Công dụng thuốc Anzemet

Trong điều trị ung thư có rất nhiều giai đoạn mà người bệnh có thể buồn nôn do tác dụng phụ của thuốc hoặc hóa trị. Do đó để phòng ngừa và hạn chế tình trạng này, người bệnh có thể được chỉ định thuốc Anzemet với hoạt chất Dolasetron có tác dụng chống nôn.

1. Thuốc Anzemet công dụng như thế nào?

Thuốc Anzemet có hoạt chất chính là Dolasetron, hoạt động bằng cách ức chế tác dụng của serotonin- chất dẫn truyền hoá học gây buồn nôn nhằm phòng ngừa tình trạng nôn ói do quá trình điều trị ung thư bằng hóa chất. Tuy nhiên cần lưu ý rằng thuốc Anzemet không có tác dụng ngừa buồn nôn do xạ trị và không nên dùng Anzemet dạng viên uống để ngăn ngừa buồn nôn sau phẫu thuật do làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng, vì thế người bệnh nên sử dụng Dolasetron dạng tiêm.

2. Sử dụng thuốc Anzemet như thế nào?

Thuốc Anzemet thường được sử dụng theo đường uống có hoặc không kèm thức ăn trước 1 giờ khi bắt đầu điều trị ung thư bằng hoá trị. Trong khi đó nếu dùng Anzemet dạng tiêm có thể dùng trong khoảng 2 giờ trước khi phẫu thuật. Đối với trẻ em, liều lượng thuốc Anzemet sẽ tính theo cân nặng và được bác sĩ theo dõi liều điều trị, tuyệt đối không tự ý tăng liều nếu không đạt hiệu quả như mong muốn hoặc kéo dài thời gian uống thuốc lâu hơn so với chỉ định.

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Anzemet:

Cũng như các loại thuốc khác, sau khi sử dụng Anzemet bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Đau đầu, mệt mỏi
  • Tiêu chảy
  • Choáng váng hoặc chóng mặt
  • Đau bụng
  • Thay đổi thị lực
  • Đau ngực
  • Chóng mặt dữ dội hoặc ngất xỉu
  • Nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều
  • Hội chứng nhiễm độc serotonin máu: do thuốc Anzemet có khả năng làm tăng serotonin máu nên nếu bệnh nhân dùng kết hợp với các thuốc khác cũng làm tăng hoạt chất này có thể dẫn tới hội chứng này với các triệu chứng nghiêm trọng.
  • Anzemet hiếm khi gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi dùng để điều trị, tuy nhiên khi có các dấu hiệu nổi ban, ngứa, sưng môi da cũng cần liên hệ bác sĩ để được xử trí kịp thời

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Anzemet:

  • Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ khi có tiền sử dị ứng Dolasetron hoặc các thuốc ức chế serotonin chống buồn nôn khác (granisetron, ondansetron)
  • Dolasetron có thể ảnh hưởng đến nhịp tim (khoảng QT kéo dài) gây ra loạn nhịp hoặc tim không đều, ngất xỉu, chóng mặt nên cần thông báo với bác sĩ khi có bất cứ triệu chứng tương tự nào
  • Nồng độ kali hoặc magie thấp trong máu có thể làm tăng nguy cơ QT kéo dài đặc biệt ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc đang trong tình trạng mất nước (tiêu chảy, nôn mửa)
  • Trẻ em và người cao tuổi là các đối tượng nhạy cảm với các tác dụng phụ của Anzemet đặc biệt là khi có bệnh lý tim mạch kèm theo. Vì thế cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc Anzemet trên những bệnh nhân này.

4. Các tương tác thuốc với Anzemet:

Một số tương tác thuốc cần phải lưu ý khi sử dụng cùng với Anzemet gồm:

  • Apomorphine
  • Thuốc có thể làm chậm nhịp tim (chẹn beta như atenolol, chẹn calci như verapamil)
  • Thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim (kéo dài QT) như: amiodarone, dofetilide, flecainide, pimozide, procainamide, quinidin, ziprasidone.
  • Ma tuý, thuốc lắc, thuốc chống trầm cảm khi dùng chung với Anzemet có thể gây nên hội chứng ngộ độc serotonin

Trên đây là những công dụng chính của thuốc Anzemet. Việc chủ động tham khảo và nắm rõ những thông tin về thuốc sẽ giúp quá trình sử dụng được hiệu quả và an toàn hơn cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

129 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan