Lưu ý trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Mai Anh Kha - Bác sĩ ngoại Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Thoát vị đĩa đệm còn có tên gọi khác là trượt đĩa đệm, là bệnh lý phổ biến hình thành khi có một lực áp lớn tác động lớn đĩa đệm và làm rách bao đĩa đệm khiến cho nhân thoát ra bên ngoài đè lên rễ thần kinh cột sống. Việc lựa chọn phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ phụ thuộc vào kết quả của lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng ở bệnh nhân.

1. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cổ

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được đánh giá là có nhiều khả năng gây ra biến chứng hơn so với thoát vị đĩa đệm thắt lưng bởi giữa 7 đốt sống cột sống cổ là các đĩa đệm thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ, di chuyển và phân bổ lực, chính vì thế, một khi đĩa đệm cổ bị rách hoặc thoái hóa sẽ chèn ép vào tủy sống và rễ thần kinh, người bệnh lúc này sẽ khó khăn khi và vô cùng đau đớn.

Những nguyên nhân khách quan, chủ quan có thể gây ra bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bao gồm:

  • Do thói quen lao động, sinh hoạt: Người bệnh bị sai tư thế khi lao động, ngồi làm việc trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống và tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt, trong sinh hoạt hàng ngày, những thói quen như ngồi vẹo sang 1 bên, vừa nằm vừa xem tivi hay ngủ ngồi trên bàn làm việc... cũng là những nguyên nhân khiến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ;
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Tư thế ngồi sai trong thời gian làm việc dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống

  • Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ càng lớn. Trong giai đoạn từ 30 đến 50 tuổi xương của mỗi người bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa, đây chính là điều kiện thuận lợi dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Ngoài ra, ở những người cao tuổi thì sự đàn hồi và thành phần nước trong cơ thể sẽ bị giảm đi theo thời gian nên rất dễ mắc các bệnh về xương khớp;
  • Do gặp phải chấn thương hay tai nạn: Những chấn thương này tác động mạnh vào cột sống làm cho các chất nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài và gây ra sự chèn ép;
  • Do di truyền: Trong gia đình nếu như có người thân bị mắc các bệnh về xương khớp hay thoát vị đĩa đệm thì con cái cũng có khả năng bị di truyền bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

2. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?

Việc lựa chọn phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình cụ thể ở người bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định 2 dạng điều trị sau:

  • Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ dạng thông thường:

Điều trị nội khoa để kê toa thuốc và có thể kết hợp với nẹp cổ, giảm đau, nắn khớp và vật lý trị liệu

Tác động cột sống
Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng vật lý trị liệu

  • Điều trị bằng phẫu thuật:

Thực hiện khi điều trị nội khoa không mang lại kết quả và người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Hiện nay, có các phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ít xâm lấn và chi phí tiết kiệm như:

    • Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng nội soi;
    • Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng lối trước;
    • Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng lối trước kết hợp với hàn xương hay thay đĩa đệm nhân tạo.

3. Lưu ý trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nặng và điều trị ngoại khoa không mang lại kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ bằng nội soi. Đây là một phương pháp được thực hiện ở Châu Âu từ năm 1991, giúp mang lại hiệu quả mà không phá huỷ cơ vùng cổ, xương, vết mổ rất nhỏ và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

Khám bệnh
Trao đổi với bác sĩ về phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ bằng nội soi

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cổ được chỉ định trong trường hợp:

  • Bệnh nhân có lỗi đĩa đệm cột sống cổ nhiều tầng;
  • Thoát vị đĩa đệm mãn tính;
  • Bệnh nhân bị đau, nặng ở cổ và tay, có hoặc không có yếu, tê bì, kim châm ở da;
  • Đau mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ nội khoa như nẹp, kéo cổ, thư giãn cơ hoặc vật lý trị liệu;
  • Bệnh nhân với lỗi đĩa đệm và gai xương ở những tần lân cận.

Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm cổ sẽ không được chỉ định ở trường hợp bệnh nhân:

  • Bị hẹp ống sống nặng (phát triển nhiều xương trong tủy sống);
  • Bị đau ở cổ và tay gây ra bởi thoát vị đĩa đệm;
  • Bị thoát vị đĩa đệm và hẹp ở sống nhẹ.

Để cuộc phẫu thuật diễn ra thành công và an toàn thì người bệnh phải lưu ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn. Quá trình diễn biến sau phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cổ đa số bệnh nhân cảm thấy giảm đau, có thể đi lại được trong ngày. Bệnh nhân có thể vận động bình thường lại trong vòng 1 đến 6 tuần sau phẫu thuật.

Những bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm cổ đường trước thường bị đau khi nuốt sau phẫu thuật. Người bệnh nên chịu khó uống nước, nói chuyện và tập nuốt để giúp giảm đau nhanh.

Trong trường hợp bệnh nhân phải đặt mảnh ghép và cố định nẹp vít cột sống cổ thì sẽ phải mang nẹp cổ cứng từ 3 - 6 tuần. Nẹp cổ sẽ gây cảm giác khó chịu, đau đớn do va chạm vào hàm, vai và xương đòn. Đặc biệt, sau vài ngày đầu mang nẹp cổ cứng, người bệnh sẽ có cảm giác mỏi và cứng gáy, hai vai, sau khoảng 6 tuần thì cảm giác đau sẽ giảm nếu như người bệnh tích cực tập luyện.

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ ở đâu uy tín?

Vinmec Times City
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị tiên tiến nhất

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, thực hiện phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Do đó, nếu có triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cổ thì bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám, chẩn đoán và điều trị giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Các bác sĩ Nội Cơ xương khớp cùng các bác sĩ tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình giàu chuyên môn và kinh nghiệm sẽ kết hợp hội chẩn, đồng thời thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng bệnh và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan