Phục hồi chức năng, khoa Dinh dưỡng... để đem lại hiệu quả phục hồi nhanh chóng, hạn chế tối đa các biến chứng sau điều trị. Sau khi trải qua giai đoạn điều trị, hóa trị liệu bệnh nhân cũng sẽ được theo dõi, tái khám để nhận định việc điều trị ung thư có đem lại hiệu quả hay không, từ đó duy trì lối sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Vì thế, nếu người bệnh sau quá trình hóa trị liệu điều trị ung thư vú gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn chuyên sâu từ các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan