Đặc điểm virus gây bệnh dại

Bệnh dại gây ra bởi virus dại thuộc giống Lyssavirus, họ Rhabdoviridae, lây truyền từ động vật sang người. Bệnh dại do virus dại cổ điển gây ra có tỷ lệ tử vong gần như 100% trên người. Hiện nay bệnh dại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

1. Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là bệnh gây ra bởi virus dại, lây truyền từ động vật sang người qua chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Có 2 thể lâm sàng của bệnh dại là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt). Trong đó, thể điên cuồng là phổ biến nhất. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Đôi khi, có trường hợp mắc bệnh dại do hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm virus dại. Người bị bệnh dại nếu không kịp thời tiêm vắc-xin phòng bệnh sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.

Ở người, biểu hiện đầu tiên của bệnh dại là một hội chứng nhiễm trùng bình thường. Sau đó, người bệnh bị rối loạn cảm giác ở xung quanh vết thương (đau hoặc ngứa ở vết cắn). Bệnh nhân có thể có biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau đầu, lo sợ, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng. Các dấu hiệu viêm não gồm tính tình hung tợn, ảo giác, co giật, động kinh và hôn mê. Người bệnh tử vong trong vòng 3 - 4 ngày do ngừng thở bởi một cơn co thắt hoặc liệt cơ hô hấp. Ở người bị động vật dại cắn có được tiêm vắc-xin ngừa dại nhưng tiêm muộn thì triệu chứng không đầy đủ và không điển hình, có thể bị liệt dần dần từ chân trở lên, khi liệt tới các cơ hô hấp thì tử vong.

Ở động vật, biểu hiện của bệnh dại là viêm não. Chó, mèo bị dại thường bỏ ăn, cắn chủ nhà. Sau đó, bệnh chuyển sang thời kỳ toàn phát với biểu hiện một trong hai thể: Thể cuồng (chạy rông, cào bới đất, cắn người, cắn các con vật khác) hoặc thể liệt (bị liệt nằm im một chỗ).

Sốt
Người bệnh có thể có biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau đầu, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng

2. Đặc điểm của virus dại

2.1 Virus dại sống được trong điều kiện nào?

Virus dại (Rhabdovirus) gây bệnh dại ở động vật và người là loại virus thuộc giống Lyssavirus, họ Rhabdoviridae. Virus dại có hình quả trứng hoặc hình viên đạn (một đầu tròn, một đầu dẹt), chiều dài trung bình 100-300 nm, đường kính 70-80 nm. Bộ gen di truyền của virus dại là ARN.

Virus dại có thành phần gồm: 67% protein, 26% lipid, 3% carbohydrate và 1% ARN. Có 2 chủng virus dại là virus dại đường phố (virus dại tồn tại trên động vật bị bệnh) và virus dại cố định (cố định thời gian ủ bệnh trên thỏ).

Ở nhiệt độ thường, virus dại có thể sống được 1 - 2 tuần. Vì vậy, các đồ dùng có dính nước bọt của động vật bị dại hoặc nước bọt của người mắc bệnh dại rất nguy hiểm. Ở nhiệt độ 4°C, virus dại có thể sống được nhiều tháng. Trong điều kiện đông khô hoặc - 80°C, virus dại có thể tồn tại rất lâu. Ở 60°C, virus dại chết sau 5 phút và ở điều kiện 100°C, virus dại chết sau 1 phút. Virus dại bị bất hoạt nhanh trước các tác nhân như tia cực tím, cồn iod, xà phòng, cloramin 5%, formol 0,05%,...

2.2 Khả năng gây bệnh của virus dại

Đường lây: Virus dại thường đi từ nước bọt của động vật gây bệnh hoặc người bị bệnh vào động vật và người khác qua vết cắn, đôi khi là vết cào xước có dính nước bọt hoặc qua vết liếm của động vật lên vùng da bị trầy xước. Ngoài ra, virus dại có thể lây truyền từ người sang người thông qua việc cấy ghép giác mạc hoặc các nội tạng khác (hiếm gặp)

Đường đi của virus trong cơ thể: Từ vết cắn, virus dại phát triển từ lớp trong cùng cả mô dưới da hoặc từ cơ bắp tiến vào các dây thần kinh ngoại biên. Virus tiếp tục di chuyển dọc theo các dây thần kinh lên não, gây tổn thương cho tế bào thần kinh ở vùng sừng Amon, ở hành tủy. Tốc độ di chuyển của virus ước tính là 12- 24mm/ngày. Từ hệ thần kinh trung ương, virus dại đi theo dây thần kinh tới tuyến nước bọt, gây ô nhiễm tuyến nước bọt, dịch não tủy, giác mạc, các tuyến nhầy ở mũi và da. Người bị nhiễm virus dại có những thay đổi hành vi và biểu hiện lâm sàng khi virus bắt đầu xâm nhập não bộ.

Chó cắn
Từ vết cắn, virus dại phát triển từ lớp trong cùng cả mô dưới da hoặc từ cơ bắp tiến vào các dây thần kinh ngoại biên

Thời kỳ ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh dại ở người thường kéo dài trong khoảng 2 - 8 tuần. Đôi khi, có người ủ bệnh chỉ trong thời gian ngắn (10 ngày) hoặc thời gian rất dài (1 - 2 năm). Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào các yếu tố gồm: Số lượng virus xâm nhập cơ thể, sự nặng - nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến não bộ. Vết thương càng nặng, càng gần hệ thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Bệnh dại hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Đặc biệt, bệnh có tỷ lệ tử vong xấp xỉ 100% nếu không được tiêm vắc-xin kịp thời. Vì vậy, mỗi người cần chủ động tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh dại để phòng bệnh hiệu quả, giảm tối đa những nguy cơ khó lường có thể xảy ra khi bị động vật dại cắn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Lý do nên tiêm vắc-xin tại Vinmec:

  • Khách hàng được khám sàng lọc sức khỏe trước tiêm, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh, phác đồ tiêm theo đúng lứa tuổi, được hướng dẫn cách theo dõi và chăm sóc sức khỏe sau tiêm theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO);
  • Có đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, áp dụng các biện pháp giảm đau hiệu quả khi tiêm chủng;
  • 100% khách hàng được theo dõi sức khỏe sau tiêm 30 phút và được đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về;
  • Có ekip cấp cứu chuyên nghiệp, phòng sau tiêm chủng trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại, kịp thời xử trí đúng phác đồ trong trường hợp xảy ra sự cố sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn sau tiêm chủng;
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu vui chơi cho trẻ em, giúp khách hàng có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau tiêm;
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại với dây chuyền bảo quản lạnh đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng;
  • Với khách hàng là trẻ em, hệ thống của Vinmec sẽ gửi tin nhắn nhắc lịch tiêm trước ngày tiêm, đồng thời thông tin tiêm chủng của trẻ sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng của quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Bộ Y tế

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

58.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan