Lịch sử phát triển vắc-xin sởi

Bệnh sởi xuất hiện đã gây ra nhiều vụ đại dịch trên thế giới nhưng đến tận năm 1963 vắc-xin sởi mới được nghiên cứu thành công và được đưa vào sử dụng. Vắc - xin được tìm ra đã làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

1. Bệnh sởi xuất hiện khi nào?

Vào thế kỷ thứ 9, một bác sĩ người Ba Tư đã công bố một trong những nghiên cứu đầu tiên về bệnh sởi. Năm 1757, Francis Home, một bác sĩ người Scotland, đã chứng minh bệnh sởi xảy ra do có tác nhân truyền nhiễm nằm trong máu của người bệnh.

Năm 1912, bệnh sởi đã trở thành một căn bệnh đáng chú ý trên toàn nước Mỹ, đòi hỏi nhân viên y tế phải báo cáo tất cả các trường hợp được chẩn đoán. Trong thập kỷ đầu tiên, mỗi năm có trung bình có 6.000 ca tử vong liên quan đến sởi được báo cáo.

Trong thập kỷ trước năm 1963 (khi đã có vắc-xin sởi), gần như tất cả trẻ em đều mắc bệnh sởi khi chúng được 15 tuổi. Ước tính mỗi năm có khoảng 3 đến 4 triệu người ở Mỹ bị nhiễm bệnh, khoảng 400 đến 500 người chết, 48.000 người phải nhập viện và 1.000 người bị viêm não do bệnh sởi.

2. Vắc-xin sởi được tìm ra như thế nào?

Năm 1954, Tiến sĩ John F. Enders và Thomas C. Peebles đã thu thập các mẫu máu từ một số học sinh bị bệnh trong đợt bùng phát bệnh sởi ở Boston, Massachusetts. Hai nhà khoa học đã phân lập thành công vi rút sởi từ mẫu máu của cậu học sinh David Edmonston, 13 tuổi.

Tiến sĩ Dr. John F. Enders bên phải
Tiến sĩ Dr. John F. Enders bên phải

Năm 1963, John Enders cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu ra vắc-xin sởi và đưa loại vắc - xin này vào sử dụng sau khi phân lập thành công chủng vi rút sởi Edmonston-B. Năm 1968, một loại vắc-xin sởi cải tiến có độc lực thấp hơn, được phát triển bởi Maurice Hilleman và các đồng nghiệp, bắt đầu được phân phối trên thị trường. Vắc-xin này được gọi là chủng Edmonston-Enders (trước đây là chủng Mor Morenen), là loại vắc-xin sởi duy nhất được sử dụng ở Hoa Kỳ kể từ năm 1968. Vắc-xin sởi thường được phối hợp với các loại vắc-xin khác trong phòng bệnh, cụ thể là kết hợp với quai bị và rubella trong vắc-xin sởi - quai bị - rubella (MMR)vắc-xin sởi - quai bị - rubella - thủy đậu (MMRV).

3. Sơ đồ quá trình tìm ra vắc-xin sởi

Diễn biến bệnh sởi và quá trình phát triển vắc xin sởi
Diễn biến bệnh sởi và quá trình phát triển vắc-xin sởi

4. Vắc-xin sởi cần tiêm mũi nhắc lại từ thời điểm nào?

Vắc -xin sởi được chỉ định tiêm mũi nhắc lại sau một đợt bùng phát bệnh sởi năm 1989 ở những đứa trẻ đã được tiêm phòng sởi. Sau sự kiện này, các chuyên gia y tế Hoa Kỳ đã khuyến nghị tiêm mũi nhắc lại đối với vắc- xin sởi, kết hợp với việc tăng chất lượng mũi tiêm đầu tiên. Sau đó, các trường hợp được báo cáo mắc bệnh sởi giảm hẳn, và tuyên bố bệnh sởi được loại bỏ tại Hoa Kỳ vào năm 2000.

Tiêm phòng sởi mũi nhắc lại là rất cần thiết để duy trì lượng kháng thể bền vững trong cơ thể. Với loại vắc-xin có miễn dịch bền vững trong nhiều năm như vắc-xin sởi thì việc tiêm các mũi vắc-xin bổ sung chủ yếu nhằm mục đích tạo miễn dịch cho những trẻ bị bỏ sót chưa tiêm chủng trước đó hoặc những trẻ chưa tạo được miễn dịch sau các lần tiêm.

5. Tiêm vắc - xin sởi cho người cao tuổi

Sự gia tăng của dịch bệnh sởi trong thời gian gần đây, khiến nhiều người ở độ tuổi 50 đến 60 xem xét tính cần thiết của việc tiêm vắc - xin sởi mũi nhắc lại. Các đối tượng người cao tuổi nên cân nhắc tiêm vắc - xin sởi bao gồm:

  • Những người sinh trước năm 1957 đã bị nhiễm sởi nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy không tạo được miễn dịch bảo vệ. Liều vắc - xin khuyến cáo là 2 liều, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 28 ngày.
  • Những người mới chỉ tiêm 1 liều vắc - xin sởi, sắp đến vùng có dịch sởi đang lưu hành.
  • Trong các năm từ 1960 - 1969, những đối tượng được tiêm loại vắc - xin bất hoạt hoặc không biết loại vắc - xin nào đã được tiêm, cần được tiêm mũi nhắc lại. Theo CDC, những người này cần tiêm ít nhất 1 liều vắc - xin sống giảm động lực.
người già
Người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng cần tiêm vắc-xin sởi

Tiến sĩ Audrey K. Chun, phó giáo sư tại ngành lão khoa và y học giảm nhẹ - Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai cho biết, người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh sởi thấp. Những người lo mắc bệnh sởi nên nói chuyện với bác sĩ và lựa chọn loại vắc - xin phù hợp. Liều bổ sung vắc-xin sởi - quai bị - rubella giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

6. Lịch tiêm phòng bệnh sởi

Hầu hết trẻ được tiêm vắc - xin sởi khi được 1 tuổi, tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 - 6 tuổi. Khi nào nên tiêm phòng vắc - xin sởi cho trẻ? Tiêm vắc - xin sởi mũi đầu tiên cho trẻ lúc 6 tháng tuổi là an toàn. Tốt hơn hết, trẻ nên nhận được mũi vắc - xin đầu tiên trước 1 tuổi và tiêm thêm 2 mũi nhắc lại sau đó.

Vắc - xin sởi không có tác dụng hiệu quả đối với một số người do các vấn đề về tuổi tác, suy giảm miễn dịch và dị ứng. Đối với những người này, cách bảo vệ tốt là tiêm phòng vắc - xin sởi đầy đủ đối với những người xung quanh họ, tức là mức độ bảo vệ chống lại bệnh sởi trong cộng đồng cao.

Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn có nên tiêm phòng vắc - xin sởi hay không? Bạn có thể đến cơ quan y tế địa phương để nhận được tư vấn, đặc biệt là khi khu vực bạn sinh sống đang có dịch bệnh sởi. Khi dịch sởi bùng phát, điều quan trọng nhất là phải tuân theo các khuyến nghị từ các cơ quan y tế, nơi thường đưa ra những thông tin đáng tin cậy nhất.

Tiêm chủng, tiêm phòng, tiêm vacxin tại vinmec
Trung tâm vắc-xin tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có đầy đủ các loại vắc-xin cho mọi đối tượng

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Trong đó có vắc-xin phòng bệnh..... Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% bệnh nhân được tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.

Để đăng ký tiêm phòng, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov, historyofvaccines.org, healthline.com, en.wikipedia.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan