Sáu quan niệm sai lầm phổ biến về tiêm chủng

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính mỗi năm có đến 3 triệu người được cứu sống nhờ việc chủng ngừa trên toàn cầu. Bên cạnh đó một nghiên cứu khác cũng cho thấy, cứ mỗi 60 giây sẽ có 5 sinh mạng trên toàn cầu được cứu sống nhờ vào việc chủng ngừa. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan niệm sai lầm về vắc-xin, chủ yếu được lan truyền qua mạng xã hội, gây nhiều hoang mang cho các bậc phụ huynh.

1. Quan niệm sai lầm thứ nhất: "Bệnh tật vốn đã bắt đầu biến mất từ trước khi vắc-xin ra đời, nhờ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường tốt hơn”

Những tuyên bố như trên rất phổ biến trong các tài liệu bài trừ vắc-xin, với mục đích rõ ràng là đề xuất rằng vắc-xin không cần thiết. Điều kiện kinh tế xã hội được cải thiện chắc chắn đã có tác động gián tiếp đến bệnh tật. Dinh dưỡng tốt hơn, chưa kể đến sự phát triển của kháng sinh và các phương pháp điều trị khác, đã làm tăng tỷ lệ sống sót của người bệnh; điều kiện sống ít đông đúc đã giảm lây truyền bệnh; và tỷ lệ sinh thấp hơn đã làm giảm số lượng người tiếp xúc trong gia đình dễ mắc bệnh. Nhưng nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh thực tế trong những năm qua có thể để lại chút nghi ngờ về tác động trực tiếp đáng kể của các loại vắc-xin đã có, ngay cả trong thời hiện đại.

Đơn cử như, tỷ lệ mắc bệnh sởi dù thường lên đỉnh và xuống thấp điểm qua các năm, nhưng tỷ lệ mắc thực sự giảm cố định trùng khớp với sự cấp phép và đưa vào sử dụng rộng rãi vắc-xin sởi vào năm 1963. Các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin khác cho thấy mô hình tỷ lệ mắc bệnh tương tự nhau, với tất cả (ngoại trừ viêm gan B) cho thấy sự sụt giảm các trường hợp mắc bệnh đáng kể tương ứng với sự ra đời của việc sử dụng vắc-xin. (Tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B đã không giảm nhiều vì trẻ sơ sinh được tiêm chủng trong các chương trình thường quy sẽ không có nguy cơ mắc bệnh cao cho đến khi các em đến độ tuổi thiếu niên. Do đó, chúng ta dự kiến độ trễ 15 năm giữa thời điểm bắt đầu tiêm chủng thường quy cho trẻ sơ sinh và sự giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh.)

Vẫn có người tin rằng vệ sinh môi trường tốt hơn khiến số trường hợp mắc bệnh giảm xuống ngay đúng lúc vắc-xin của bệnh đó được giới thiệu? Vì vệ sinh bây giờ không tốt hơn so với năm 1990, nên khó có thể quy kết sự biến mất gần như hoàn toàn của bệnh Hib ở trẻ em trong những năm gần đây tại các quốc gia tiêm vắc-xin Hib thường xuyên (từ ước tính 20.000 trường hợp mỗi năm xuống còn 1.419 trường hợp vào năm 1993 và còn tiếp tục giảm xuống ở Hoa Kỳ) cho bất cứ điều gì khác ngoài vắc-xin.

Một người có thể tái nhiễm vi khuẩn Hib không?
Haemophilus influenzae loại B (Hib) thường gây bệnh ở trẻ nhỏ

Minh chứng từ các kinh nghiệm trên cho thấy bệnh tật không chỉ tự mất đi không cần tới vắc-xin, mà còn quay lại nếu chúng ta ngừng tiêm chủng. Điều đáng quan tâm hơn nữa là dịch bệnh bạch hầu lớn xảy ra ở Liên Xô cũ vào những năm 1990, trong đó tỷ lệ tiêm chủng sơ cấp cho trẻ em thấp và thiếu vắc-xin tăng cường cho người lớn dẫn đến sự tăng từ 839 trường hợp vào năm 1989 lên gần 50.000 trường hợp và 1.700 người chết vào năm 1994. Có ít nhất 20 trường hợp ngoại nhập vào châu Âu và hai trường hợp công dân Hoa Kỳ đã từng làm việc tại Liên Xô cũ.

2. Quan niệm thứ hai: "Đa số những người mắc bệnh là những người từng được tiêm vắc-xin"

Một quan niệm tranh luận thường thấy trong tài liệu bài trừ vắc-xin khác, ngụ ý rằng điều này chứng tỏ rằng vắc-xin không hiệu quả. Trên thực tế, sự thật là trong một ổ dịch, những người đã được tiêm phòng mắc bệnh thường đông hơn những người chưa tiêm mắc bệnh - ngay cả với các loại vắc-xin như sởi, mà chúng ta biết là có hiệu quả khoảng 98% khi được sử dụng như khuyến cáo.

Nghịch lý rõ ràng này được giải thích bởi hai yếu tố. Đầu tiên, không có vắc-xin nào hiệu quả 100%. Để làm cho vắc-xin an toàn hơn bệnh, vi khuẩn hoặc virus bị giết hoặc suy yếu. Vì những lý do liên quan đến cá nhân, không phải tất cả những người được tiêm chủng đều phát triển khả năng đáp ứng miễn dịch. Hầu hết các vắc-xin tiêm lúc nhỏ thông thường có hiệu quả cho 85% đến 95% người được tiêm. Thứ hai, tại một quốc gia như Hoa Kỳ, những người đã được tiêm phòng đông hơn rất nhiều so với những người không có.

3. Quan niệm thứ ba: "Có những lô vắc-xin “nóng” có nhiều ca ghi nhận biến cố bất lợi và tử vong hơn những lô khác. Phụ huynh nên tìm số các lô vắc-xin này và không để con em mình dùng những vắc-xin từ các lô đó”

Quan niệm sai lầm này thường nhận được sự quan tâm rất lớn từ xã hội. Đầu tiên, khái niệm "lô vắc-xin nóng" sử dụng trong bối cảnh này là sai. Điều này dựa trên giả định rằng càng có nhiều báo cáo về các tác dụng phụ có liên quan đến một lô vắc-xin, thì vắc-xin trong lô đó càng nguy hiểm và bằng cách tham khảo danh sách số lượng báo cáo trên mỗi lô, phụ huynh có thể xác định lô vắc-xin để tránh.

Bảo quản chất lượng vacxin
Những lô vắc-xin “nóng” thường gây bất lợi nhiều hơn những lô khác

Điều này là sai lệch vì 2 lý do:

  • Hầu hết các hệ thống giám sát báo cáo các biến cố liên quan đến việc tiêm vắc-xin theo thời gian; những báo cáo này không nên được hiểu là ngụ ý nhân quả. Nói cách khác, một báo cáo về biến cố bất lợi sau tiêm chủng không có nghĩa là vắc-xin gây ra biến cố này. Theo thống kê, một số trường hợp mắc bệnh lý nghiêm trọng nhất định, thậm chí các ca tử vong, có thể xảy ra do tình cờ chỉ ở những trẻ gần đây đã được tiêm phòng. Mặc dù vắc-xin được biết là gây ra tác dụng phụ nhẹ, tạm thời như đau nhức hoặc sốt, nhưng có rất ít bằng chứng liên quan đến tiêm chủng với các vấn đề sức khỏe lâu dài hoặc tử vong. Vấn đề là chỉ vì một biến cố bất lợi đã được báo cáo bởi hệ thống giám sát, điều đó không có nghĩa là nó đã được gây ra bởi vắc-xin.
  • Các lô vắc-xin không giống nhau: Số lượng của các lô vắc-xin có thể thay đổi từ vài trăm nghìn liều đến vài triệu và có hoạt động phân phối dài hơn nhiều so với các loại khác. Đương nhiên một lô lớn hơn hoặc một lô được phân phối trong một thời gian dài hơn sẽ được liên kết với các biến cố bất lợi nhiều hơn, chỉ đơn giản do ngẫu nhiên. Ngoài ra, nhiều trường hợp tử vong trùng hợp có liên quan đến vắc-xin được ghi nhận ở trẻ sơ sinh nhiều hơn trẻ lớn, vì tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao nhất trong năm đầu đời. Vì vậy, biết rằng lô A có liên quan đến x số biến cố bất lợi trong khi lô B có liên quan đến số y sẽ không nhất thiết nói lên được bất cứ điều gì về sự an toàn tương đối của hai lô, ngay cả khi vắc-xin đã gây ra biến cố. Xem xét danh sách "lô nóng" được công bố sẽ không giúp phụ huynh xác định loại vắc-xin tốt hoặc tồi tệ nhất cho con em. Nếu số lượng và loại báo cáo biến cố của một lô vắc-xin cụ thể cho thấy rằng nó có liên quan đến các sự kiện bất lợi nghiêm trọng hoặc tử vong nhiều hơn dự kiến, thì hầu hết các quốc gia đều có một hệ thống thu hồi. Tất cả các loại vắc-xin được mua thông qua hệ thống mua sắm vắc-xin UNICEF đều đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới về an toàn và chất lượng sản xuất.

4. Quan niệm thứ tư: "Vắc-xin gây ra nhiều tác dụng phụ và bệnh lý nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong – đấy là còn chưa nói đến những tác dụng xấu có thể về lâu về dài mà chúng ta chưa biết”.

Vắc-xin thật sự rất an toàn, mặc dù có nhiều luận điểm ngược lại trong các ấn phẩm bài trừ vắc-xin. Hầu hết các biến cố bất lợi đều nhẹ và ngắn hạn, như đau tay hoặc sốt nhẹ. Những triệu chứng này có thể được kiểm soát bằng cách uống thuốc paracetamol sau tiêm chủng. Các biến cố bất lợi nghiêm trọng hơn hiếm khi xảy ra (theo thứ tự từ một phần nghìn đến một phần triệu liều), và một số hiếm khi gặp rủi ro đến nỗi không thể được đánh giá chính xác.

Cẩn trọng khi dùng paracetamol với trẻ em
Thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol có thể giải quyết một số triệu chứng sau tiêm chủng như sốt nhẹ

Đối với các trường hợp tử vong do vắc-xin, một lần nữa con số rất ít trường hợp tử vong có thể được quy cho vắc-xin nên rất khó đánh giá rủi ro theo thống kê. Mỗi trường hợp tử vong được báo cáo cho các bộ y tế thường được kiểm tra kỹ lưỡng để đánh giá liệu nó có thực sự liên quan đến việc tiêm vắc-xin hay không, và nếu vậy, nguyên nhân chính xác là gì. Lúc đó, sau khi điều tra cẩn thận, một biến cố được cho là liên quan đến vắc-xin chính hãng thường được coi là lỗi lập trình, không liên quan đến sự sản xuất vắc-xin.

Vắc-xin bạch hầu-uốn ván-ho gà (DTP) và Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS): Một câu chuyện hoang đường dường như sẽ không biến mất là vắc-xin DTP gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Niềm tin này xuất hiện bởi vì một tỷ lệ vừa phải trẻ em chết vì SIDS gần đây đã được tiêm vắc-xin DTP; trên bề mặt, điều này dường như hướng đến một kết nối nhân quả. Tuy nhiên, logic này bị lỗi; bạn cũng có thể nói rằng ăn bánh mì gây ra tai nạn xe hơi, vì hầu hết các tài xế lái xe có thể đã ăn bánh mì trong vòng 24 giờ qua. Nếu bạn cho rằng hầu hết các trường hợp tử vong do SIDS xảy ra trong độ tuổi tiêm 3 mũi vắc-xin DTP, bạn sẽ nghĩ mũi DTP đứng trước số lượng kha khá các ca tử vong do SIDS đơn giản chỉ do tình cờ. Thực tế, khi một số nghiên cứu được kiểm soát tốt được thực hiện trong những năm 1980, các nhà điều tra gần như nhất trí rằng số ca tử vong SIDS (tạm thời cho là có liên quan đến tiêm chủng DTP) nằm trong phạm vi dự kiến sẽ xảy ra. Nói cách khác, các trường hợp tử vong SIDS sẽ xảy ra ngay cả khi không tiêm vắc-xin.
Thực sự thì một đứa trẻ có nhiều khả năng bị tổn thương nghiêm trọng bởi một trong những bệnh này hơn bất kỳ loại vắc-xin nào. Mặc dù bất kỳ thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong do vắc-xin cũng là quá nhiều, nhưng cũng rõ ràng rằng lợi ích của việc tiêm vắc-xin vượt xa nguy cơ nhẹ này, và nhiều, nhiều thương tích và tử vong sẽ xảy ra nếu không tiêm phòng. Trên thực tế, có được một can thiệp y tế trong phòng ngừa bệnh có hiệu quả như tiêm vắc-xin mà lại không sử dụng nó sẽ là vô lương tâm.

5. Quan niệm thứ năm: "Các bệnh có thể phòng ngừa nhờ vắc-xin đã hầu như bị loại bỏ khỏi đất nước tôi, vì vậy chẳng cần tiêm vắc-xin cho con tôi nữa"

Tiêm chủng thực sự đã giúp chúng ta giảm hầu hết số ca mắc bệnh có thể phòng ngừa nhờ vắc-xin xuống mức rất thấp tại rất nhiều quốc gia. Tuy nhiên, một số bệnh vẫn còn khá lộng hành – thậm chí gây dịch - ở phần khác của thế giới. Những lữ hành gia có thể mang những bệnh này đến bất kỳ quốc gia nào mà không hề biết, và nếu cộng đồng được vắc-xin bảo vệ, những bệnh tật này có thể nhanh chóng bành trướng trong dân số và gây dịch trên diện rộng.

Tiêm phòng ở trẻ sơ sinh
Tiêm chủng vắc-xin trên diện rộng giúp người bệnh được bảo vệ sức khoẻ ở mức an toàn nhất có thể khỏi một số bệnh lý

Cùng lúc đó, vài ca bệnh nhỏ lẻ có thể bùng phát thành hàng chục hay hàng trăm ca mắc, mà không có sự bảo vệ của vắc-xin. Vì thế, chúng ta vẫn phải tiếp tục tiêm chủng vì 2 lý do:

  • Đầu tiên là để bảo vệ bản thân. Thậm chí nếu bạn cho rằng nguy cơ mắc bệnh là rất thấp, nhưng bệnh vẫn lởn vởn ngoài kia và có thể tấn công bất cứ ai không được bảo vệ.

  • Nguyên nhân thứ hai là để bảo vệ những người xung quanh ta. Có một số nhỏ những người không được tiêm chủng (ví dụ do dị ứng nghiêm trọng với các thành phần của vắc-xin), và một phần trăm nhỏ những người không có đáp ứng miễn dịch với vắc-xin. Những người này rất dễ mắc bệnh, và hy vọng duy nhất của họ là được bảo hộ bởi những người xung quanh có miễn dịch và không thể lây bệnh cho họ. Một chương trình tiêm chủng thành công, như một xã hội thành công, phụ thuộc vào sự hợp tác của mỗi cá nhân để đảm bảo lợi ích chung. Hãy nghĩ như một tài xế vô trách nhiệm phớt lờ tất cả các luật lệ giao thông và ngạo mạn cho rằng những tài xế khác sẽ canh chừng cho anh ta. Cũng tương tự như vậy, chúng ta không nên dựa dẫm vào những người quanh ta để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh; chúng ta cũng phải làm những việc có thể.

6. Quan niệm thứ sáu:"Tiêm cho trẻ nhiều vắc-xin cho nhiều bệnh khác nhau cùng một lúc tăng nguy cơ các tác dụng phụ nguy hiểm và khiến hệ miễn dịch quá tải”

Trẻ tiếp xúc với rất nhiều kháng nguyên ngoại lai mỗi ngày. Ăn thức ăn đưa vi khuẩn mới vào cơ thể, và vô số vi khuẩn sống trong miệng và mũi, làm cho hệ thống miễn dịch tiếp tục có nhiều kháng nguyên hơn. Nhiễm virus đường hô hấp trên làm cho trẻ em có từ bốn đến mười kháng nguyên và một trường hợp "viêm họng liên cầu khuẩn" có đến 25 – 50 kháng nguyên. Theo “ Biến cố bất lợi liên quan đến vắc-xin trẻ em” – Báo cáo vào năm 1994 của Viện Y học Hoa Kỳ, "Mặc dù với những biến cố này, dường như không có khả năng số lượng kháng nguyên riêng biệt có trong vắc-xin trẻ em ... sẽ thể hiện một gánh nặng gia tăng đáng kể đối với hệ thống miễn dịch mà có thể gây ức chế miễn dịch."

Thật vậy, dữ liệu khoa học có sẵn cho thấy rằng tiêm vắc-xin đồng thời với nhiều loại vắc-xin không có tác dụng bất lợi đối với hệ thống miễn dịch bình thường ở trẻ em.

Một số nghiên cứu và đánh giá đã được thực hiện để kiểm tra các tác động của việc tiêm các vắc-xin khác nhau phối hợp cùng một lúc. Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các loại vắc-xin được khuyến nghị có hiệu quả kết hợp như từng loại riêng lẻ và các phối hợp như vậy không có nguy cơ gặp các tác dụng phụ bất lợi cao hơn.

Tiêm chủng, tiêm phòng, tiêm vacxin tại vinmec
Tiêm phòng vắc-xin là phương pháp phòng bệnh khoa học nhất hiện nay

Nghiên cứu đang được tiến hành để tìm cách kết hợp nhiều kháng nguyên hơn trong một lần tiêm vắc-xin (ví dụ, sởi, quai bị, rubella (MMR) và thủy đậu). Điều này sẽ cung cấp tất cả các lợi thế của các loại vắc-xin riêng lẻ, nhưng sẽ cần ít mũi tiêm hơn. Có hai yếu tố thực tế có lợi cho việc cho trẻ nếu tiêm chủng phối hợp trong cùng một lần khám. Đầu tiên, chúng tôi muốn tiêm chủng cho trẻ càng sớm càng tốt để bảo vệ các em trong những tháng đầu đời dễ bị tổn thương. Điều này nhìn chung có nghĩa là các em được tiêm vắc-xin bất hoạt bắt đầu lúc 2 tháng tuổi và vắc-xin sống lúc 12 tháng. Số liều vắc-xin khác nhau do đó có xu hướng giảm do cùng một lúc. Thứ hai, tiêm nhiều loại vắc-xin cùng một lúc sẽ đồng nghĩa với việc đi khám ít hơn tại phòng khám, giúp cha mẹ tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc, cũng như có thể giảm gây sang chấn cho trẻ. Ở các quốc gia có ít cơ hội tiếp xúc với hệ thống chăm sóc sức khỏe, có một lợi thế nữa là đảm bảo rằng không có trẻ bị bỏ lỡ cơ hội hoàn thành việc tiêm chủng theo khuyến cáo.

Tiêm vắc-xin cho trẻ đúng lịch, đúng thời điểm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn bảo vệ những người xung quanh có miễn dịch yếu. Lịch tiêm vắc-xin theo khuyến cáo của CDC an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh dựa trên cách hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng với vắc-xin ở các độ tuổi khác nhau và tác nhân gây bệnh cụ thể. Tiêm vắc- xin đúng thời điểm có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi 14 bệnh có thể nghiêm trọng vào đúng thời điểm dễ bị mắc bệnh nhất, đồng thời, tiêm ngừa đúng lịch, đầy đủ và đúng loại vắc-xin phù hợp lứa tuổi sẽ tạo cho cơ thể trẻ một hàng rào sức đề kháng tốt, đây là cách bảo vệ trẻ sớm nhất và lâu dài khỏi bệnh tật.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng. Trước khi tiêm phòng, tất cả khách hàng được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe tốt khi tiêm chủng. 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về. Đặc biệt, Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: who.int

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

673 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan