Tác dụng phụ của phương pháp điều trị đối với ung thư hạch

Ung thư hạch hay còn gọi là ung thư hạch bạch huyết, u lympho... diễn ra trên tế bào bạch cầu lympho. Việc điều trị ung thư hạch có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đối với bệnh nhân, khiến cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân gặp ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể các tác dụng phụ này là gì?

1. Buồn nôn - ói mửa

Các phương pháp điều trị ung thư hạch phổ biến bao gồm hóa trị, xạ trị và các liệu pháp về miễn dịch có thể gây ra tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, tác dụng phụ này không xảy ra ở tất cả mọi người.

Một số giải pháp có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng nay gồm:

  • Đơn thuốc chống buồn nôn do bác sĩ chỉ định.
  • Châm cứu hoặc các bài tập thiền định có thể giúp cơ thể ổn định, dễ chịu hơn.
  • Uống nhiều nước cũng như các thức uống dinh dưỡng khác, đảm bảo cơ thể luôn đủ nước.

Trong trường hợp bạn thường xuyên nôn mửa thức ăn ra ngoài sau khi kết thúc điều trị bệnh ung thư hạch, bạn nên nói với bác sĩ để có sự giúp đỡ kịp thời.

2. Cơ thể mệt mỏi và kiệt sức

Hàng loạt phương pháp điều trị ung thư, trong đó có ung thư hạchung thư hạch nách, đều có thể khiến cơ thể của bạn đi vào tình trạng kiệt sức, mệt mỏi và thiếu năng lượng ở bất kỳ thời điểm nào, bất kể bạn đã ngủ rất nhiều.

Trong trường hợp triệu chứng mệt mỏi kéo dài, bạn nên tìm bác sĩ để được thực hiện xét nghiệm máu nhằm tìm ra nguyên nhân, ví dụ như hormone thay đổi, lượng tế bào hồng cầu thấp (thiếu máu)..., từ đó đưa ra giải pháp hỗ trợ.

Ngoài ra, một số phương pháp như tập thể dục, ăn kiêng và thiền cũng có thể giảm mệt mỏi một cách hiệu quả.

ung thư hạch
Điều trị ung thư hạch có thể khiến người bệnh mệt mỏi và kiệt sức

3. Rụng tóc nhiều - tác dụng phụ thường thấy sau điều trị ung thư hạch

Không chỉ ung thư hạch, việc điều trị bệnh ung thư nói chung có sử dụng hóa trị và xạ trị đều có khả năng gây ra tác dụng phụ là rụng tóc, tuy nhiên, cũng như triệu chứng buồn nôn, rụng tóc không xảy ra với tất cả mọi người.

Để giảm bớt áp lực từ tác dụng phụ này, bạn có thể cắt tóc ngắn hơn hoặc cạo trọc đầu, ngoài ra bạn cũng có thể đội tóc giả để cảm thấy tự tin hơn.

Hãy yên tâm rằng, tóc của bạn sẽ mọc trở lại sau khi quá trình điều trị kết thúc, tuy nhiên tóc sẽ có cấu trúc khác, yếu hơn so với tóc khi còn khỏe mạnh.

4. Có thể xảy ra nhiễm trùng thường xuyên hơn

Phương pháp hóa trị dùng để điều trị nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư hạch, ung thư hạch nách... nhưng chúng sẽ khiến số lượng tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch giảm sút, khiến khả năng chống lại sự tấn công của tác nhân gây hại, cụ thể là vi khuẩn, trở nên yếu đi. Đây chính là yếu tố làm gia tăng sự xuất hiện của các nhiễm trùng bên trong và bên ngoài cơ thể.

Để hỗ trợ vấn đề này, các loại kháng sinh sẽ được sử dụng để giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng hoặc một số thuốc tăng trưởng sẽ kích thích tạo ra tế bào bạch cầu nhiều hơn.

Về bản thân bạn, hãy rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với những người đang bị bệnh. Khi có các dấu hiệu nhiễm trùng như ớn lạnh, sốt hoặc đau họng, bạn cần tìm gặp sớm bác sĩ để có biện pháp khắc phục tác dụng phụ của điều trị ung thư hạch này sớm nhất có thể.

5. Bị tiêu chảy kéo dài

Tình trạng phân lỏng và nhiều nước, đi ngoài thường xuyên là một tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư. Theo lời giải thích từ các bác sĩ, hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư có thể làm hỏng tế bào niêm mạc ruột, khiến tình trạng tiêu chảy diễn ra xuyên suốt thời gian điều trị.

Tình trạng này sẽ dừng lại sau khi quá trình điều trị kết thúc. Để hỗ trợ cải thiện tác dụng phụ này, bạn có thể uống nhiều nước canh hoặc đồ uống chứa ion khoáng chất để thay thế lượng chất lỏng đã mất. Ngoài ra, một chế độ ăn kiêng với thực phẩm nhạt sẽ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn, một số món được đề cử ở đây là cơm, bánh mì nướng, chuối...

Ngoài ra, nếu tình trạng tiêu chảy diễn ra nghiêm trọng, bạn có thể tìm bác sĩ để hỏi về việc sử dụng thuốc chống tiêu chảy không kê đơn.

ung thư hạch
Người bệnh có thể gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài trong quá trình điều trị ung thư hạch

6. Bầm tím và chảy máu

Các bức xạ trong phương pháp xạ trị điều trị bệnh ung thư hạch, ung thư hạch nách... sẽ gây tổn thương đến tế bào tiểu cầu - loại tế bào có chức năng làm đông máu khi bị thương. Vì vậy, bạn sẽ gặp tình trạng chảy máu cam và chảy máu nướu răng vô cớ, một số vết bầm tím không có nguyên nhân cũng sẽ xuất hiện. Đối với phụ nữ, kinh nguyệt của bạn sẽ ra nhiều hơn.

Khi số lượng tiểu cầu giảm xuống quá thấp, tình trạng chảy máu của bạn sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn. Lúc này, bạn cần được truyền tiểu cầu để ngăn chảy máu.

7. Da khô, đỏ và ngứa ngáy

Phát ban đỏ và tình trạng ngứa ngáy khắp cơ thể là tình trạng thường gặp sau khi điều trị ung thư hạch bằng hóa trị và xạ trị. Ngoài ra, làn da của bạn cũng trở nên nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời.

Lúc này, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm để làm dịu da, đồng thời uống thêm nhiều nước hơn để giữ nước. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hỏi bác sĩ để sử dụng thuốc kháng histamin giúp cải thiện tình trạng ngứa. Nếu ra ngoài khi trời nắng, bạn cần thoa kem chống nắng với chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da.

8. Đau miệng và loét miệng

Điều trị ung thư hạch có thể làm hỏng các tế bào bên trong miệng, dẫn đến sự hình thành các vết loét đỏ và gây đau đớn. Sau khi kết thúc điều trị, các vết này sẽ nhanh chóng hồi phục.

Bạn có thể thử súc miệng bằng nước muối để hạn chế nhiễm trùng, đồng thời hạn chế cơn đau. Ngoài ra, bạn nên chọn các loại thức ăn mềm, đồ lạnh... để giúp việc ăn uống dễ dàng, thoải mái hơn. Bạn cũng cần tránh đồ ăn cay hoặc thực phẩm chứa acid, như cam, chanh...

Có thể nói, việc điều trị ung thư hạch dẫn đến rất nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân. Vì vậy, bạn cần sự hỗ trợ rất nhiều từ những người xung quanh, bao gồm bác sĩ, bạn bè và người thân. Hãy chia sẻ để có sự hỗ trợ tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan