Viêm khớp tự phát ở tuổi thiếu niên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Viêm khớp tự phát ở tuổi thiếu niên là một bệnh lý thường gặp nhưng gây nhiều khó chịu cho trẻ, thậm chí trong một số ít trường hợp các triệu chứng sẽ tồn tại trong suốt cuộc đời trẻ.

1. Tổng quan về viêm khớp tự phát ở tuổi thiếu niên

Viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên (trước đây có tên là viêm khớp dạng thấp tuổi thiếu niên) là một loại viêm khớp thường gặp ở trẻ em dưới 16 tuổi.

Viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên có thể gây ra đau, sưng và cứng khớp kéo dài. Các triệu chứng của bệnh có thể chỉ tồn tại trong một vài tháng, nhưng trong một số trường hợp các triệu chứng của viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên có thể kéo dài suốt đời.

Một số thể của viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên có thể gây các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như ảnh hưởng tới quá trình phát triển, gây tổn thương khớp và viêm mắt. Quá trình điều trị viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên tập trung vào kiểm soát viêm và đau, cải thiện vận động và phòng ngừa tổn thương khớp.

2. Nguyên nhân gây ra viêm khớp tự phát ở tuổi thiếu niên

Viêm khớp
Một số thể của viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên thường gặp ở các trẻ gái hơn so với các trẻ trai.

Viêm khớp tự phát tuổi thiếu niênbệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các mô và tế bào của bản thân. Lý do dẫn tới việc này không được biết rõ, nhưng cả yếu tố di truyền và yếu tố môi trường dường như đều có liên quan. Một số đột biến di truyền nhất định có thể khiến một người dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh (chẳng hạn như virus) hơn so với những người khác, từ đó kích thích khởi phát bệnh.

2.1 Yếu tố nguy cơ của bệnh viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên

Một số thể của viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên thường gặp ở các trẻ gái hơn so với các trẻ trai.

2.2 Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất của viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên bao gồm:

  • Đau khớp: đau là biểu hiện thường gặp, tuy nhiên trẻ có thể sẽ không kêu đau, nhưng cha mẹ nếu để ý sẽ thấy trẻ đi khập khiễng, đặc biệt là khi trẻ mới vừa ngủ dậy buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa dậy.
  • Sưng khớp: sưng khớp cũng là triệu chứng thường gặp nhưng dễ phát hiện được nhất ở các khớp lớn, chẳng hạn như khớp gối.
  • Cứng khớp: cha mẹ có thể quan sát thấy trẻ vụng về, khó cử động hơn bình thường, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ dậy.
  • Sốt, sưng hạch bạch huyết, nổi mẩn: ở một số trường hợp sốt cao, sưng hạch bạch huyết hoặc nổi mẩn ở thân mình có thể xảy ra, và thường nặng lên vào buổi tối.

Viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên có thể ảnh hưởng tới một hoặc nhiều khớp. Viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên gồm nhiều thể khác nhau, các thể chính hay gặp bao gồm thể hệ thống, thể ít khớp và thể đa khớp. Việc phân loại được tiến hành dựa trên các triệu chứng biểu hiện, số lượng khớp bị ảnh hưởng, và nếu sốt hoặc nổi mẩn là dấu hiệu nổi bật.

Cũng giống như các loại viêm khớp khác, viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên được đặc trưng bởi thời gian các triệu chứng bắt đầu xuất hiện và thời gian các triệu chứng biến mất.

3. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Khám
Cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng đau khớp, sưng khớp hoặc cứng khớp kéo dài hơn một tuần

Cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng đau khớp, sưng khớp hoặc cứng khớp kéo dài hơn một tuần, đặc biệt là khi trẻ có sốt kèm theo.

4. Chẩn đoán viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên

Chẩn đoán viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên đôi khi gặp khó khăn bởi đau khớp có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Không có xét nghiệm đơn độc nào khẳng định chẩn đoán, nhưng các xét nghiệm có thể giúp phân biệt các nguyên nhân gây ra dấu hiệu và triệu chứng tương tự.

4.1 Xét nghiệm máu

Các xét nghiệm máu thường được tiến hành trong các trường hợp nghi ngờ bao gồm:

  • Tốc độ máu lắng (erythrocyte sedimentation rate - ESR): tốc độ máu lắng tăng là chỉ dấu của tình trạng viêm. Đo tốc độ máu lắng là phương pháp cơ bản để xác định mức độ viêm.
  • Protein phản ứng C (C - reactive protein - CRP): xét nghiệm máu này cũng sử dụng để đo mức độ viêm nhưng sử dụng thang đo khác với tốc độ máu lắng.
  • Kháng thể kháng nhân (anti - nuclear antibodies - ANA): là các protein thường được sản xuất ra bởi hệ miễn dịch ở những người mắc một số bệnh tự miễn nhất định, bao gồm viêm khớp. Kháng thể kháng nhân là một chỉ dấu cho việc tăng nguy cơ viêm mắt.
  • Yếu tố thấp (rheumatoid factor - RF): kháng thể này thường được tìm thấy trong máu của trẻ mắc viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên.
  • Cyclic citrullinated peptide (CCP): giống như yếu tố thấp, cyclic citrullinated peptide là một loại kháng thể khác có thể tìm thấy trong máu của trẻ mắc viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên.

Ở nhiều trường hợp viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên có thể không phát hiện bất kỳ bất thường nào trong các xét nghiệm máu trên.

Xét nghiệm máu
Ở nhiều trường hợp viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên có thể không phát hiện bất kỳ bất thường nào trong các xét nghiệm máu trên

4.2 Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (magnetic resonance imaging - MRI) có thể được chỉ định để loại trừ các tình trạng như gãy xương, u, nhiễm khuẩn hoặc bất thường bẩm sinh.

Dù đã chẩn đoán xác định viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên nhưng các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh vẫn được tiếp tục sử dụng để theo dõi tình trạng phát triển xương và phát hiện các tổn thương khớp.

4.3 Điều trị viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên

Mục tiêu điều trị viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên là giúp trẻ duy trì được các hoạt động thể chất và xã hội một cách bình thường, bằng cách sử dụng kết hợp các thuốc giảm đau, giảm sưng, duy trì mức độ hoạt động và sức cơ tối đa, và phòng ngừa biến chứng.

Các thuốc điều trị hay sử dụng bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (nonsteroidal anti - inflammatory drugs - NSAIDs): có tác dụng giảm đau, giảm sưng, tuy nhiên có thể gặp tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.
  • Thuốc chống thấp (disease - modifying antirheumatic drugs - DMARDs): được chỉ định khi sử dụng đơn độc thuốc chống viêm không steroid không hiệu quả, hoặc có nguy cơ cao tổn thương khớp trong tương lai.
  • Tác nhân sinh học: đây là nhóm thuốc mới, giúp làm giảm viêm hệ thống và phòng ngừa tổn thương khớp.
  • Corticosteroid: có thể được chỉ định để kiểm soát các triệu chứng cho tới khi các thuốc khác có tác dụng.

BSCK I Nguyễn Hồng Phúc đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong Hồi Sức cấp cứu. Trước khi là Bác sĩ Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc, bác sĩ Phúc từng tại công tác tại các bệnh viện: Bệnh Viện Phổi Bắc Ninh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết thamkhảo nguồn: mayoclinic.org

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

276 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan