Kết quả xét nghiệm bạch cầu như thế nào là bị nhiễm trùng máu?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Tôi có đi khám sức khỏe xét nghiệm công thức máu với kết quả WBC 15.8 k/ul, NEUT 7.45, LYM 7.02 và MON 1.08. Đđây là các chỉ số bất thường, bác sĩ bảo tôi có bị nhiễm trùng nhưng tôi không có biểu hiện ho sốt gì nghiêm trọng. Vậy xin hỏi với kết quả xét nghiệm bạch cầu như thế nào là bị nhiễm trùng máu? Tôi rất mong được bác sĩ tư vấn, cảm ơn bác sĩ nhiều.

Lê Ánh Linh (1990)

Trả lời

Chào bạn,

Với câu hỏi: “Kết quả xét nghiệm bạch cầu như thế nào là bị nhiễm trùng máu?”, bác sĩ xin được giải đáp như sau:

Bạch cầu là loại tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể bao gồm 5 thành phần. Mỗi loại bạch cầu có khoảng tham chiếu riêng. Khi số lượng bạch cầu tăng và hoặc một thành phần của bạch cầu tăng đều có nguyên nhân. Để tìm nguyên nhân gây tăng bạch cầu cần khám lâm sàng, cận lâm sàng khác.

Để nhận biết được tình trạng nhiễm trùng bạn cần để ý các biểu hiện sau:

  • Da nhợt nhạt và lạnh.
  • Đi tiểu ít, nước tiểu đậm màu.
  • Tinh thần bất ổn.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
  • Khó thở.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc kết quả xét nghiệm bạch cầu như thế nào là bị nhiễm trùng máu, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra làm xét nghiệm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị Na - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • tăng bạch cầu đơn nhân
    Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn có nguy hiểm?

    Hầu hết các trường hợp tăng bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường không nghiêm trọng và dễ xử lý. Nhưng nếu bệnh không được xử trí phù hợp, các biến chứng có thể trở nên trầm trọng.

    Đọc thêm
  • Các hướng dẫn về viêm ruột thừa
    Các hướng dẫn về viêm ruột thừa

    Bệnh viêm ruột thừa là một bệnh lý ngoại khoa cấp tính thường gặp. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Haboxime
    Công dụng thuốc Haboxime

    Thuốc Haboxime thường được bác sĩ kê đơn sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da – mô mềm, nhiễm trùng máu,... Trong quá trình sử dụng Haboxime, bệnh nhân nên tuân thủ theo ...

    Đọc thêm
  • kilazo
    Công dụng thuốc Kilazo 1g

    Kilazo 1g thuộc danh mục thuốc điều trị chống viêm nhiễm. Khi dùng thuốc Kilazo 1g, bạn nên kiểm tra kỹ hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Sau đây là 1 vài chia sẻ giúp bạn đọc học rõ ...

    Đọc thêm
  • Jincetaxime 1g Inj
    Công dụng thuốc Jincetaxime 1g Inj

    Jincetaxime 1g là thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus, kháng nấm và chống nhiễm khuẩn. Thuốc có thành phần chính là Cefotaxim natri 1g, dạng bào chế bột pha tiêm. Sử dụng thuốc Jincetaxime có thể gây ra một ...

    Đọc thêm

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: