Công dụng thuốc Luspatercept-aamt

Thuốc Luspatercept-aamt có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu trong bệnh thiếu máu ở bệnh nhân beta thalassemia (có số lượng hồng cầu thấp). Luspatercept-aamt được điều chế ở dạng tiêm. Chính vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ và được thực hiện bởi điều dưỡng.

1. Công dụng của thuốc Luspatercept-aamt sau khi sử dụng

Thuốc Luspatercept-aamt có tác dụng làm tăng số lượng tế bào hồng cầu. Luspatercept-aamt thường được sử dụng cho bệnh nhân thiếu máu gây ra bởi bệnh beta thalassemia (số lượng hồng cầu hạ thấp).

2. Liều lượng dùng thuốc Luspatercept-aamt

Thuốc Luspatercept-aamt được điều chế ở dạng tiêm. Người bệnh sẽ được thực hiện tiêm dưới da bởi nhân viên y tế. Tuy nhiên trước khi tiến hành đưa thuốc vào cơ thể cần kiểm tra số lượng hồng cầu của bệnh nhân trước.

Liều lượng sử dụng thuốc Luspatercept-aamt được tính toán dựa trên cân nặng của bệnh nhân. Liều dùng thuốc thông thường là tiêm 3 tuần một lần.

3. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Luspatercept-aamt

Tác dụng phụ mà Luspatercept-aamt gây ra có thể được kiểm soát bằng một số phương pháp. Tần suất xuất hiện các triệu chứng có thể thay đổi tùy theo sự đáp ứng thuốc, thể trạng bệnh nhân và mức tiến triển của bệnh.

Tuy nhiên vẫn có những triệu chứng rất phổ biến và quan trọng như:

  • Đau xương, cơ hoặc khớp
  • Nhức đầu và đau đầu
  • Tiêu chảy: bác sĩ có thể giới thiệu cho bạn một số thuốc làm giảm tiêu chảy. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp với thức ăn chứa ít chất xơ, ít gia vị (cơm trắng, gà luộc, gà nướng). Người bệnh nên tránh sử dụng các rau sống, bánh mì nguyên hạt, các loại hạt, ngũ cốc. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại chất xơ hòa tan có thể giúp bạn giảm tiêu chảy, ví dụ như: nước sốt táo, chuối chín, cảm, bột yến mạch, kem gạo,..
  • Gây độc cho gan: Thuốc Luspatercept-aamt có thể gây nhiễm độc cho gan. Để theo dõi các tế bào gan có hoạt động bình thường hay không có thể thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng gan. Nếu bệnh nhân có các biểu hiện như: vàng da và niêm mạc, màu sắc nước tiểu thấy đổi (màu sâm, nâu), đau bụng,... Có thể là dấu hiệu của nhiễm độc gan.

Một số tác dụng phụ mà thuốc Luspatercept-aamt mang lại ít phổ biến hơn:

  • Hình thành nhiều cục máu đông, đau tim, đột quỵ: Các biểu hiện của cơ thể mà bạn có thể nhận biết được là sưng đỏ, đau ở chi, cánh hoặc chân lạnh nhợt nhạt, tức ngực, khó thở, lú lẫn, rối loạn tâm thần,... Nếu người bệnh có một trong các triệu chứng trên cần di chuyển ngay đến trung tâm y tế để nhận được sự giúp đỡ từ chuyên gia.
  • Cao huyết áp: Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần được theo dõi huyết áp thường xuyên. Nếu sau một thời gian dùng thuốc mà tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát cần ngưng thuốc.

4. Thuốc Luspatercept-aamt ảnh hưởng như nào đến phụ nữ mang thai

Việc sử dụng thuốc Luspatercept-aamt trong quá trình mang thai có thể làm tăng nguy cơ khiến thai dị tật bẩm sinh. Chính vì vậy những người có ý định mang thai hoặc đang mang thai không nên sử dụng Luspatercept-aamt. Thuốc sau khi sử dụng cần được kiểm soát chặt chẽ ít nhất sáu 3 tháng.

Đối với người đang cho con bú không nên sử dụng thuốc Luspatercept-aamt. Nếu đang thực hiện điều trị với thuốc, bạn chỉ nên cho con bú sau 3 tháng kể từ khi sử dụng liều cuối cùng.

Thuốc Luspatercept-aamt có tác dụng làm tăng số lượng tế bào hồng cầu, dùng cho bệnh nhân thiếu máu gây ra bởi bệnh beta thalassemia. Nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ từ nhẹ đến vừa. Do đó, trước khi dùng Luspatercept-aamt bạn nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin cũng như tham khảo ý kiến từ bác sĩ điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

203 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • vai trò của hồng cầu
    Nguồn gốc và vai trò của hồng cầu

    Vai trò của hồng cầu giúp cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Thiếu hồng cầu là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu. Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt ...

    Đọc thêm
  • Vitamin C
    Tăng cường vitamin C có thể giảm thiếu máu thiếu sắt?

    Thiếu máu thiếu sắt là vấn đề thường gặp ở phụ nữ. Hiện nay, một số nghiên cứu dinh dưỡng đang được thiết lập để tìm ra câu trả lời cho tăng cường vitamin C có mối liên quan như ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Dutasvitae 0,5mg
    Công dụng thuốc Deferasirox 5a Farma 125mg

    Thuốc Deferasirox-5a Farma 125mg có thành phần dược chất chính là Deferasirox với hàm lượng 125mg. Loại thuốc này còn có tên gọi khác là thuốc thải sắt được sử dụng nhằm loại bỏ lượng sắt dư thừa ra khỏi ...

    Đọc thêm
  • thuốc aranesp
    Công dụng của thuốc Aranesp

    Thuốc Aranesp là một dạng protein nhân tạo giúp cho cơ thể có thể sản sinh ra những tế bào hồng cầu trong bệnh lý như suy thận, bệnh nhân chạy thận nhân tạo hay tình trạng sức khoẻ khác ...

    Đọc thêm
  • beleodaq
    Công dụng thuốc Beleodaq

    Thuốc Beleodaq được sử dụng để điều trị ung thư nhờ tác dụng làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của tế bào ung thư. Đây là thuốc chỉ được sử dụng tại bệnh viện hoặc phòng khám dưới sự ...

    Đọc thêm