Đặc điểm virus Rota gây tiêu chảy ở trẻ

Virus Rota là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ - bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tiêu chảy do virus Rota là bệnh cấp tính thường gây cho trẻ nhỏ các triệu chứng như nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, mất nước nghiêm trọng dẫn đến trụy mạch.

1. Virus Rota là gì?

Virus Rota là tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Virus Rota được chia thành 7 nhóm để nghiên cứu khi các nhà khoa học phát hiện ra gồm nhóm A, B, C, D, E, F và G, trong đó chỉ có nhóm A, B, C gây bệnh cho người. Trong đó virus Rota nhóm A là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp tiêu chảy ở trẻ, nhóm B và C thường gây các vụ dịch lẻ tẻ, hay gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành.

Virus rota có hình khối cầu 20 mặt, đường kính trung bình 65-70 nm. Acid nucleic là ARN hai sợi, nằm ở trung tâm hạt vi rút, đường kính 38 nm và được bao bọc bởi hai sợi capsid. Virus này có thể sống bền vững trong môi trường, tồn tại nhiều giờ trên bàn tay và nhiều ngày trên các bề mặt rắn. Virus Rota vẫn có thể tồn tại ổn định và có khả năng cao gây bệnh lây lan khi sống trong phân 1 tuần.

Rota virus
Virus Rota gây bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ

2. Đặc điểm dịch tễ của virus Rota

Virus Rota phân bố chủ yếu ở vùng khí hậu ôn đới, bởi vậy bệnh tiêu chảy ở trẻ do virus Rota xảy ra thường tập trung theo mùa, đặc biệt là mùa đông là điều kiện virus dễ tồn tại, phát triển và gây bệnh cho trẻ. Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ o virus này rất phổ biến đứng thứ hai sau nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em.

Ở miền Bắc, bệnh thường xảy ra vào mùa thu đông kéo dài tới mùa xuân (khi thời tiết mưa, lạnh, ẩm ướt). Ở miền Nam, bệnh xảy ra quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 3, 9. Tại Việt Nam có 56% số trẻ nhập viện do viêm dạ dày ruột cấp là do nhiễm virus Rota. Hàng năm, số trẻ chết do virus Rota chiếm từ 4-8% trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi bị chết vì mọi nguyên nhân. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi là phổ biến, trẻ càng nhỏ càng có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do rota cao, thường là trẻ dưới 2 tuổi, hoặc dưới 12 tháng tuổi nguy cơ càng cao.

3. Các yếu tố nguy cơ mắc tiêu chảy do virus Rota ở trẻ

  • Trẻ bú bình không được vệ sinh đúng cách sẽ có nguy cơ mắc tiêu chảy cao hơn trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình
  • Cho trẻ ăn bổ sung không đúng cách như thức ăn nấu lâu để ở nhiệt độ phòng, thức ăn bị ô nhiễm trước hoặc sau khi nấu
  • Cho trẻ uống nước không đảm bảo sạch, nguồn nước sinh hoạt không sạch
  • Dụng cụ, tay người chế biến thức ăn không sạch
  • Xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách
  • Không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn...
Uống nước đủ
Cho trẻ uống nước không đảm bảo sạch có thể gây tiêu chảy

4. Nguồn truyền nhiễm virus Rota

Con người là nguồn ổ chứa virus Rota duy nhất gây ra bệnh tiêu chảy, ở động vật cũng có các loại virus Rota nhưng không gây bệnh cho người. Cụ thể:

  • Yếu tố truyền bệnh: Là phân của bệnh nhân hoặc người lành mang virus Rota. Phân sẽ làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước. Ngoài ra, có thể gây ô nhiễm thực phẩm và các vật dụng khác
  • Thời gian ủ bệnh: Từ 1-7 ngày, trung bình 2-3 ngày kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể.
  • Thời kỳ lây truyền: Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy do virus Rota được bắt đầu rất đột ngột. Thời kỳ lây truyền có thể kéo dài tới 3 tuần, tuy nhiên thường khoảng 7-8 ngày kể từ lúc bệnh bắt đầu.
  • Phương thức lây truyền virus Rota là qua đường phân – miệng, có thể lây qua đường hô hấp. Đối với trẻ có thể nhiễm virus cả trước và sai bị ốm kèm theo tiêu chảy.
Con đường lây truyền rota virus
Đường lây nhiễm virus Rota

5. Sự miễn dịch, cảm nhiễm với virus Rota

Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi ít có nguy cơ mắc bệnh vì vẫn còn có sẵn kháng thể từ mẹ truyền cho trong cơ thể, kháng thể trong huyết thanh cao ở thời kỳ sơ sinh, trẻ từ 3-6 tháng kháng thể giảm rồi tăng dần sau đó đạt cao điểm lúc 2 tuổi và duy trì trong nhiều năm. Trẻ nhỏ sau khi mắc bệnh tiêu chảy do Rota có tính miễn dịch nhưng không bền vững nên vẫn có nguy cơ mắc lại nếu không được phòng ngừa đúng cách.

6. Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy do virus Rota

  • Trong đời sống hàng ngày cần vệ sinh nguồn nước, ăn uống hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm. Không nên cho trẻ ăn ăn thực phẩm chưa được nấu chín.
  • Vệ sinh dụng cụ dùng cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ trong thời kỳ cho con bú cũng cần giữ vệ sinh tốt.
  • Vệ sinh phòng dịch bằng cách sát khuẩn, tẩy uế những chất thải và đồ dùng có liên quan đến bệnh nhân. Quản lý phân, xử lý phân thật tốt (dùng hố xí tự hoại, hố xí hai ngăn), không dùng phân tươi bón cây cối, hoa quả.
  • Chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách uống dự phòng vắc xin Rota cho trẻ.
Tiêm chủng, tiêm phòng, tiêm vacxin tại vinmec
Trung tâm vắc-xin tại Vinmec luôn có sẵn vắc-xin uống phòng tiêu chảy do Rotavirus

Hiện nay, tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn có sẵn vắc-xin uống phòng tiêu chảy do Rotavirus. Cha mẹ nên cho bé từ 6 tuần tuổi đến khám, tư vấn và uống phòng bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai chương trình Tiêm chủng trọn gói giúp bé được bảo vệ toàn diện, tăng sức đề kháng để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan