Những lưu ý khi xoa bóp cho người bệnh ung thư

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Phi Yến - Trưởng Đơn nguyên chăm sóc giảm nhẹ, Trung tâm Ung bướu xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Xoa bóp (hay mát-xa) là những hình thức hỗ trợ chăm sóc bệnh ung thư và đã có thực tế minh chứng cho điều đó. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy những phương pháp thực hành đơn giản có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và giảm tới một nửa hoặc nhiều hơn tác dụng phụ của việc chữa trị.

1. Lưu ý trong quá trình xoa bóp cho bệnh nhân ung thư

Những động tác đơn giản, dễ học và dễ áp dụng. Quá trình xoa bóp cũng là lúc người thân và bạn bè đem lại sự dễ chịu cho người bệnh và là cơ hội để thể hiện sự chăm sóc nhau.

Điều lưu ý là xoa bóp cho một người bị ung thư có điều gì khác để người bệnh được an toàn, tránh biến chứng. Cụ thể:

  • Hãy nhớ rằng mục đích là đem lại sự dễ chịu và thư giãn chứ không phải để chữa trị ung thư.
  • Người bệnh luôn cho biết rõ về những gì cảm thấy dễ chịu và điều bạn muốn làm.
  • Đừng gây áp lực khi thực hành xoa bóp.
  • Hãy cảm thông cho nhau, dù đó là người chăm sóc hay bệnh nhân.
  • Hãy tập luyện thường xuyên.
Đau trong ung thư khiến bệnh nhân mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần
Xoa bóp là một trong những hình thức hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân ung thư

2. Hai vấn đề quan trọng nhất cần biết về xoa bóp và ung thư

  • Luôn có cách an toàn để xoa bóp (hay mát-xa) đơn giản cho bệnh nhân ung thư nhằm tạo sự dễ chịu và thư giãn.
  • Cả ung thư và cách điều trị ung thư đều tạo ra những hoàn cảnh mà ta phải thích nghi.

3. Hai việc "không được làm" trong xoa bóp ung thư

  • Cẳng chân. Không mát-xa cẳng chân. Một số phương pháp chữa trị ung thư có thể làm tăng khả năng có các cục máu đông ở cẳng chân. Nếu một người có cục máu đông, khi vận động hoặc xoa bóp hay ấn mạnh lên cẳng chân có thể khiến cho cục máu đông đó di chuyển trong mạch máu và điều đó có thể nguy hiểm.

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể biết ai có cục máu đông hoặc không, cách tốt là nên thận trọng không mát-xa cẳng chân. Tuy nhiên, có thể mát-xa bàn chân

  • Cánh tay. Không mát-xa cánh tay của một người đang bị chứng phù bạch huyết ở một cánh tay do phẫu thuật vét hạch hoặc xạ trị hạch bạch huyết dưới cánh tay. Phù bạch huyết cũng có thể xảy ra ở nơi khác trên cơ thể, vì thế hãy hỏi bác sĩ xem bạn trong tình trạng này không.
Chụp số hóa xóa nền chống chỉ định cho người mắc bệnh rối loạn đông máu
Không mát-xa cẳng chân của bệnh nhân đang áp dụng các phương pháp điều trị ung thư

4. Nắm rõ các tổn thương do ung thư trên cơ thể người bệnh

4.1 Về xương dễ gãy

Bác sĩ có thể giúp bạn xác định lực ấn và những thận trọng trong động tác áp dụng cho tình trạng của bạn. Ví dụ, một số người bị di căn vào xương vẫn được khuyến khích hoạt động vì xương của họ vẫn đủ vững chắc để thực hiện các hoạt động mạnh. Bác sĩ cũng có thể quyết định rằng phần lớn lực ép của mát-xa là an toàn.

Những người khác có thể phải hạn chế hoạt động vì một số xương nhất định bị yếu và dễ tổn thương dẫn đến gãy. Họ cũng có thể được dặn phải di chuyển hết sức thận trọng, bước thận trọng từ vỉa hè xuống hoặc khi xuống thang gác, hoặc tránh nâng hoặc vươn vai mạnh.

Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể hạn chế mát-xa đối với một số khu vực dễ tổn thương, và chỉ được ấn với lực như khi xoa kem dưỡng da hoặc chỉ nhẹ nhàng đặt tay vào đó. Lực ấn khi mát-xa có thể liên quan đến việc hạn chế hoạt động và bác sĩ sẽ giúp quyết định xem điều gì là tốt.

4.2 Về phù bạch huyết

Những người có nguy cơ hay đã bị phù bạch huyết đôi khi được khuyên tránh ấn lên khu vực sưng phồng, tránh đo huyết áp, tắm hơi hoặc tắm trong bồn tắm nóng, hoặc tránh mặc quần áo chật, sử dụng cơ quá mức hoặc một số hoạt động khác. Nếu bạn gặp phải những điều này, nên tránh mát-xa có lực ấn lên khu vực đó.

Phù mạch bạch huyết
Tránh xoa bóp có lực ấn lên khu vực sưng phồng do phù bạch huyết

5. Danh sách các yếu tố cần hạn chế xoa bóp người bệnh ung thư

  1. Khối u cứng ở xương, bụng, cổ họng, bắp cơ, hay da hoặc bất cứ khu vực nào mà tay có thể tác động tới
  2. Những nơi chắc chắn hoặc nghi ngờ di căn ở xương, kể cả xương sống
  3. Nơi bị sưng hoặc phù, phù bạch huyết (cả hiện tại và và quá khứ)
  4. Bất cứ nguy cơ phù bạch huyết nào được xác định do bị ung thư hoặc do điều trị ung thư
  5. Phần cơ thể đã phẫu thuật vét hạch hoặc xạ trị hạch bạch huyết ở nách, háng, cổ hoặc hàm
  6. Khi đang bị sốt
  7. Khu vực xạ trị
  8. Sẹo trên da
  9. Khu vực mới phẫu thuật
  10. Thiết bị y tế: Ống truyền huyết thanh, Buồng truyền chất hoá học, Ống thông tiểu, Mặt nạ ô-xy, Ống dẫn lưu dịch, Hậu môn nhân tạo
  11. Mạch máu yếu hoặc bị dãn tĩnh mạch
  12. Bệnh ngoài da truyền nhiễm
  13. Thương tổn da chưa được chẩn đoán
  14. Đau Thần kinh (với cảm giác nóng, rát, nhói, tê)
  15. Thay đổi cảm giác (tê, nhói, giảm, mất )
  16. Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu (tiểu cầu thấp, rối loạn đông máu...)
  17. Bạch cầu thấp (giảm bạch cầu trung tính)
  18. Những phần cơ thể ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng (tim, phổi, thận, gan, não)
  19. Mệt mỏi
  20. Nguy cơ hay bị cục máu đông ở chân (do ung thư hoặc chữa trị ung thư)

Bằng cách cùng nhau tìm hiểu những điều này, người chăm sóc và bệnh nhân ung thư đã cùng bác sĩ tham gia chữa trị bệnh ung thư.

Đơn nguyên chăm sóc giảm nhẹ, Khoa Nội ung bướu, Trung tâm ung bướu – Xạ trị, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city là một trong những cơ sở tin cậy trong điều trị và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư. Với đội ngũ các bác sĩ, điều dưỡng viên là chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong điều trị và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư sẽ giúp cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối trở nên nhẹ nhàng và ý nghĩa hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan