Vì sao trẻ vẫn có thể mắc bệnh dù đã tiêm vắc-xin?

Vắc-xin giúp ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Vắc-xin làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đáng kể bằng cách hợp tác với hệ phòng thủ tự nhiên của cơ thể để phát triển khả năng miễn dịch với bệnh tật một cách an toàn.

Có một vấn đề thường được đặt ra như sau: Nếu vắc-xin hoạt động tốt như vậy, tại sao vẫn có một số người bị mắc bệnh dù đã tiêm vắc-xin để phòng chính bệnh đó? Tại sao chúng ta vẫn phải đối mặt với dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng nơi hầu hết mọi người đã tiêm vắc-xin?

Đây là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều tác nhân, như được liệt kê dưới đây. Chúng tôi đưa ra 4 nghiên cứu tình huống nhằm giải thích tại sao các tác nhân hiện hữu trong thực tế đối với một số bệnh và vắc-xin.

1. Hiệu quả của tiêm vắc-xin

Vắc-xin hiệu quả hơn hầu hết bất kỳ các loại thuốc mà chúng ta sử dụng trên cơ sở hàng ngày. Hầu hết mọi người sẽ được bảo vệ bởi gần như tất cả vắc-xin được tiêm, và một số vắc-xin thông thường ở Anh có tác dụng gần như 100%.

Đơn cử như, sau 2 mũi vắc-xin Sởi – Quai bị - Rubella (MMR), đến 99% người được bảo vệ trước bệnh sởi. Tuy vậy, luôn có một số lượng nhỏ người không tạo được đáp ứng miễn dịch với một loại vắc-xin cụ thể. Nếu cơ thể không tạo ra được đáp ứng miễn dịch, sau này, những người này vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Vắc-xin hiệu quả hơn bất kỳ loại thuốc nào sử dụng hàng ngày
Vắc-xin hiệu quả hơn bất kỳ loại thuốc nào sử dụng hàng ngày

2. Khả năng bảo vệ dài hạn của vắc-xin

Hầu hết vắc-xin có tác dụng bảo vệ rất tốt trong nhiều năm. Đối với một số loại vắc-xin, chúng ta cần tiêm nhắc lại (booster) để đảm bảo khả năng phòng bệnh của vacxin. Nhưng vắc-xin thường không có tác dụng bảo vệ vĩnh viễn. Mức bảo vệ có thể giảm tự nhiên theo thời gian, hoặc giảm do tình trạng sức khỏe, do thuốc hay lão hoá, khi hệ miễn dịch giảm sút.

3. Ai là người có nguy cơ, và đó là khi nào?

Mục đích của các chương trình tiêm chủng là nhằm bảo vệ các nhóm dân số khác nhau qua các giai đoạn nguy cơ cao nhất của các bệnh tật cụ thể. Trẻ nhỏ đặc biệt dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, vì vậy, hầu hết các quốc gia bắt đầu chương trình tiêm chủng từ trẻ nhỏ.

Một số loại vắc-xin được nhắm đến những nhóm người có nguy cơ cao với một số bệnh cụ thể: thiếu niên có nguy cơ cao mắc bệnh viêm màng não mô cầu. Cụ già từ 70 tuổi trở lên có nguy cơ mắc zona thần kinh và gặp phải các biến chứng cao hơn. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc cúm.

4. Sự thay đổi và tiến hoá của bệnh

Để vắc-xin có tác dụng, chủng vi khuẩn hoặc vi rút trong vắc-xin cần phải giống với chủng gây bệnh trong dân số (hoặc rất giống với nó). Một số vi rút, vi khuẩn biến đổi và tiến hoá qua thời gian, tác động đến hiệu quả của vắc-xin. Ví dụ, vi rút cúm biến đổi rất nhanh, nghĩa là vắc-xin cúm từ năm ngoái không thể bảo vệ bạn trước chủng vi rút cúm đang hoành hành năm nay.

Ngược lại, vi rút sởi hiếm khi biến đổi qua các năm, nên vắc-xin sởi được điều chế (một trong các thành phần của vắc-xin Sởi-Quai bị-Rubella MMR) có thể bảo vệ bạn, ngày hôm nay cũng như 10 năm về trước. Một số vi khuẩn gây bệnh có rất nhiều tuýp ( như phế cầu khuẩn hay khuẩn não mô cầu).

Vắc-xin được phát triển để bảo vệ chúng ta trước những tuýp chính gây bệnh, và cần những vắc-xin khác nhau cho các tuýp khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi chủng mới xuất hiện, hoặc chủng ít gặp bắt đầu gây bệnh. Điều này cũng tác động đến hiệu quả của vắc-xin.

5. Đạt miễn dịch cộng đồng (population immunity)

Rất nhiều bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng do người nhiễm bệnh chưa được chủng ngừa và cứ thế truyền bệnh cho người khác. Khi cộng đồng có tỷ lệ được tiêm vắc-xin cao, rất khó để bệnh truyền nhiễm lây lan do không có nhiều người có thể bị nhiễm bệnh. Nó cũng khiến bệnh khó lây từ người này sang người khác.

Các chương trình tiêm chủng nhằm bảo vệ mỗi người trước bệnh tật đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh lây lan tiếp diễn trong cộng đồng. Cách thức kiểm soát bệnh này được gọi là miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, miễn dịch cộng đồng phải dựa vào mức người tiêm vắc-xin cao, và không thể bảo vệ mỗi cá nhân.

6. Nghiên cứu tình huống

6.1 Miễn dịch cộng đồng và hiệu quả của vắc xin: Sởi và vắc-xin MMR (Sởi-Quai bị- Rubella)

Thành phần của sởi trong vắc-xin MMR có hiệu quả cao. Một mũi vắc-xin MMR duy nhất có thể bảo vệ 9 trong 10 trẻ em trước bệnh sởi. Mũi thứ 2 bảo vệ 90% những người không tạo được đáp ứng miễn dịch nhờ mũi đầu tiên. Vì vậy, tổng cộng 99 trong 100 em bé được bảo vệ trước sởi nhờ 2 mũi tiêm vắc xin MMR.

Vẫn có 1 em bé trong số 100 em không được bảo vệ trước sởi. Nguyên nhân vẫn chưa được tìm ra, và các nhà nghiên cứu đang làm việc để tìm hiểu nguyên do mà hệ miễn dịch của con người lại phản ứng theo những cách khác nhau, để từ đó phát triển ra loại vắc-xin hiệu quả hơn.

Nhưng miễn là cứ 100 người thì có 95 người tiêm vắc-xin MMR, thì em bé “1 trong 100 người” sẽ được bảo vệ nhờ miễn dịch cộng đồng. Bởi bé được bảo bọc hiệu quả bởi một cộng đồng miễn dịch với sởi, nên họ không mắc sởi và không thể lây sởi cho bé không được miễn dịch.

Vắc-xin MMR
Vắc-xin MMR

Tuy nhiên, sởi có tính lây nhiễm cực kì cao (dễ mắc và dễ lây). Trong dân số không được tiêm chủng, người mắc sởi có thể lây cho từ 14 đến 18 người khác. Chính vì điều này, nó có thể nhanh chóng gây nhiều ca nhiễm trong 1 cộng đồng hay khu vực địa lý (dịch bệnh).

Sởi có thể lây cho người chưa chủng ngừa (kể cả các em bé quá nhỏ để tiêm vắc-xin, hoặc người ốm). Những người không tạo được đáp ứng miễn dịch nhờ vắc-xin MMR cũng có nguy cơ mắc bệnh. Vì sởi lây lan rất nhanh, những đợt bùng phát nghiêm trọng có thể tiến triển nhanh trong cộng đồng hoặc dân cư mà ít người tiêm ngừa. điều này đã xảy ra ở Swansea (Anh) vào năm 2013, và đợt dịch Disneyland California (Hoa Kỳ) năm 2015.

6.2 Tác dụng bảo vệ theo thời gian: Vắc xin ho gà

Năm 2014, nước Anh thay đổi loại vắc-xin ho gà họ đang sử dụng cho chương trình tiêm chủng. Cho đến năm 2004, loại vắc-xin ho gà được sử dụng ở Anh được chế tạo từ vi khuẩn ho gà toàn tế bào (chứa vi khuẩn đã được làm chết). Loại vắc-xin này cho phép bảo vệ cơ thể tốt, nhưng cũng gây tác dụng phụ trong một số trường hợp.

Loại vắc-xin đang được sử dụng hiện nay được gọi là vắc-xin vô bào, được chế tạo bằng cách dùng một số lượng nhỏ các protein riêng biệt từ vi khuẩn, thay vì lấy toàn bộ vi khuẩn. Loại vắc-xin này tạo đáp ứng miễn dịch tốt và cũng giảm nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng.

Đáp ứng miễn dịch do vắc-xin ho gà có xu hướng giảm dần theo thời gian. (Tương tự khi bạn mắc bệnh, bạn sẽ không miễn nhiễm cả đời mà vẫn có nguy cơ tái nhiễm). Với vắc-xin vô bào, đáp ứng miễn dịch sẽ “mờ” dần nhanh hơn vắc-xin toàn bào. Điều này có nghĩa là trẻ em đã được tiêm chủng vẫn có nguy cơ mắc ho gà.

Bản thân nguy cơ này cũng không quá nghiêm trọng, bởi bé lớn hơn và trẻ em không có nguy cơ cao mắc ho gà. Tuy nhiên, đó sẽ là vấn đề lớn nếu trẻ lây ho gà cho bé sơ sinh, vốn quá nhỏ để được tiêm vắc-xin, bởi bé sơ sinh có nguy cơ đối mặt với triệu chứng nặng nề, thậm chí tử vong do bệnh.

Vào năm 2012, tỷ lệ mắc ho gà ở Anh Quốc tăng đáng kể và rất nhiều bé sơ sinh tử vong. Chúng ta vẫn chưa rõ tại sao tỷ lệ mắc bệnh tăng lên, nhưng có thể là do đáp ứng miễn dịch giảm đi kèm với loại vắc-xin mới là một phần lý do. Ngay lập tức, chính phủ Anh cho triển khai chương trình tiêm chủng ho gà cho phụ nữ mang thai. Biện pháp này nhanh chóng có tác dụng, tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc ho gà giảm xuống, mặc dù vẫn có nhiều trẻ em và người lớn mắc ho gà tại Anh.

6.3 Sự biến đổi của bệnh: Bệnh phế cầu khuẩn và vắc xin PCV

Vi khuẩn phế cầu gây ra một loạt các vấn đề bao gồm: nhiễm trùng tai, nhiễm trùng ngực và viêm màng. Có hơn 90 loại vi khuẩn khác nhau và vắc-xin đã được sản xuất để bảo vệ chống lại các loại hay gây bệnh nhất.

Loại vắc-xin được sử dụng cho trẻ sơ sinh (PCV) được giới thiệu vào năm 2006 với khả năng bảo vệ chống lại 7 tuýp vi khuẩn. Nhờ loại vắc-xin này, số ca mắc bệnh do phế cầu khuẩn giảm mạnh. Tuy nhiên, số người mắc bệnh do các tuýp vi khuẩn khác lại tăng lên. Sáu chủng vi khuẩn cụ thể được nhận diện là tác nhân gây hầu hết các ca mắc bệnh do phế cầu khuẩn mới.

Vì vậy, vào năm 2010, vắc xin PCV được thay bằng loại có thể bảo vệ trước 13 tuýp vi khuẩn. 6 tuýp vi khuẩn mới này hiếm khi gây bệnh ở Anh Quốc nhờ chương trình tiêm chủng. PCV có tác dụng miễn dịch cộng đồng. Tiêm vắc-xin cho trẻ sơ sinh đã làm giảm số lượng bệnh trong toàn dân, bởi vì trẻ sơ sinh và trẻ em không còn mang vi khuẩn phế cầu khuẩn và lây lan ra xung quanh.

Tuy nhiên, nghiên cứu vào năm 2015 lưu ý rằng các chủng phế cầu khuẩn mới bắt đầu phổ biến hơn, và có thể thay thế các chủng đã biến mất, đặc biệt ở những người lớn tuổi chưa được tiêm vắc xin. Cơ quan Y tế Công cộng Anh tiếp tục theo dõi xu hướng này. Họ phát hiện ra các chủng không nằm trong phổ vắc xin PCV đã tăng lên, và gây nhiều ca mắc bệnh hơn.

Vào thời điểm này, bệnh lý gây ra do các chủng này nhìn chung ít nghiêm trọng và gây tử vong hơn. Tỷ lệ bệnh vẫn còn giảm đáng kể ở trẻ nhỏ, nhưng ở các nhóm tuổi lớn hơn, các chủng không nằm trong phổ của vắc-xin đã thay thế sự giảm số ca bệnh ở một mức độ nào đó. Cơ quan Y tế công cộng Anh đang tiếp tục theo dõi tình hình. Các chiến lược trong tương lai có thể bao gồm phát triển vắc-xin gồm một loạt các chủng phế cầu khuẩn, đặc biệt là đối với những người gây bệnh thay thế ở người cao tuổi.

6.4. Điều quyết định xem ai là người có nguy cơ cao nhất: Vắc xin zona thần kinh

Khi con người già đi, nguy cơ mắc zona thần kinh tăng lên, và biến chứng cũng phổ biến hơn. Tuy nhiên, hệ miễn dịch cũng yếu dần theo tuổi, khiến cơ thể khó đạt mức đáp ứng miễn dịch cao nhất, và đáp ứng cũng giảm nhanh hơn. Nếu tiêm vắc-xin quá sớm, hiệu quả bảo vệ có thể không tồn tại lâu cho đến lúc con người có nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng cao nhất (độ tuổi 70-80).

Vắc-xin Zona thần kinh
Vắc-xin Zona thần kinh

Nếu tiêm quá trễ, cơ thể có thể không kịp tạo đáp ứng miễn dịch. Dịch vụ Y tế Quốc gia NHS đã tính toán rằng việc tiêm vắc-xin bệnh zona cho những người 70 tuổi sẽ bảo vệ số lượng người lớn nhất trong thời gian dài nhất có thể. Một số người được tiêm chủng vẫn sẽ bị bệnh zona, nhưng ảnh hưởng của bệnh có thể sẽ ít nghiêm trọng hơn bình thường.

Một số người tin rằng miễn dịch thu được một cách tự nhiên - tức miễn dịch do tự mắc bệnh – thì tốt hơn miễn dịch từ vắc-xin. Tuy nhiên, nhiễm bệnh tự nhiên có thể gây các biến chứng nguy hiểm và tử vong. Điều này hoàn toàn đúng, kể cả với các bệnh mà nhiều người cho rằng chỉ là bệnh nhẹ thôi, như thuỷ đậu. Không có cách nào để dự đoán được ai sẽ gặp phải nhiễm trùng nghiêm trọng mà có thể phải nhập viện điều trị.

Vắc-xin – như bất kỳ loại thuốc nào – có thể có tác dụng phụ. Tác dụng phụ hầu hết thường nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng của nhiều bệnh có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin lại có thể rất nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Mặc dù nhiều bệnh trong số các bệnh này rất hiếm ở nước này, nhưng chúng vẫn hiện hữu ở một nơi nào đó và có thể bị mang vào nước ta, khiến trẻ em không được tiêm chủng gặp mối nguy về sức khỏe. Thậm chí khi chúng ta đã có những tiến bộ về chăm sóc sức khỏe, các bệnh mà vắc-xin ngăn ngừa vẫn rất nghiêm trọng, và vắc-xin là biện pháp tốt nhất để bảo vệ chúng ta.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng dành cho mọi đối tượng từ trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh đến người lớn, phụ nữ có thai với rất nhiều loại vắc-xin chất lượng cao giúp tăng cường khả năng bảo vệ sức khỏe. Những ưu điểm khi tiêm phòng vắc-xin tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec:

  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Đối với khách hàng là trẻ em thì bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cdc.gov, who.int, vk.ovg.ox.ac.uk

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan